Thanh Hóa: Hàng trăm phụ huynh phản đối giải thể, sáp nhập trường
Nhiều phụ huynh có con em theo học tại trường THPT Trần Ân Chiêm (thị trấn Quán Lào, huyện Yên Định, Thanh Hóa) đã phản đối việc giải thể ngôi trường này. Theo phụ huynh, lý do họ phản đối là vì lo ngại các em phải đi học xa.
Theo đó, mới đây, Hội Cha mẹ học sinh trường THPT Trần Ân Chiêm đã tổ chức cuộc họp để bàn bạc về việc liên quan đến giải thể ngôi trường này. Trước đó, tỉnh Thanh Hóa đã thông qua nghị quyết về việc giải thể, sáp nhập một số trường THPT trên địa bàn, trong đó có trường THPT Trần Ân Chiêm.
Theo kế hoạch, trường THPT Trần Ân Chiêm sẽ được giải thể.
Trước vấn đề trên, các bậc phụ huynh lo lắng về việc con em mình sẽ phải đi học xa sau khi trường giải thể. Huyện Yên Định có hình thù như một chiếc lá, được chia thành hai vùng là vùng Yên và vùng Định, số lượng học sinh giữa 2 vùng cơ bản ngang nhau.
Trong khi đó, vùng Yên hiện có 3 trường THPT, còn vùng Định chỉ có 2 trường THPT. Trường Trần Ân Chiêm nằm ở vùng Định, nếu giải thể thì khu vực này chỉ còn lại trường THPT Yên Định 1. Nếu sau khi giải thể, có nhiều học sinh sẽ phải di chuyển với khoảng cách từ 10 đến hơn 30 km từ nhà đến trường mới.
Không chỉ lo lắng con em mình phải di chuyển quãng đường xa để đến trường mới học mà các bậc phụ huynh còn lo lắng về việc quản lý con em trong quá trình đi học.
Theo số liệu tuyển sinh năm học 2018-2019, trường THPT Yên Định 1 thừa 108 học sinh, trường Trần Ân Chiêm thừa 135 học sinh. Bên cạnh đó, các trường ở vùng Yên cũng thừa 185 em.
Đại diện phụ huynh trường THPT Trần Ân Chiêm, cho biết: Nếu trường bị giải thể, thì không chỉ các cháu đang học bị thiệt thòi, mà các cháu chuẩn bị vào cấp 3 trên địa bàn vùng Định càng thiệt thòi hơn, tỷ lệ các cháu thất học sẽ gia tăng, điều đó không công bằng đối với các cháu.
Thầy Lê Tiến Độ, Hiệu trưởng trường THPT Trần Ân Chiêm, cho biết: Trường được thành lập năm 2001, năm 2012 có quyết định chuyển về khu vực xã Yên Hòa. Tuy nhiên, do vướng vào Nghị quyết số 11 của Chính phủ nrrn việc di chuyển trường không thực hiện được. Theo kế hoạch thì trường THPT Trần Ân Chiêm là một trong những đơn vị phải giải thể.
Thầy Độ cho biết thêm: Hiện nhà trường có 22 lớp với gần 900 học sinh, trong đó có 8 lớp 12. Sau khi nghe thông tin trường giải thể, học sinh cũng tỏ ra lo lắng. Việc phụ huynh phản ứng là có cơ sở. Đó cũng là điều mà các giáo viên nhà trường đang rất băn khoăn.
Qua tìm hiểu thực tế thì hiện nay, trường THPT Trần Ân Chiêm chỉ cách trường THPT Yên Định 1 khoảng 150m. Về khoảng cách giữa các trường quá gần nhau.
Thầy Nguyễn Đức Hải, hiệu trưởng trường THPT Yên Định 1 cho biết: Nhà trường hiện có 34 phòng học, nếu tăng số lớp thì cơ sở nhà trường không đáp ứng đủ, sẽ phải học 2 ca/ngày, rất vất vả cho giáo viên.
