Thanh Hóa tích cực xây dựng kế hoạch tuyển dụng giáo viên cho năm học mới
Trên cơ sở số lượng biên chế được bổ sung là 1.681 chỉ tiêu cho năm học 2022 – 2023, thực hiện nhiệm vụ Ủy ban nhân dân tỉnh giao, Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa đã tích cực phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Tài chính tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc phân bổ chỉ tiêu biên chế bổ sung cho các địa phương.
Hướng dẫn trẻ vệ sinh tay sạch sẽ để phòng chống dịch COVID-19 tại Trường Mầm non Thanh Xuân Nam, phường Đông Hương, thành phố Thanh Hóa. Ảnh tư liệu: Hoa Mai/TTXVN
Trong số này, cấp mầm non là 818 biên chế, tiểu học 695 biên chế, trung học cơ sở 137 biên chế và trung học phổ thông 31 biên chế. Việc phân bổ chỉ tiêu biên chế bổ sung được thực hiện theo hướng: đối với mầm non, ưu tiên phân bổ cho các huyện, thị xã, thành phố đang còn giáo viên mầm non đã hợp đồng lao động theo Nghị định số 06/2018/NĐ-CP, hiện nay đang tạm thời hợp đồng lao động hoặc hợp đồng lao động theo Nghị quyết số 102/NQ-CP của Chính phủ về giải pháp đối với biên chế sự nghiệp giáo dục và y tế. Đối với khối phổ thông, ưu tiên cho các đơn vị khó khăn, thiếu nhiều giáo viên.
Nếu còn chỉ tiêu, thực hiện việc phân bổ theo tỷ lệ chung, bảo đảm công bằng, khách quan. Riêng khối các đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa sẽ phân bổ hết chỉ tiêu biên chế được giao bổ sung, gồm 31 biên chế cho trung học phổ thông và 16 biên chế cho cấp trung học cơ sở trong trường 2 cấp học trung học cơ sở và trung học phổ thông cho các đơn vị có tỷ lệ giáo viên/lớp còn thấp so với mặt bằng chung của các trường trên địa bàn tỉnh.
Trước mắt, Sở Giáo dục và Đào tạo các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch tuyển dụng hết số chỉ tiêu biên chế đã được tỉnh giao năm 2022, trong đó lưu ý ưu tiên tuyển dụng giáo viên các môn Văn hóa, Tin học, Ngoại ngữ (cấp tiểu học), giáo viên Âm nhạc, Mỹ thuật (trung học phổ thông) để kịp thời đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Căn cứ vào quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong năm học 2022 – 2023, toàn tỉnh Thanh Hóa thiếu 10.276 giáo viên (mầm non thiếu 4.510, tiểu học thiếu 4.011, trung học cơ sở thiếu 1.377, trung học phổ thông thiếu 378 giáo viên) và căn cứ quy định của tỉnh, toàn tỉnh thiếu 6.484 giáo viên (mầm non thiếu 2.036, tiểu học thiếu 3.241, trung học cơ sở thiếu 974, trung học phổ thông thiếu 233 giáo viên).
Nữ sinh nghèo xứ Thanh đạt 29,25 điểm trước nguy cơ không thể theo học đại học
Ước mơ trở thành cô giáo từ thuở nhỏ nhưng nữ sinh dân tộc Mường ở huyện Thạch Thành (Thanh Hóa) có nguy cơ không thể theo học đại học vì hoàn cảnh gia đình quá éo le, cơ cực.
Đó là nữ sinh Nguyễn Thị Thúy (18 tuổi), ngụ ở thôn Thạch Lỗi (Thành Tân, Thạch Thành) cựu học sinh Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Thanh Hóa trong Kỳ thi THPT vừa qua số điểm khối C00 28,75 điểm và khối C19 đạt 29,25.
Video đang HOT
Nuôi dưỡng ước mơ cho con từ cuộc sống cơ cực của người mẹ nghèo
Từ lúc chào đời vào năm 2004, Thúy sống trong vòng tay yêu thương của người mẹ tần tảo lam lũ ở huyện miền núi Thạch Thành (Thanh Hóa) nhưng thiếu đi tình cảm đùm bọc của người cha.
