Thành phố Bắc Giang: Yêu cầu giáo viên cam kết không dạy thêm
Phòng GD&ĐT thành phố Bắc Giang (Bắc Giang) vừa có văn bản gửi Hiệu trưởng các trường tiểu học trên địa bàn, chấn chỉnh việc dạy thêm, học thêm.
Ảnh minh họa.
Văn bản của Phòng GD&ĐT nêu rõ, trên địa bàn thành phố Bắc Giang, hiện tượng giáo viên dạy thêm học sinh tiểu học diễn ra ở nhiều phường, xã, gây dư luận bức xúc trong nhân dân. Phòng GD&ĐT yêu cầu các trường không tổ chức dạy thêm, học thêm cho học sinh trong và ngoài nhà trường dưới bất kỳ hình thức nào.
Giáo viên phải chịu trách nhiệm trước nhà trường và cơ quan quản lý cấp trên nếu vi phạm quy định về dạy thêm, học thêm.
Giao Hiệu trưởng các trường tăng cường kiểm tra việc chấp hành quy định về dạy thêm, học thêm của giáo viên để kịp thời nắm bắt, có hình thức xử lý hoặc đề nghị cấp trên xử lý theo quy định.
Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước các cơ quan quản lý cấp trên nếu để xảy ra tình trạng giáo viên trường mình vi phạm quy định về dạy thêm, học thêm.
Đồng thời, tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các quy định về dạy thêm, học thêm đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong trường để hiểu và nắm vững các quy định.
Nhà trường cho giáo viên viết cam kết không tổ chức việc dạy thêm, học thêm tại trường và ở nhà; nếu vi phạm sẽ chịu hình thức xử lý theo quy định.
Thầy cô còn phải soạn giáo án theo mẫu của Bộ, học trò làm sao thoát Văn mẫu?
Không chỉ có chuyện Văn mẫu, mà "mẫu" có trong tất cả các môn học ở nền giáo dục hiện nay.
Dạy thêm, học thêm tràn lan, có thể nói đã và đang tác động tiêu cực lên giáo dục nói riêng và xã hội nói chung.
Chính nguồn thu từ dạy thêm, học thêm tràn lan, đã khiến người ta sẵn sàng bỏ ra hàng trăm triệu để "chạy biên chế", giáo viên "chạy" vào nghề không vì đam mê nghề nghiệp, mà chỉ vì vào để... dạy thêm.
Video đang HOT
Mất "vốn" mới vào được biên chế, vào rồi, giáo viên tìm mọi cách để "ép" học sinh đến lớp học thêm nhằm "gỡ vốn đầu tư"; dạy thêm càng phát triển, hình ảnh người thầy trong mắt học sinh, phụ huynh càng đi xuống, bức tranh giáo dục càng trở nên "tối".
Thực tế, cuộc sống của những giáo viên dạy thêm được thường cao hơn nhiều lần giáo viên không dạy thêm; vào bất cứ cơ sở giáo dục nào, chỉ cần nhìn phương tiện đến trường là biết giáo viên nào dạy thêm, giáo viên nào không. Tuy nhiên, cũng có trường hợp ngoại lệ, cũng có giáo viên "nhờ ông ngoại" mà có xe đẹp, nhưng rất ít.
Lương giáo viên thấp, khó xin việc, nên học sinh giỏi không muốn vào sư phạm; thế nhưng ngay cả bộ môn dạy thêm được, nếu bạn hỏi, chắc chắn học sinh sẽ nói thật, không muốn làm giàu bằng cách... dạy thêm. Nói cách khác, học sinh không muốn học thêm, dù học thêm làm cho mình được coi là "giỏi".
Dạy thêm, học thêm, đang khắc sâu "văn mẫu" vào học trò
Không chỉ có chuyện Văn mẫu, mà "mẫu" có trong tất cả các môn học ở nền giáo dục hiện nay.
Nào là Văn mẫu, Toán mẫu, Lý mẫu, ... quả thật "mẫu" đã triệt tiêu cảm xúc, sáng tạo của người học, của nguồn nhân lực tương lai, chủ nhân tương lai của đất nước.
