Vụ vỡ kênh ở Thanh Hóa: Thông dòng nước phục vụ vụ chiêm xuân
Cơ quan chức năng đã cấp nước phục vụ sản xuất vụ chiêm xuân cho khoảng 30.000 ha tại vùng hạ lưu Thanh Hóa sau sự cố vỡ kênh Bắc sông Chu-Nam sông Mã.
16h chiều 5/1, đại diện Bộ NN&PTNT, Tổng Cục thủy lợi, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có mặt tại kênh Bắc sông Chu-Nam sông Mã để chứng kiến việc thông dòng nước trở lại sau 10 ngày xảy ra sự cố vỡ kênh Bắc sông Chu-Nam sông Mã phục vụ tưới tiêu cho vụ chiêm xuân 2021.
Chiều 5/1 chính thức thông dòng chảy trở lại phục vụ tưới tiêu vụ chiêm xuân sau vụ vỡ kênh Bắc sông Chu-Nam sông Mã
Ông Trần Văn Tỉnh, Giám đốc Ban quản lý đầu tư xây dựng thủy lợi 3 (Bộ NN&PTNT) cho biết: Ngay sau khi sự cố xảy ra đơn vị đã huy động 8 máy múc, 3 máy ủi, 3 máy lu, 40 ô tô các loại và huy động 60 công nhân thực hiện công việc liên tục 24/24h tại hiện trường từ ngày 29/12 đến ngày 5/1 thì hoàn thiện khối lượng công trình.
“Sự cố xảy ra ngoài mong muốn gây ảnh hưởng đến việc sản xuất của người dân ở vùng hạ lưu chúng tôi công ty vận hành sản xuất xin lỗi bà con và sẽ cố gắng phục vụ nước tưới tiêu cho bà con trong vòng 1 tháng với lưu lượng tối thiểu 21m3/1s đến khi hoàn thành sản xuất” ông Tỉnh nói.
Lực lượng chức năng nỗ lực để sớm thông dòng phục vụ tưới tiêu
Đoạn kênh được lu đè để phục vụ sản xuất cho vùng hạ lưu
Cũng theo các đơn vị vận hành thì từ ngày mai các đơn vị vận hành sẽ tăng lưu lượng đổ ải lưu lượng nước để phục vụ sản xuất vụ chiêm xuân 2021.
Theo ghi nhận của PV, kênh được gia cố lớp đá hộc, sỏi được vận chuyển để đổ xuống xử lý đứt gãy và đắp hố móng, lu đè nền, dùng bạt để chống thấm để dẫn dòng nước…
Trước đó, vào ngày 27/12 xảy ra sự cố vỡ kênh Bắc sông Chu-Nam sông Mã tại xã Phùng Minh, huyện Ngọc Lặc ( Thanh Hóa ) khiến hàng nghìn khối đất đá sạt lở, vùi lấp ao cá, hoa màu và ảnh hưởng đến diện tích đất sản xuất nông nghiệp của người dân.
Ngay sau khi sự cố vỡ kênh xảy ra, sáng ngày 29/12, Đoàn công tác Bộ NN&PTNT, UBND tỉnh Thanh Hóa và các chuyên gia đã đi kiểm tra, đánh giá thực tế để làm rõ nguyên nhân cũng như chỉ đạo các biện pháp khắc phục sự cố.
Theo đó, đoạn kênh bị vỡ có chiều dài 70m (từ vị trí K5 170 đến K5 240) thuộc hạng mục cầu máng sông Âm trên kênh chính Bắc sông Chu-Nam sông Mã. Đoạn kênh này được đưa vào khai thác sử dụng từ năm 2013 và chính thức được bàn giao đưa vào khai thác, sử dụng năm 2014. Tuy nhiên, vào khoảng 9h45′ ngày 27/12 tại vị trí trên xảy ra sự cố trượt khối đất đá dưới đáy kênh dẫn đến vỡ kênh.
Cơ quan chức năng cũng nhận định nguyên nhân sơ bộ ban đầu xảy ra sự cố vỡ kênh là do đoạn kênh nằm trên nền địa chất có cấu trúc phức tạp, một bên là núi, một bên là suối, đất đào và đất đắp không đồng nhất. Đặc biệt đây là đoạn kênh đắp nổi, chiều cao lớn (khoảng 6-7m), nằm trên lớp đá phong hóa và có cung trượt phức tạp.
Cũng theo đại diện Tổng Cục thủy lợi thì Bộ NN&PTNT cũng yêu cầu cơ quan khai thác, vận hành kiểm tra, đánh giá lại toàn bộ tuyến kênh Bắc sông Chu-Nam sông Mã.
Công trình Thủy lợi Cửa Đạt: Bảo đảm an toàn, phát huy hiệu quả phục vụ sản xuất, dân sinh trong mùa mưa, bão
Công trình thủy lợi (CTTL) Cửa Đạt được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao cho Ban Quản lý (BQL) Đầu tư và Xây dựng thủy lợi 3 khai thác, vận hành.
CTTL Cửa Đạt có ý nghĩa lớn đối với phát triển kinh tế và dân sinh của Thanh Hóa, vì vậy việc đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình, nhất là trong mùa mưa, bão để khai thác, sử dụng, phát huy hiệu quả vốn đầu tư được các đơn vị liên quan đặt lên hàng đầu.
Kỹ sư, công nhân Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng thủy lợi 3 trực vận hành tràn xả lũ Công trình Thủy lợi Cửa Đạt.
