Thanh Hóa: Hàng chục giáo viên “trắng tay” sau gần 40 năm công tác?
Sau quá trình công tác gần 40 năm, hàng chục giáo viên mầm non (GV) ở huyện Cẩm Thủy ( Thanh Hóa) về nghỉ hưu nhưng không lương, không chế độ Bảo hiểm y tế (BHYT). Cuộc sống của những giáo viên này cũng vì thế mà gặp muôn vàn khó khăn.
Theo phản ánh của bà Lê Thị Thơm (SN 1961, ở thôn Bình Xuyên, xã Cẩm Tú, huyện Cẩm Thủy, Thanh Hóa), ngày 5/9/1978, bà vào công tác trong ngành giáo dục và dạy ở bậc học mầm non tại xã Cẩm Tú, huyện Cẩm Thủy.
Sau gần 40 năm cống hiến trong ngành giáo dục, lúc về nghỉ hưu, bà Thơm gần như tay trắng.
Những năm đầu công tác, do mới chỉ có bằng sơ cấp, nên theo quy định, bà chưa được đóng bảo hiểm xã hội (BHXH). Đến tháng 7/2007, bà Thơm mới đủ điều kiện để đóng BHXH. Thời điểm nghỉ hưu, bà Thơm mới đóng BHXH được 9 năm 2 tháng.
Trải qua thời gian gần 40 năm công tác liên tục trong ngành giáo dục, đến tháng 1/2016, bà Thơm về nghỉ hưu. Tuy nhiên, sau khi về hưu, bà lại không được nhận bất kỳ chế độ, đồng lương nào, ngoài 7 tháng lương bảo hiểm thất nghiệp với số tiền hơn 16 triệu đồng.
Quá trình công tác, mặc dù với đồng lương và phụ cấp ít ỏi, đời sống khó khăn vất vả nhưng với tấm lòng yêu nghề, mến trẻ, không ngại khó khăn, vất vả, những GV như bà Thơm vẫn bám trụ với nghề.
Trong khi đó, theo hướng dẫn tại văn bản số 3658/BHXH-BT, ngày 17/9/2013 của BHXH Việt Nam và văn bản số 614 của BHXH Thanh Hóa về việc truy thu BHXH đối với GV từ năm 1995 tới nay, bà Thơm cũng như nhiều GV khác công tác liên tục trong ngành từ trước năm 1995 đã làm hồ sơ xin truy đóng BHXH từ năm 2014 nhưng đến nay vẫn chưa được cơ quan chức năng giải quyết.
Vì không đóng đủ số năm BHXH nên hiện nay, mặc dù đã nghỉ hưu nhưng bà Thơm cũng như nhiều GV khác không lương, không được hưởng một chế độ gì.
Video đang HOT
Mỗi khi ốm đau, bệnh tật thì những trường hợp này không có BHYT. Sau ngày nghỉ hưu, cuộc sống của nhiều GV rất khó khăn, phải làm thêm nhiều việc để có chi phí trang trải cho cuộc sống.
Trước thực tế trên, nhiều năm qua, bà Thơm cùng với hơn 30 trường hợp GV đã nhiều lần gửi đơn cũng như trực tiếp đến cơ quan chức năng đề nghị giải quyết. Tuy nhiên, đến nay, kiến nghị của những GV này vẫn chưa được giải quyết.
“Chúng tôi đã chờ đợi nhiều năm, chỉ mong có chế độ để lo cho tuổi già. Thế nhưng đến nay, nhiều người bệnh tật phải chờ tiền của con gửi về hỗ trợ lo chữa bệnh, có người thì đi làm thuê… để có thu nhập lo cho cuộc sống. Bản thân tôi không biết có đủ sức để tiếp tục chờ đợi cơ quan chức năng giải quyết nữa hay không”, bà Thơm nghẹn ngào nói.
Thống kê của Phòng GD&ĐT huyện Cẩm Thủy, hiện nay toàn huyện này còn 33 trường hợp GV chưa được truy đóng BHXH.