Một người bạn chia sẻ chuyện nhà "Cháu mình tự học ở nhà, mình kèm được, không đi học thêm, khi bài giải toán, cháu ghi "Khối lượng gạo bà bán được trong ngày là: ..." bị cô giáo gạch, mà phải ghi là "Tổng số gạo bà bán được trong ngày là: ...", dù đáp số y như nhau, nhưng cháu chỉ được nửa số điểm, cháu thắc mắc, cô bảo giải bài không đúng ... mẫu; cháu buồn lắm, về đòi bố mẹ cho đi học thêm, để làm đúng "mẫu".
Giáo viên dạy thêm "mớm" đề kiểm tra, học sinh nào làm bài không giống "mẫu" mình đã dạy thì không thể đạt điểm tối đa, dù bài làm đúng; "Văn mẫu" trở thành cái roi lùa học sinh đến lớp học thêm, gây bất bình xã hội.
Chính học thêm, dạy thêm tràn lan đang khắc sâu "Văn mẫu, Toán mẫu, Lý mẫu, ..." vào học sinh, làm thui chột phẩm chất, năng lực sáng tạo của học trò, đồng phục giáo dục.
Giáo viên dạy thêm cũng theo văn mẫu, giáo án mẫu
Chân thành mà nói, cũng có giáo viên dạy thêm bằng phẩm chất, năng lực của mình; qua dạy thêm, họ truyền tải, kích thích được sự sáng tạo của học trò.
Giáo viên dạy thêm bằng phẩm chất, năng lực của mình, tuyệt đối không cần "giáo án", dạy từ trí tuệ, từ trái tim của mình, không bao giờ nhắc học sinh đóng tiền; giáo viên này có, nhưng con số này không nhiều; đại đa số đều dạy thêm theo "mẫu".
Giáo viên dạy theo "mẫu", bắt học sinh học theo "mẫu", làm theo "mẫu", chỉ cần thấy học sinh khác "mẫu" là biết không đi học thêm mình, không được đúng điểm theo đáp án, thật không còn xấu xí nào hơn.
Năm học chưa bắt đầu, thế nhưng không ít lời chào mời bán "bia kèm lạc", bán Kế hoạch bài dạy theo Công văn 5512 kèm... giáo án dạy thêm.
Rao bán giáo án dạy thêm, dạy chính khóa trên mạng Facebook. (Ảnh chụp màn hình)
Điều đáng buồn, chính Công văn 5512 đã và đang hình thành "thị trường" giáo án "mẫu", bao gồm cả dạy học chính khóa và cả dạy thêm... chính khóa.
Vô hình trung, chính Công văn 5512 đã và đang khuyến khích "mẫu", đi ngược lại chỉ đạo, mong muốn của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn về chấm dứt "văn mẫu" trong giáo dục.
Như vậy, để chấm dứt "văn mẫu" trong giáo dục như mong muốn của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, ngoài bỏ "mẫu" trong ra đề khảo thí, chúng ta còn phải triệt tiêu "văn mẫu" trong giáo án (kế hoạch bài dạy), kế hoạch giáo dục...
Rao bán giáo án dạy thêm, dạy chính khóa lớp 6 năm học 2021-2022 trên mạng Facebook dù năm học mới chưa khai giảng. (Ảnh chụp màn hình)
Chương trình lớp 6 năm nay mới thực hiện; năm học mới chưa khai giảng, vậy mà thị trường giáo án dạy thêm lớp 6 đã được hình thành và phát triển rầm rộ trên... mạng.
Những người bán giáo án dạy thêm lớp 6 đã "đi tắt, đón đầu" dự đoán chương trình lớp 6 mới, thị trường dạy thêm vẫn sẽ nhộn nhịp, bán giáo án dạy thêm lớp 6 sẽ... sống được.
Chương trình mới hướng đến phát triển phẩm chất, năng lực cho người học, thế nhưng nếu học sinh phải đi học thêm; nếu dạy thêm theo giáo án 'mẫu"; mục tiêu phát triển phẩm chất, năng lực cho người học chỉ... nằm trên giấy; chống "văn mẫu" chỉ nằm trên... "khẩu hiệu".