Thời gian qua, CTTL Cửa Đạt đã phát huy tác dụng cắt lũ sông Chu; tích nước phục vụ tưới, chống hạn cho 86.862 ha cây trồng; phục vụ nước sản xuất công nghiệp và sinh hoạt. Khu vực lòng hồ Cửa Đạt đã hình thành nghề mới nuôi trồng, khai thác thủy sản và kết hợp du lịch sinh thái...
Tuy nhiên, hồ Cửa Đạt có lưu vực 5.938 km2 (trên lưu vực sông Chu) nguồn nước chủ yếu từ miền núi nước bạn Lào và 2 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An đổ về kết hợp với lòng sông dốc nên nước lũ đổ về rất nhanh. Để CTTL Cửa Đạt an toàn, phát huy tốt hiệu quả phục vụ sản xuất, dân sinh trong mùa mưa, bão 2020, trong các tháng vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (BCH PCTT và TKCN) tỉnh đã tập trung chỉ đạo BQL Đầu tư và Xây dựng thủy lợi 3 chủ động thực hiện công tác chuẩn bị phòng, chống lụt, bão (PCLB), giảm nhẹ thiên tai theo phương châm "4 tại chỗ".
BCH PCTT và TKCN hệ thống thủy lợi Cửa Đạt đã phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên. Bố trí các tổ cán bộ, công nhân thường xuyên tuần tra, theo dõi diễn biến công trình để phát hiện sự cố và có biện pháp duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa kịp thời những hư hỏng. Phối hợp với Đài Khí tượng thủy văn khu vực Bắc Trung bộ theo dõi, quan trắc thủy văn lưu vực Cửa Đạt và huyện Thường Xuân để có số liệu quan trắc, tính toán phương án điều tiết và vận hành hợp lý. BQL Đầu tư và Xây dựng thủy lợi 3 đã thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết và phối hợp với đơn vị quản lý hồ Hủa Na (tỉnh Nghệ An) vận hành đảm bảo an toàn hồ Cửa Đạt. BCH PCTT và TKCN hệ thống thủy lợi Cửa Đạt đã đặt ra một số tình huống xấu có thể xảy ra trong mùa mưa, bão đối với đập chính, hạ lưu đập chính, tràn xả lũ, cầu Cửa Đạt, đập phụ Dốc Cáy, đập phụ Bản Trác, đập phụ Hón Can. Tại mỗi hạng mục công trình này, ban đã chuẩn bị đủ vật tư dự trữ, phương tiện ô tô, máy xúc, máy ủi, lực lượng lao động,... để huy động theo phương án "4 tại chỗ" xử lý các sự cố ngay từ giờ đầu.
Theo tính toán của đơn vị chức năng, mực nước báo động tại hồ Cửa Đạt như sau: mực nước hồ đạt đến cao trình 105m (báo động I), 110,5m (báo động II), 115m (báo động III), báo động cấp đặc biệt khi mực nước hồ đạt trên 115m. Trong mùa mưa, lũ năm 2020 BCH PCTT và TKCN tỉnh Thanh Hóa tổ chức thường trực theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, quyết định phương án điều tiết, ban hành lệnh vận hành hồ theo quy định; khi mực nước hồ Cửa Đạt đạt đến cao trình 110m lưu lượng lũ đến hồ lớn, hồ Cửa Đạt phải vận hành xả lũ. Ban hành lệnh vận hành hồ phải trước ít nhất 4 giờ tính đến thời điểm mở cửa xả đầu tiên, trừ các trường hợp khẩn cấp, bất thường. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện lệnh vận hành hồ; chỉ đạo thực hiện các biện pháp ứng phó với lũ, lụt và xử lý các tình huống ảnh hưởng đến an toàn dân cư ở hạ du khi các hồ xả nước. Phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp hồ Cửa Đạt đảm bảo an toàn cho vùng hạ du khi hồ Cửa Đạt xả lũ và xảy ra sự cố trong mùa mưa, lũ đã xác định vùng lũ quét, ngập lụt khi xả lũ qua tràn hoặc tình huống đập bị vỡ do vượt tần suất. Phạm vi ảnh hưởng bao gồm các huyện Thường Xuân, Thọ Xuân, Triệu Sơn, Thiệu Hóa, Đông Sơn, TP Thanh Hóa.
Từ các tình huống xấu đặt ra, BCH PCTT và TKCN tỉnh đã xác định, dự kiến được tuyến lũ quét và phạm vi ngập lụt; đề ra phương án cụ thể bảo vệ, phòng tránh, giảm nhẹ thiệt hại cho các khu dân cư, cơ sở kinh tế, an ninh, quốc phòng; xây dựng phương án sơ tán nhanh chóng, triệt để dân cư trong từng vùng đến nơi an toàn, đảm bảo tính mạng của dân. Trong đó, nhiệm vụ của các ngành, địa phương, đơn vị liên quan được quy định cụ thể. Để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho CTTL Cửa Đạt, các tháng vừa qua, BCH PCTT và TKCN tỉnh đã triển khai phương án bảo đảm an toàn CTTL Cửa Đạt, phương án phòng, chống lũ vùng hạ du Cửa Đạt. Các huyện, thành phố vùng hạ du đã chỉ đạo bổ sung phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp hồ chứa nước Cửa Đạt để chỉ huy thống nhất về lực lượng, cách xử lý khi xảy ra sự cố.
Thời tiết ngày 12/9: Mưa dông, gió giật mạnh ở Bắc bộ và Thanh hóa Khu vực Hà Nội hôm nay và ngày mai (13/9) có lúc có mưa rào và dông. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, dự báo trong hôm nay và ngày mai (13/9), do ảnh hưởng của rãnh áp thấp bị nén qua khu vực...