Mỗi ngày trôi qua, Thúy và mẹ sống trong căn nhà lợp tranh xiêu vẹo, dột nát chênh vênh bên sườn núi Thạch Lỗi (Thành Tân). Mùa mưa sợ nước cuốn trôi sạt lở qua nhà, mùa đông lạnh thấu da thịt. Cuộc sống mưu sinh bữa no, bữa đói cùng cực.
Khuôn mặt sạm đen vì nắng gió sau bao năm lăn lộn với đồng ruộng, mò cua bắt ốc của người mẹ lam lũ ấy vẫn từng ngày, từng ngày mưu sinh nhen lên hy vọng để cho con gái được đến trường, để bù đắp thiệt thòi cho đứa con của mình thiếu vắng tình cha.
Bên bậu cửa, người mẹ lam lũ là Nguyễn Thị Long (50 tuổi) kể về những ngày Thúy còn đỏ hỏn thì chồng bà đã bỏ đi để lại 2 mẹ con bơ vơ, chông chênh giữa cuộc đời. Sống căn nhà tranh vừa làm bếp, vừa làm chỗ ngủ cho hai mẹ con.
Bà Nguyễn Thị Long ngày ngày đi làm thuê, tranh thủ thời gian đi mò cua bắt ốc để nuôi dưỡng khát khao của con trở thành cô giáo dạy văn. Ảnh: ĐẶNG TRUNG
Những đêm đông dài lê thê lạnh lẽo, nghèo đến mức chỉ có tấm chăn mỏng manh kéo đắp không đủ sưởi ấm cho con. Và mỗi đêm như thế, bà ôm con vào lòng để sưởi ấm, nước mắt bà lại rơi xuống trong đêm mùa đông tối mịt, nhưng rồi bà tự động viên cố gắng để nuôi Thúy trưởng thành.
Thấu cảm cho cảnh hai mẹ con côi cút khổ sở, mới đây người dân và chính quyền địa phương vừa chung tay hỗ trợ dựng lên căn nhà 15m2 để bớt đi phần nào đó nguy hiểm mỗi khi mùa mưa bão về.
Trong căn nhà ấy, những thành viên trong đoàn chúng thăm nhà nữ sinh Thúy ai ai cũng bùi ngùi, thương cảm bởi gia cảnh cùng cực, ngoài chiếc giường ngủ, vài bao lúa, những bộ quần áo sờn vai, bạc màu là có giá trị nhất.
Bà Long kể, những năm gần đây cuộc sống cũng đỡ hơn chút khi không còn phải ăn độn như những năm trước nữa. Mỗi tháng cũng dành dụm được ít tiền từ từ đi làm thuê, thời gian không có việc thì tranh thủ đi mò cua, bắt ốc, nhổ cỏ có ngày được vài chục ngàn đồng để lo cho con gái ăn học hết cấp học phổ thông.
Khi nói về thành tích của con gái đạt số điểm 29,25, bà Nguyễn Thị Long phần mừng phần tủi, mừng vì thành tích của con, nhưng tủi vì nhà quá nghèo. "Bởi vì đến cả căn nhà cấp 4 rộng chừng 15m2 của hai mẹ con ở phải có xã hội từ thiện xây nên, nên tôi cũng chưa biết xoay sở ra sao để cho cháu tiếp tục học đại học", giọng bà Long nghẹn lại.
Nữ sinh dân tộc Mường mong ước trở thành cô giáo dạy văn
Nữ sinh Thúy ngồi bên mẹ, nắm đôi bàn tay chai sần gầy guộc mẹ thỉnh thoảng rớt nước mắt khi kể lại hành trình về sự nỗ lực của chính em.
"Từ nhỏ em lớn lên trong vòng tay mẹ và chưa một lần gặp cha. Mẹ tần tảo, lam lũ ngày đêm để lo cho em từng cái cặp, quyển vở, cây bút. Đêm nào cũng vậy, mẹ luôn động viên em cố gắng học để sau này bớt khổ hơn, đừng để phải khổ như mẹ.
