Thanh Hóa: Hơn 4.000 giáo viên dạy lớp 1 sẽ được cấp tài khoản miễn phí dạy trực tuyến
Sở GD&ĐT tỉnh Thanh Hóa đang khẩn trương hoàn thiện các điều kiện để cấp tài khoản miễn phí cho giáo viên dạy trực tuyến.
Giáo viên dạy lớp 1 ở tỉnh Thanh Hóa sẽ được cấp tài khoản miễn phí để dạy học trực tuyến.
Theo thông tin từ Sở GD&ĐT Thanh Hóa, đến thời điểm này, Sở vừa mới lập danh sách và chuyển qua cho Công ty Viettel để đơn vị này cấp tài khoản miễn phí cho từng giáo viên.
Thống kê của Sở Phòng giáo dục Tiểu học, Sở GD&ĐT Thanh Hóa, cho biết: Hiện nay, toàn tỉnh đang có hơn 4.000 giáo viên dạy khối lớp 1. Để thực hiện đề án cấp tài khoản dạy miễn phí cho số giáo viên này, Sở đã chỉ đạo các nhà trường cử giáo viên viên cốt cán đi tập huấn chương trình dạy trực tuyến.
Cũng theo Phòng giáo dục Tiểu học Sở GD&ĐT Thanh Hóa, chỉ tính riêng khối giáo viên tiểu học của tỉnh này, đã có hơn 13.000 người. Những giáo viên cốt cán của các trường học sẽ được đi tập huấn ở Trung ương. Sau đó, họ về trường và tập huấn tại chỗ cho tất cả giáo viên trong trường.
Video đang HOT
Theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, thì sẽ có 100% giáo viên được học chương trình giáo dục phổ thông mới và cấp tài khoản cho từng người để dạy trực tuyến. Riêng giáo viên khối lớp 1, sẽ được cấp tài khoản miễn phí.
Một buổi dạy trực tuyến của giáo viên Trường Tiểu học Đông Vệ 1, TP.Thanh Hóa.
“Trước hết, theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, đối với giáo viên dạy lớp 1, bao gồm cả giáo viên dạy văn hóa và giáo viên dạy các môn đặc thù, đều được cấp tài khoản miễn phí. Tuy nhiên, hiện tại Sở GD&ĐT Thanh Hóa đang phải chờ phía Công ty Viettel lập xong số tài khoản, lúc đó giáo viên mới sử dụng phần mềm dạy trực tuyến”, bà Nguyễn Thị Diệp – Phòng Giáo dục Tiểu học, sở GD&ĐT Thanh Hóa cho biết thêm.
Dự kiến, trước ngày 30/7, Công ty Viettel sẽ phải hoàn thành việc cấp tài khoản miễn phí cho giáo viên dạy trực tuyến của khối lớp 1.
Về việc thực hiền đề án cấp tài khoản miễn phí cho giáo viên từ bậc Tiểu học đến THPT trong năm 2020 này, hiện tại Sở GD&ĐT Thanh Hóa đang lập đề án, sau đó trình lên UBND tỉnh để xin cấp kinh phí.
Bởi lẽ, đây là một đề án mang tính khoa học, cấp thiết theo chương trình chuyển đổi giáo dục chung của cả nước. Do đó, sẽ phải mất một thời gian dài và nguồn kinh phí phục vụ đề án cũng không phải là ít.
Ninh Bình hoàn thành việc lựa chọn sách giáo khoa lớp 1
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Bình, đến thời điểm này, công tác lựa chọn sách giáo khoa lớp 1 năm học 2020 - 2021 của tỉnh đã hoàn thành đúng thời gian quy định.
Theo đó, ba bộ sách được phần lớn các trường Tiểu học tại địa phương ưu tiên lựa chọn gồm: bộ Kết nối tri thức với cuộc sống và bộ Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam; bộ sách Cánh Diều của Nhà xuất bản Đại học Sư phạm và Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, các trường Tiểu học Ninh Bình đã hoàn thành việc lựa chọn sách tiếng Anh lớp 1 với phần lớn các trường lựa chọn sách Tiếng Anh 1 (I-Iearn Smart Start) do Nguyễn Thị Ngọc Quyên chủ biên (Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh).
Tại Trường Tiểu học Ninh Mỹ, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, ngay khi nhận được hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Bình về các tiêu chí chọn sách giáo khoa lớp 1, nhà trường đã thành lập Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa gồm các tổ chuyên môn, các thầy, cô giáo để nghiên cứu, đánh giá, tiến hành bỏ phiếu lựa chọn các môn học của bộ sách đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt. Tiêu chí lựa chọn là đảm bảo đạt hiệu quả, thiết thực nhất đối với học sinh địa phương, đồng thời giúp đảm bảo công tác dạy và học đạt hiệu quả tốt nhất. Kết quả, nhà trường đã lựa chọn bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống để áp dụng dạy học cho học sinh trong năm học tới.
