Thanh Hóa: Trên 3.000 HS phải đi đò ngang đến trường
Điều kiện địa hình phức tạp, chủ yếu ở các khu vực miền núi, hàng ngày trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có hàng ngàn em học sinh phải đến trường qua những chuyến đò ngang đầy bất trắc và hiểm nguy rình rập.
Theo thống kê của ngành GTVT và Giáo dục Thanh Hóa, hiện tại trên địa bàn tỉnh này có 109 phương tiện chở khách đò ngang hoạt động thường xuyên và được chính quyền cấp xã ở 17 huyện, thị xã, thành phố chấp thuận bằng việc hợp đồng với các chủ đò.
Học sinh xã Thạch Lâm, huyện miền núi Thạch Thành, Thanh Hóa đi bè mảng qua sông Bưởi đến trường.
Hàng ngày có khoảng 3.624 học sinh (HS) đi đò ngang đến trường, trong đó, 717 HS cấp tiểu học, 1.461 HS cấp THCS và 1.446 HS cấp THPT.
Video đang HOT
Hầu hết HS đi học bằng đò ngang chủ yếu tập trung ở các huyện miền núi như: huyện Cẩm Thủy có 6 đò ngang với gần 800 HS đến trường bằng đò ngang; huyện Như Thanh có 3 đò ngang với gần 300 HS; Bá Thước có 9 đò ngang với hơn 700 HS; Thường Xuân có 3 đò ngang với hơn 300 HS và nhiều nhất là huyện miền núi Quan Hóa có 27 đò ngang với hơn 1.300 HS các cấp.
Do điều kiện kinh tế của các địa phương nơi có bến đò còn nhiều khó khăn nên đa số các bến đò chưa được đầu tư xây dựng, nên việc lên xuống đò ngang của nhân dân gặp nhiều khó khăn, nhất là vào mùa mưa lũ.
Bên cạnh đó, các phương tiện chở khách sang sông chủ yếu là các phương tiện chưa đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn và chất lượng phương tiện. Nhiều phương tiện đã được sử dụng qua nhiều năm nên đã có biểu hiện xuống cấp. Tại nhiều địa phương, HS còn phải lội sông, lội suối hay đi bằng bè mảng qua sông rất nguy hiểm.
Trong thời gian qua, nhiều đơn vị, tổ chức, cá nhân và các cơ quan doanh nghiệp cũng đã có nhiều chương trình ủng hộ xây dựng cầu, cấp phát áo phao, đầu tư đò cho một số địa phương còn khó khăn để giúp các em HS đến trường được thuận lợi, an toàn. Để hỗ trợ, giúp đỡ các em HS ở những khu vực khó khăn, cần có sự chung tay góp sức nhiều hơn nữa của cộng đồng.
Theo DT
Đến trường trên lưng mẹ cha
Để đến được Trường tiểu học và THCS Hưng Trạch, mỗi ngày các em nhỏ bên kia sông Bùng, ở thôn Bồng Lai (Hưng Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình) phải nhờ mẹ cha cõng qua sông.
Vượt 40km từ TP Đồng Hới, rồi gần 4km đường đồi rừng nhiều ổ trâu lầy lội, qua các con đập ngấp nghé nước tràn bờ mới đến được thôn Bồng Lai. Tại đây, hằng ngày diễn ra cảnh những người mẹ, người cha cõng con, ông bà cõng cháu trên lưng, hay ẵm ngang hông để vượt qua dòng sông Bùng đến trường.
Ông Nguyễn Chiến Sự, trưởng thôn Bồng Lai, cho biết: "Hình ảnh này đã trở thành quen thuộc với người dân thôn Bồng Lai từ nhiều năm qua rồi". Cô bé Nguyễn Thị Hải, học lớp 5, kể: "Nhà cháu ở bên tê sông. Ngày mô mẹ cũng phải cõng cháu qua sông đi học. Khi mô nước sông thật cạn, bọn cháu mới tự lội qua, còn không thì sợ lắm, không đứa mô dám lội cả".
Trường tiểu học và THCS Hưng Trạch nằm lọt thỏm giữa cánh đồng mênh mông và đám cỏ cây. Trường có 116 học sinh tiểu học và 94 học sinh THCS, là con em của 270 hộ dân ở thôn Bồng Lai 1 và Bồng Lai 2 sống hai bên bờ sông Bùng. Thầy Dương Minh Thu, hiệu trưởng nhà trường, cho biết học sinh của trường hiện nay có hơn 100 em ở cả hai cấp sống bên kia sông Bùng.
Sông Bùng dài khoảng 25km, là một nhánh ở khu vực thượng nguồn chảy vào sông Son nên quanh năm người dân Bồng Lai luôn phải đối mặt với nước lũ. Nhiều cụ già sống ở đây cho biết sông thường xuyên thay đổi thất thường trong ngày.
Thôn Bồng Lai có hơn 1.200 người chủ yếu sống bằng nghề làm ruộng, trồng sắn (khoai mì), bắp trên rẫy và đi rừng lấy lá nón. 50% người dân ấy đang sống bên kia sông Bùng. Nghĩa là con em họ đến trường học đều phải được cha mẹ đưa qua sông Bùng. Chị Hòa tâm sự: "Không muốn đời con cháu vất vả như mình nên bầy tui phải cố gắng thôi. Nhưng cũng cực khổ lắm. Vì buổi sáng cõng con qua sông, lúc đón con về được thì trời đã gần trưa, vậy là sắp hết nửa ngày công làm ăn. Quanh năm như rứa nên chẳng còn mấy thời gian để lo ruộng rẫy".
Ông Trần Khánh Hòa, trưởng Phòng Giáo dục - đào tạo huyện Bố Trạch, cho biết tình trạng học sinh vượt sông đến trường đã diễn ra nhiều năm ở thôn Bồng Lai, nhưng do điều kiện của ngành và địa phương còn quá khó khăn nên vừa qua chỉ cấp được cho các em áo phao, đò ngang...
Theo BDVN
"Đường đến trường xa lắm!" "Mùa nắng, tụi em đi đng cầu dới sông AVơng, mất gần một tiếng đồng hồ mới đến trng; còn tri ma thì phải vòng đng rừng, xa lắm! Nếu học buổi sáng thì phải dậy từ 4-5 gi, rồi nắm cơm đi học; buổi chiều về đến nhà là tri đã tối mịt...". Để đến trng học tập, từ nhiều năm nay,...