Càng lớn lên, chứng kiến cảnh mẹ hàng ngày dầm mình dưới sông mò cua bắt ốc kiếm ăn từng bữa em càng cảm thấy thương mẹ và chỉ biết nỗ lực học tập và với em học tốt hơn chính là mong mẹ được vui vẻ hơn.
"Con đã lớn rồi mẹ, mẹ đừng lo nhiều nữa nhé, con sẽ cố hơn nữa!", nữ sinh Thúy động viên mẹ dù tương lai phía trước đã thấy, nhưng chưa đi qua những năm tháng cơ cực của cuộc đời. Ảnh: Đ. TRUNG
12 năm học em luôn cố gắng nên năm nào cũng là học sinh giỏi ở các cấp và từng đoạt giải Khuyến khích môn Ngữ văn, tại kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh năm lớp 9 và năm học 2021-2022 em đoạt giải Khuyến khích môn Văn lớp 12.
Thương và lo cho mẹ vất vả, nên em quyết định đăng ký xétt tuyển vào Trường Đại học sự phạm 1 Hà Nội để giảm tiền học phí. Trong kỳ thi THPT vừa qua, khối C19 em đạt số điểm 29,25 (Văn Học 9,25, Lịch Sử 10, Công Dân 10) và 28,75 khối C00 (Văn-Sử-Địa).
Sau kỳ thi, thấy mẹ vất vả nên em và có tiếp tục theo đuổi ước mơ trở thành cô giáo dạy văn nên xin làm công nhân tại một công ty sản xuất đèn Led ở Hà Nam dù số tiền không nhiều nhưng cũng có thể trang phụ giúp mẹ để trang trải tiền học hành.
Em vẫn luôn có một khát khao cháy bỏng là được đi học, được bước chân vào giảng đường đại học như các bạn cùng trang lứa, nhưng hiện tại em do gia đình quá nghèo nên em chưa biết phải làm sao nữa", Thúy lén gạt giọt nước mắt đã lăn dài trên gò má, đôi mắt Thúy hướng lên bầu trời xanh với niềm hy vọng về một tương lai mới.
Phó Hiệu trưởng Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Thanh Hóa bà Bùi Thị Kiều Oanh cùng đoàn thể chính quyền địa phương trao món quà nhỏ động viên Thúy tiếp tục đến với giảng đường đại học. Ảnh: Đ.TRUNG
Phó Hiệu trưởng Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Thanh Hóa- bà Bùi Thị Kiều Oanh cho biết, kể từ khi vào học lớp 10 của trường, biết em có hoàn cảnh đặc biệt nghèo khó nên nhà trường đã huy động các đoàn thể, thầy cô hỗ trợ giúp đỡ để em Thúy không bỏ học giữa chừng. Nhưng với em Thúy luôn có một ý chí vượt khó vươn lên học tập, vì thế suốt 3 năm theo học em luôn là học sinh top đầu của nhà trường.
"Biết tin em đạt với số điểm gần như tuyệt đối nên nhà trường cùng các đoàn thể cũng đã hỗ trợ em một phần quà nho nhỏ để động viên em một phần nào đó để tiếp tục theo đuổi ước mơ vào đại học, mong cho em sau này có tương lai rộng mở hơn, bớt cơ cực, nghèo khổ hơn", bà Oanh chia sẻ.
Nữ giáo viên người Mông và hành trình 'rèn' phát âm cho trẻ Nữ giáo viên người Mông đã luôn trăn trở và tìm ra phương pháp 'rèn' phát âm cho học sinh (HS) tiểu học, để các em đọc chuẩn tiếng phổ thông. Đó là cô Sung Thị Pa Nhia, giáo viên Trường Tiểu học Pù Nhi (Mường Lát, Thanh Hóa). Cô giáo Sung Thị Pa Nhia đang hướng dẫn học sinh cách phát âm...