Hiệu trưởng Trường Tiểu học Ninh Mỹ Phạm Thị Thúy Hòa cho biết, chương trình sách giáo khoa mới cần áp dụng học liệu điện tử. Tuy nhiên, đến nay, nhà trường vẫn chưa nhận được thông báo hay hướng dẫn các trường về việc đầu tư cơ sở vật chất phục vụ việc dạy và học. Hiện, nhà trường mới chỉ có một phòng học lớp 1 có ti vi màn hình lớn nên nếu áp dụng chương trình mới sẽ rất khó cho giáo viên, học sinh trong việc dạy và học. Vì thế, bà Hòa mong muốn Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh sớm có hướng dẫn, thông báo để việc thực hiện chương trình sách giáo khoa mới đạt hiệu quả cao.
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Bình, hiện toàn tỉnh Ninh Bình có 148 trường Tiểu học và trên 800 giáo viên dạy lớp 1. Để công tác dạy và học chương trình sách giáo khoa mới đạt hiệu quả cao, Sở đã mời các tác giả của các bộ sách về địa phương để tổ chức các buổi tập huấn cho giáo viên lớp 1 về nội dung của sách giáo khoa, giúp các trường và giáo viên sẵn sàng triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới đạt hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó, nhằm đảm bảo đủ lượng sách, Sở đã tổng hợp và liên hệ với đơn vị xuất bản để in ấn, cung ứng đầy đủ, đồng bộ, kịp thời trước năm học mới.
Ông Đỗ Văn Thông, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Bình cho biết, chương trình giáo dục phổ thông mới được các nhà trường và thầy cô giáo địa phương hào hứng thực hiện. Bên cạnh đó, với việc lựa chọn sách giáo khoa, UBND tỉnh Ninh Bình đã đưa ra các tiêu chí cụ thể để hướng dẫn các nhà trường, thầy cô giáo dễ dàng chọn lựa các bộ sách như: nội dung sách giáo khoa phải đảm bảo tính kế thừa, phù hợp với truyền thống văn hóa, lịch sử, địa lý của Ninh Bình; đồng thời phù hợp với đối tượng học sinh theo từng huyện, thành phố, với điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị tại cơ sở giáo dục.
Ngoài ra, UBND tỉnh Ninh Bình yêu cầu các tiêu chí: hình ảnh, chữ viết phải hài hòa; các logo, biểu tượng hướng dẫn các hoạt động học phải rõ ràng, dễ hiểu; nội dung sách tạo điều kiện để cha mẹ học sinh có thể tham khảo, hỗ trợ học sinh tự học tại nhà. Sách phải có giá bán hợp lý phù hợp với điều kiện kinh tế của tỉnh. Ngành Giáo dục địa phương cụ thể hóa các tiêu chí này bằng điểm số và hướng dẫn, giám sát, kiểm tra việc lựa chọn sách giáo khoa đảm bảo đúng quy trình và hiệu quả.
Tuy vậy, đây là lần đầu tiên việc chọn sách giáo khoa được thực hiện nên các trường học trên địa bàn tỉnh Ninh Bình còn có những bỡ ngỡ ban đầu. Bên cạnh đó, thời điểm lựa chọn sách giáo khoa đúng vào thời điểm giãn cách xã hội do dịch COVID-19 nên đã ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện lựa chọn sách giáo khoa. Vượt qua những khó khăn đó, đến nay, 100% các trường Tiểu học tại địa phương đã lựa chọn được những bộ sách phù hợp để áp dụng dạy và học trong năm học tới.
Thời gian tới, nhằm thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông mới, Sở kiến nghị với Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các nhà xuất bản phải đảm bảo đúng thời gian, tiến độ cùng chủng loại sách giáo khoa để phục vụ năm học mới và tăng cường công tác tập huấn cho nhà trường, thầy cô giáo và ngành Giáo dục địa phương để đảm bảo chất lượng phục vụ cho việc triển khai chương trình ngay trong năm học tới. Sở đã kiến nghị tỉnh Ninh Bình chỉ đạo các huyện, thành phố tích cực tu sửa cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học trong nhà trường để công tác dạy và học đạt hiệu quả cao nhất.
TPHCM: Đảm bảo giáo viên lớp 1 năm học 2020-2021 được bồi dưỡng đại trà Sở GD-ĐT TP.HCM vừa có thông báo về kết luận và chỉ đạo của ông Lê Hồng Sơn Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM tại hội nghị giao ban công tác chuyên môn lần 2 năm học 2019-2020. Giáo viên tham gia tập huấn chương trình giáo dục phổ thông 2018. Ảnh minh hoạ Liên quan đến việc triển khai thực hiện chương trình...