Vì thế, chống "văn mẫu" thì trước hết phải chống giáo án mẫu đi đôi với chống dạy thêm, học thêm tràn lan như hiện nay. Hay nói cách khác, thầy cô còn phải theo 1 mẫu giáo án chung của Bộ và còn dạy thêm, học thêm tràn lan như hiện nay, chống "văn mẫu" sẽ thất bại; mục tiêu phát triển phẩm chất, năng lực cho người học sẽ không thể trở thành hiện thực.
Ngoài dạy thêm theo giáo án mẫu, giáo viên dạy thêm còn khai thác nguồn học liệu "vô tận" từ hệ thống sách tham khảo, sách để học tốt, tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi,....
So với giáo án dạy thêm "mẫu", hệ thống sách tham khảo, sách để học tốt, tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi,.... "hoành tráng" và "quy mô" hơn nhiều về số lượng và phương thức đi vào "giỏ hàng" của học sinh.
Những "học liệu mẫu" để giáo viên dạy thêm khai thác, dạy thêm, học thêm tràn lan đó là sản phẩm của một số tác giả viết sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên biên soạn, nên rất "uy tín".
Giáo viên đi dạy trên lớp nhưng "giấu bài" để dạy thêm, các tác giả viết sách lại "giấu bài" để viết "sách dạy thêm"; một bên dạy thêm, một bên viết sách dạy thêm, mối quan hệ tuy hai nhưng là một.
Nếu chương trình mới vẫn còn đó hệ thống sách tham khảo, sách để học tốt, tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi,.... thì dạy thêm, học thêm tràn lan khó mà mất được, kiểm soát được. Giấc mơ trả lại tuổi thơ cho học sinh khi thực hiện chương trình mới... vẫn rất xa vời.
Ba chữ "yên" không chỉ dành cho bậc học Mầm non, ba chữ "yên" cũng cần thiết với bậc học phổ thông, khi học sinh luôn là những "đứa trẻ", là "mầm non" trong mắt của bất cứ bậc làm cha làm mẹ nào.
Học sinh đến lớp được yên vui, không bị những "cái roi" vô hình dồn ép; cha mẹ yên lòng khi con cái mình không mất hết tuổi thơ, mất hết ký ức trẻ con; suốt ngày hết học thêm chính khóa, tối lại đến học lớp học thêm nhà thầy.
Thầy cô công tác yên tâm, sống được bằng lương của mình, không phải đánh đổi nhân cách để nâng cao chất lượng cuộc sống bằng những hành vi thiếu chuẩn mực, dồn ép học sinh đi học thêm.
Cần lắm những chính sách, văn bản chỉ đạo của Bộ, bám sát cuộc sống; ngôn ngữ tường minh, không đa nghĩa, có tác dụng nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng cuộc sống nhà giáo, ai đọc cũng hiểu, không gây hiểu nhầm, không bị các cơ sở giáo dục "vận dụng" để làm khổ thầy cô.
Cùng với đó, chính sách, văn bản chỉ đạo của Bộ không tạo khuôn mẫu, hình thức; đảm bảo sự tự do sáng tạo cho nhà giáo.
Thầy cô tự do sáng tạo, mới có thể kích thích sáng tạo, hứng thú từ người học, biến chỉ đạo, mong ước của Bộ trưởng về loại trừ văn mẫu ra khỏi nền giáo dục thành sự thật.
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Bắc Giang tuyên dương giáo viên, học sinh có thành tích xuất sắc Sáng 13/8, UBND thành phố Bắc Giang tổ chức Lễ tuyên dương, khen thưởng HS, GV có thành tích xuất sắc trong kỳ thi quốc tế, chọn HSG các môn văn hóa, KHKT cấp quốc gia, cấp tỉnh, thành phố năm học 2020-2021. Khen thưởng em Ngô Thị Tuyết Mai - HS lớp trưởng lớp 9A1, Trường THCS Lê Quý Đôn thủ khoa...