Thành lập Trường Đại học Luật thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội
Theo quyết định về việc thành lập Trường Đại học Luật, trường sẽ được tổ chức và hoạt động dựa trên cơ chế tự chủ của cơ sở giáo dục đại học công lập.
Ngày 23/9/2022, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã ký Quyết định số 1124/QĐ-TTg về việc thành lập Trường ĐH Luật là trường đại học thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) trên cơ sở khoa Luật trực thuộc ĐHQGHN. Đây là trường đại học thành viên thứ 9 của ĐHQGHN.
Theo Quyết định thành lập, Trường ĐH Luật là cơ sở giáo dục đại học công lập thành viên của ĐHQGHN; thưc hiện tự chủ theo quy định của pháp luật; có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng; chịu sự quản lý trực tiếp của ĐHQGHN, quản lý Nhà nước về giáo dục đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và quản lý về lãnh thổ của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.
Như vậy, hiện nay ĐHQGHN có 12 đơn vị đào tạo đại học, gồm 9 trường đại học thành viên, 2 trường trực thuộc và 1 khoa trực thuộc là Khoa các khoa học liên ngành.
Khoa Luật (tiền thân là Khoa Pháp lý) thuộc Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 1087/QĐ ngày 30 tháng 7 năm 1976 của Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp (nay là Bộ GD&ĐT) – là cơ sở đào tạo đầu tiên và duy nhất của nước ta được giao nhiệm vụ chính trị “đào tạo cán bộ pháp lý bậc đại học” ở thời điểm đó.
Video đang HOT
Khoa Luật (tiền thân là Khoa Pháp lý) thuộc Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.
Từ năm 2000 đến nay, Khoa Luật là một đơn vị đào tạo và nghiên cứu khoa học (NCKH) trong lĩnh vực luật học, có con dấu và tài khoản riêng trực thuộc ĐHQGHN với định hướng phát triển thành Trường Đại học Luật là trường đại học thành viên của ĐHQGHN.
Trong suốt quá trình phát triển hơn 46 năm, Khoa Luật đã và đang từng bước khẳng định được vị thế, vai trò là một trong những trung tâm NCKH, đào tạo nguồn nhân lực pháp lý chất lượng cao, tư vấn chính sách pháp luật cho đất nước, đồng thời cũng là trung tâm nghiên cứu lớn về khoa học pháp lý cho ngành luật học Việt Nam. Với những thành tựu đó, Khoa Luật đã và đang được Đảng, Nhà nước và xã hội ghi nhận, tặng thưởng Huân chương Lao động Hạng Hai vào năm 2016.
Về ngành nghề và quy mô đào tạo, Khoa Luật đang triển khai đào tạo: 4 chương trình đào tạo đại học; 9 chương trình đào tạo thạc sĩ định hướng nghiên cứu và 05 chương trình đào tạo thạc sĩ theo định hướng ứng dụng; 6 chương trình đào tạo bậc tiến sĩ.
Tính đến đầu năm 2022, tổng số sinh viên chính quy là 3.228 (trong đó hệ đại học 2.099, bằng kép là 350), đào tạo thạc sĩ là 726 học viên, tiến sĩ là 53 nghiên cứu sinh.
Thêm nhiều trường đại học tăng mạnh học phí
Mới đây, Trường Đại học Luật Hà Nội đã ra thông báo tăng học phí gấp đôi đối với hệ đại trà cho năm học 2022-2023.
Trong khi đó, ĐH Quốc gia Hà Nội cũng tăng học phí từ mức 9,8 lên 12 triệu đồng/năm.
Cụ thể, trong đề án tuyển sinh năm 2022 của Trường Đại học Luật Hà Nội, mức học phí với sinh viên hệ chính quy lớp/khóa tuyển sinh từ năm học 2022-2023 là 572 nghìn đồng/tín chỉ cho hệ đại trà và 1,605 triệu đồng/tín chỉ cho hệ chất lượng cao.
Trước đó, trong năm học 2021-2022, mức thu đối với hệ đại trà là 280 nghìn đồng/tín chỉ và 990 nghìn đồng/tín chỉ với hệ chất lượng cao. Như vậy, học phí của Trường Đại học Luật Hà Nội đã tăng gấp đôi với hệ đại trà, trong khi học phí của hệ chất lượng cao tăng 62%.
Mức thu học phí của Trường Đại học Luật Hà Nội từ năm học 2022-2023
Tuy nhiên, Trường Đại học Luật Hà Nội cũng điều chỉnh học phí đối với các khóa tuyển sinh trước năm học 2022-2023. Cụ thể, đối với các lớp/khóa tuyển sinh từ năm học 2019-2020, mức thu học phí là 438.000 đồng/tín chỉ; các lớp/khóa tuyển sinh từ năm học 2019-2020 là 426.000 đồng/tín chỉ; các lớp/khóa từ năm học 2021-2022 là 429.000 đồng/tín chỉ. Phương thức thu đều là thu theo số tín chỉ mà sinh viên đã đăng kí trong kì.
Học phí của Trường Đại học Luật Hà Nội với sinh viên các khóa
Các trường thành viên của ĐH Quốc gia Hà Nội cũng vừa tăng học phí theo quy định chung. Theo đề án tuyển sinh năm 2022 của ĐH Quốc gia Hà Nội, học phí dự kiến với sinh viên chính quy các chương trình đào tạo chuẩn từ 12-24,5 triệu đồng/năm và từ 30-60 triệu đồng/năm với các chương trình đào tạo đặc thù, chương trình đào tạo chất lượng cao trình độ đại học. Trong khi đó, năm học 2021-2022 có mức học phí rơi vào khoảng 9,8 - 14,3 triệu đồng/ năm/ sinh viên.
Trường Đại học Kinh tế thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội dự kiến mức học phí năm học tới là 42 triệu đồng, tăng gấp 1,2 lần so với mức học phí 35 triệu đồng của khóa tuyển sinh năm 2021. Trong ba năm tiếp theo, trường tiếp tục tăng học phí thêm 2 triệu đồng mỗi năm. Đối với sinh viên đại học chính quy ngành Quản trị kinh doanh dành cho các tài năng thể thao, mức học phí dự kiến áp dụng cho khóa tuyển sinh năm 2022 là 98 triệu đồng/sinh viên/ khóa học (tương ứng 2,45 triệu đồng/tháng; 770 nghìn đồng/tín chỉ).
Mức học phí theo Đề án tuyển sinh của Trường Đại học Kinh tế - ĐH Quốc gia Hà Nội năm 2022
Hiệu trưởng trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội cũng vừa đã ra quyết định về việc quy định, định mức học phí đào tạo đại học, sau đại học năm học 2022-2023. Cụ thể, học phí Trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội năm học 2022-2023 đối với các chương trình đào tạo chuẩn, chất lượng cao có mức học phí cao nhất là 715 nghìn đồng/tín chỉ, cao hơn mức cũ 315 nghìn đồng là 2,26 lần.
Đại học Quốc gia Hà Nội: Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các tỉnh Nam Bộ Ngày 22/9, tại Đại học Quốc gia Hà Nội, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội Lê Quân chủ trì hội thảo với tổ công tác xây dựng đề án đào tạo lưu học sinh miền nam. Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội Lê Quân chủ trì Hội thảo. Dự kiến, đề án sẽ được Đại học Quốc gia Hà...