Video đang HOT
Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Lưu Vũ Lâm, Chủ tịch UBND huyện Yên Định, cho biết: Sau khi giải thể trường Trần Ân Chiêm, vùng Yên có 16 xã, có 3 trường cấp ba; vùng Định có 13 xã chỉ có 1 trường cấp 3 như vậy là không hợp lý. Nếu sáp nhập lại thì sẽ có hơn 600 học sinh phải đi học xa, gần nhất là 8km, trong đó, chủ yếu học sinh ở vùng xa hơn 20km.
Các bậc phụ huynh có con em theo học tại trường THPT Trần Ân Chiêm lo lắng khi trường giải thể.
Cũng theo ông Lâm, liên quan đến vấn đề này, phụ huynh đã gửi đơn kiến nghị giữ lại trường. Huyện cũng đã có kiến nghị lên tỉnh nhiều lần, trước cả khi Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa có Nghị quyết về việc giải thể trường.
Theo Đề án sắp xếp các trường THPT công lập trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, sẽ có 13 trường THPT được giải thể, sáp nhập.
Tháng 8/2018 vừa qua, tỉnh Thanh Hóa quyết định giải thể 5 trường gồm: THPT Tĩnh Gia 5 (huyện Tĩnh Gia), Triệu Sơn 6 (Triệu Sơn), Lê Văn Linh (Thọ Xuân), Đinh Chương Dương (Hậu Lộc) và THPT Trần Khát Chân (Vĩnh Lộc). Theo lộ trình, đến giai đoạn 2019-2020 sẽ tiếp tục giải thể, sáp nhập 8 trường THPT, trong đó có THPT Trần Ân Chiêm.
Duy Tuyên
Theo Dân trí
Thanh Hóa: Trường Trung cấp Nghề "mọc" trong trường phổ thông
Nhiều năm qua, trong khuôn viên trường THPT Trần Ân Chiêm (huyện Yên Định, Thanh Hóa) tồn tại trường Trung cấp Nghề Yên Định. Việc hai trường tồn tại song song đã gây ra những khó khăn nhất định cho các đơn vị trong quá trình hoạt động.
Qua tìm hiểu của phóng viên Dân trí, trường Trung cấp Nghề Yên Định được thành lập năm 2015 trên cơ sở nâng cấp Trung tâm dạy nghề huyện Yên Định. Đây là đơn vị hoạt động theo điều lệ trường Trung cấp Nghề và theo quy định của pháp luật về dạy nghề.
Trường Trung cấp Nghề "mọc" trong trường THPT Trần Ân Chiêm (huyện Yên Định, Thanh Hóa).
Quy mô đào tạo của trường Trung cấp Nghề là từ 500 - 800 học sinh/năm. Ngành nghề đào tạo của trường thực hiện theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội và đăng ký hoạt động dạy nghề tại Sở Lao động - Thương binh & Xã hội tỉnh Thanh Hóa.
Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, do hoạt động không hiệu quả nên đến tháng 6/2018, trường Trung cấp Nghề này đã được giải thể, chuyển giao nguyên trạng vào Trung tâm giáo dục thường xuyên và đổi tên thành Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) huyện Yên Định.
Trước đó, từ năm 2011, khi còn là Trung tâm dạy nghề, đơn vị này đã được bố trí về hoạt động trong khuôn viên của trường THPT Trần Ân Chiêm, đóng trên địa bàn thị trấn Quán Lào, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.
Tại đây, trường Trung cấp Nghề đã được đầu tư xây dựng khu nhà văn phòng và dãy nhà học nghề của học viên.
Tại đây, Trung tâm dạy nghề đã được đầu tư xây dựng một dãy nhà hai tầng và một dãy nhà cấp bốn để phục vụ công tác quản lý cũng như đào tạo nghề.
Thầy Lê Tiến Độ, hiệu trưởng trường THPT Trần Ân Chiêm thừa nhận: Nhà trường đã gặp khó khăn khi huyện Yên Định bố trí một trường Trung cấp Nghề vào khuôn viên của đơn vị.
