Thanh Hóa: Hơn 3.600 con trâu, bò mắc bệnh viêm da nổi cục, phải tiêu hủy 230 con
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Thanh Hóa, đến ngày 13/4, toàn tỉnh có 3.619 con trâu, bò ở 21 huyện, thị xã, thành phố bị mắc bệnh viêm da nổi cục.
Thanh Hóa đã có 3.619 con trâu, bò mắc bệnh viêm da nổi cục.
Theo báo cáo của Sở NN&PTNT Thanh Hóa, tính đến 16h ngày 13/4 trên địa bàn tỉnh đã có 3.619 con trâu, bò của 2.875 hộ chăn nuôi tại 552 thôn, 175 xã của 21 huyện, thị xã, thành phố bị mắc bệnh Viêm da nổi cục (VDNC) và buộc phải tiêu hủy 230 con.
Trong đó, các địa phương có số trâu, bò mắc bệnh nhiều như: thị xã Nghi Sơn (1.425 con), huyện Yên Định (1.030 con), Nông Cống (403 con), Thọ Xuân (258 con), Nga Sơn (70 con), Ngọc Lặc (74 con), Hoằng Hóa (70 con)…
Video đang HOT
Cơ quan chức năng đã phải tiêu hủy 230 con trâu, bò mắc bệnh viêm da nổi cục.
Ngay sau khi có thông tin dịch bệnh, Sở NN&PTNT Thanh Hóa, Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã làm việc với các địa phương có dịch để triển khai công tác phòng, chống dịch và cử cán bộ chuyên môn trực tiếp bám sát địa bàn để phòng, chống dịch.
Ngoài ra, việc thành lập tổ công tác để điều tra tổng đàn, nắm bắt tình hình, tổ chức tiêm phòng bao vây vắc xin cho đàn trâu, bò tại vùng đệm, vùng bị uy hiếp và vùng dịch, cơ quan chức năng nghiêm cấm việc buôn bán, vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ trâu, bò trên địa bàn xã, phường có dịch.
Bên cạnh đó, thành lập các chốt kiểm soát, tổ kiểm soát lưu động trên các tuyến giao thông ra vào địa bàn túc trực 24/24 để phòng, chống dịch; đồng thời tổ chức thực hiện việc phun tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi, chuồng trại, đường làng, ngõ xóm, bãi chăn thả tại các thôn có dịch 2 ngày/lần, các thôn chưa có dịch tiêu độc 3 ngày/1 lần bằng các loại hóa chất sát trùng…
Ông Đặng Văn Hiệp, Chi cục trưởng Chăn nuôi và Thú y Thanh Hóa cho biết: “Người ăn hay không ăn thịt trâu, bò bị bệnh thì sợ nhất bệnh nền, còn bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò chỉ lây sang trâu, bò với nhau chứ không lây sang người”.
Về các biện pháp phòng, chống dịch, đến thời điểm 16h ngày 13/4, các địa phương trên toàn tỉnh đã tiến hành tiêm được tổng số vắc xin cho 221.425 con trâu, bò.
Hiện nay các ngành chức năng cũng đã công bố hết dịch đối với xã Ninh Khang, huyện Vĩnh Lộc.
Hơn 3 tấn cá nuôi lồng chết bất thường trên sông Mã
Trong ít ngày, gần 3,4 tấn cá nuôi lồng của 71 hộ dân dọc sông Mã (đoạn qua huyện Bá Thước, Thanh Hóa) chết bất thường. Cơ quan chức năng đã vào cuộc điều tra.
Ngày 19/3, ông Lê Quang Huy, Phó chủ tịch UBND huyện Bá Thước (Thanh Hóa), cho biết huyện đã có chỉ đạo về việc làm rõ hiện tượng cá chết bất thường trên sông Mã, đoạn qua địa bàn.
Cụ thể, UBND huyện này chỉ đạo Phòng NN&PTNT báo cáo và đề xuất Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh hỗ trợ tổ chức điều tra, lấy mẫu xét nghiệm nguyên nhân chết của các loại cá, tôm tự nhiên và nuôi trong lồng bè của người dân.
Cá nuôi lồng trên sông Mã chết bất thường. Ảnh: Người dân cung cấp.
Theo người dân, cá chết bất thường xảy ra từ ngày 14/3 đến nay. Lúc đầu, cá chết lẻ tẻ, sau đó đồng loạt xảy ra ở nhiều lồng của các hộ khác nhau thuộc thị trấn Cành Nàng, các xã Ái Thượng, Hạ Trung.
Thời điểm đó, nước sông có màu đen, không có tảo, thủy sản tự nhiên trên sông Mã như cá leo, tôm, cua... cũng chết lác đác.
Theo báo cáo mới nhất của UBND huyện Bá Thước, đến 16h ngày 18/3, có 71 hộ nuôi với 114 lồng, bè có cá bị chết với tổng khối lượng gần 3,4 tấn, tập trung tại thị trấn Cành Nàng, các xã Ái Thượng và Hạ Trung.
Sau khi nhận thông tin, đoàn công tác của Sở NN&PTNT tỉnh Thanh Hóa đã xuống địa bàn lấy mẫu nước, bệnh phẩm gửi Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản phân tích, xét nghiệm để xác định nguyên nhân.
Người dân điêu đứng vì hàng tấn cá chết trắng. Ảnh: Người dân cung cấp.
Các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương đang tiếp tục kiểm tra, rà soát các hộ nuôi cá lồng trên địa bàn; hướng dẫn người nuôi theo dõi và chăm sóc cá nuôi hàng ngày, vệ sinh lồng để lưu thông dòng chảy, dùng máy sục khí, máy bơm nước để tăng hàm lượng oxy hòa tan.
Cơ quan chức năng khuyến cáo người nuôi thường xuyên theo dõi về chất lượng nước trên sông Mã. Khi thấy nguồn nước có dấu hiệu bị ảnh hưởng, tác động đến sức khỏe cá nuôi, người dân cần di chuyển lồng nuôi đến khu vực tốt hơn để giảm thiểu thiệt hại.
Nguyên nhân ngao chết hàng loạt, gây thiệt hại hàng trăm triệu đồng cho ngư dân Ngành chức năng kết luận, nguyên nhân khiến ngao nuôi chết trắng bãi trên bờ biển thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) là do hiện tượng tảo nở hoa. Theo phản ánh của người dân, từ ngày 1/3, ngao của 5 hộ nuôi, tổng diện tích nuôi là 3,8ha ở các phường Hải Ninh và Hải Châu, thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa)...