Cũng theo thầy Độ, có thời điểm, quy mô trường THPT Trần Ân Chiêm lên đến 42 lớp, vốn đã không đủ diện tích. Trong khi đó, từ khi có thêm một đơn vị vào hoạt động trong khuôn viên khiến càng chật chội hơn.
Không những thế, do không có đất để mở lối đi riêng nên cả trường Trung cấp Nghề Yên Định và trường THPT Trần Ân Chiêm phải sử dụng chung cổng ra vào. Điều này đã gây không ít khó khăn trong quá trình hoạt động của các đơn vị.
Hai đơn vị này sử dụng chung cổng ra vào.
Về phía phụ huynh học sinh cũng đã có kiến nghị về vấn đề trên. Tuy nhiên, nhiều năm qua, hai đơn vị vẫn tồn tại song song mà không được giải quyết.
Ông Lưu Duy Hưng, Giám đốc Trung tâm GDNN-GDTX huyện Yên Định, cho biết: Do trước đây, trường THPT Trần Ân Chiêm có dự định chuyển đi nơi khác nên đơn vị chuyển về trường THPT Trần Ân Chiêm từ năm 2011.
Về phía Trung tâm GDNN-GDTX cũng đã được tỉnh Thanh Hóa cấp 2 ha đất tại vị trí khác. Tuy nhiên, do gặp khó khăn trong công tác đào tạo, phát triển học viên nên việc đầu tư cơ sở vật chất chưa thực hiện được.
Nhiều năm qua, hai đơn vị này hoạt động song song nhau trong cùng một khuôn viên đất.
Trước đây, do phải nhường đất lại cho Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Yên Định xây dựng chuẩn quốc gia nên đơn vị phải chuyển đến hoạt động tại trường Mầm non cũ của thị trấn Quán Lào.
Hiện tại, Trung tâm GDNN-GDTX đang phải hoạt động tại hai vị trí khác nhau. Trong đó, cơ sở tại trường THPT Trần Ân Chiêm đã được đầu tư xây dựng với số vốn khoảng 3,5 tỷ đồng. Thời gian qua, Trung tâm chủ yếu đào tạo nghề ngắn hạn và sơ cấp của huyện Yên Định.
Ông Lưu Vũ Lâm, Chủ tịch UBND huyện Yên Định lý giải: Khi tỉnh duyệt chủ trương cho trường THPT Trần Ân Chiêm chuyển đi nơi khác. Trước đó, trường Trung cấp nghề từ nơi khác chuyển về trường THPT Trần Ân Chiêm.
Việc "đi tắt đón đầu" của huyện Yên Định đã vô tình đẩy các đơn vị vào thế khó.
Cũng theo ông Lâm, dự án xây dựng trường THPT Trần Ân Chiêm đã được phê duyệt, quy hoạch đất đai. Tuy nhiên, do vướng vào Nghị quyết số 11 của Chính phủ, địa phương không có vốn đầu tư nên việc di chuyển trường THPT Trần Ân Chiêm rơi vào bế tắc từ đó.
Mặc dù, đến năm 2019, trường THPT Trần Ân Chiêm sẽ được giải thể để sắp xếp vào các trường THPT khác trên địa bàn. Tuy nhiên, nhiều năm qua, việc "đi tắt đón đầu" của huyện Yên Định đã đẩy các đơn vị vào thế khó khi phải hoạt động song song, trong khi tính chất và quy mô đào tạo khác nhau.
Duy Tuyên
Theo Dân trí
Hà Nội: Hàng trăm phụ huynh "bao vây" cổng trường vì phân tuyến Hàng trăm phụ huynh "bao vây" cổng trường tiểu học Cao Bá Quát (Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội) để phản đối việc phân tuyến tuyển sinh khiến học sinh trong khu đô thị phải đi học rất xa. Trong khi đó, theo nhà trường, việc phân tuyến là theo kế hoạch, không phải nhà trường tự ý. Phụ huynh bật khóc Vài...