Trong văn bản trả lời bà Thơm ngày 9/8/2017 của UBND huyện Cẩm Thủy có nêu: Sau khi nhận báo cáo của các trường, tính đến năm 2014, cả huyện có 34 GV (một trường hợp đã được giải quyết – PV) đang công tác tại các trường mầm non thuộc huyện nộp hồ sơ về UBND huyện xin truy đóng BHXH. Hồ sơ xin truy đóng của 34 GV đã được UBND huyện tiếp nhận, tuy nhiên nhiều giấy tờ không hợp lệ hoặc đã bị lạc.
Trên cơ sở xác minh của phòng GD&ĐT, ngày 26/12/2014, UBND huyện đã có văn bản gửi BHXH Thanh Hóa, BHXH huyện Cẩm Thủy giải quyết truy thu cho GV.
UBND huyện Cẩm Thủy cũng đã xác nhận tính pháp lý hồ sơ của GV và cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về những thông tin trong hồ sơ cá nhân của từng GV được đề nghị truy thu.
Mặc dù đã nhiều năm trôi qua nhưng đến nay, 33 giáo viên mầm non kiến nghị vẫn chưa được giải quyết
Tuy nhiên, đến tháng 4/2015, UBND huyện Cẩm Thủy nhận được biên bản bàn giao lại toàn bộ hồ sơ gốc của BHXH với giải thích: Hồ sơ thiếu quyết định, các giấy tờ tuyển dụng, hợp đồng ban đầu, thiếu một số giấy tờ…
Tiếp đó, các hồ sơ đã được bổ sung đầy đủ thủ tục. Sau đó, bà Thơm và các GV nghỉ hưu tiếp tục có đơn cũng như trực tiếp kiến nghị tới cơ quan chức năng. Tuy nhiên, đến nay, những gì mà các GV trên nhận được chỉ là lời hứa sẽ giải quyết và đề nghị tiếp tục chờ đợi.
Gần đây nhất, ngày 28/12/2018, tại văn bản số 1703, BHXH Thanh Hóa trả lời bà Thơm có nội dung: Ngày 12/7/2018, BHXH Việt Nam có công văn 2609 đề nghị Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội giải quyết truy thu BHXH bắt buộc đối với GV do nộp hồ sơ chậm.
Tuy nhiên, đến nay, BHXH Thanh Hóa chưa nhận được chỉ đạo, hướng dẫn của cấp có thẩm quyền, nên việc truy thu BHXH đối với GV, trong đó có nội dung mà bà Thơm đề nghị chưa được thực hiện.
Duy Tuyên
Theo Dân trí
Thú vị cha mẹ và con trai tốt nghiệp cùng trường đại học trong cùng một ngày
Thông thường, các bậc cha mẹ sẽ tham dự lễ tốt nghiệp của con cái để chung vui sự kiện trọng đại này trong cuộc đời của các em. Tuy nhiên, với Oliver Raven (sống tại Hereford, Anh), ngày cậu tốt nghiệp cũng là ngày cha mẹ cậu nhận bằng từ cùng trường đại học.
Oliver (23 tuổi) nhận bằng sơ cấp về điều dưỡng cùng với cha mình - ông Steven, 48 tuổi. Trong khi đó, bà Jenny (mẹ Oliver, 49 tuổi) nhận bằng Thạc sĩ về y học lâm sàng. Cả 3 cùng tốt nghiệp Đại học Worcester hồi tháng 11.
Oliver Raven (ngoài cùng bên trái) nhận bằng Đại học với cha mẹ trong cùng ngày.
Bà Raven cho biết: "Tôi đã có mặt tại lễ tốt nghiệp của Oliver với tư cách một bà mẹ rất tự hào về con trai, nhưng cảm giác khi biết mình có mặt tại đó với tư cách một người vợ đầy tự hào và chúc mừng thành quả của bản thân cũng rất tuyệt".
"Được tốt nghiệp cùng nhau là một cơ hội đặc biệt và độc nhất, một điều mà tôi nghĩ là rất hiếm", bà mẹ cho biết thêm.
Bà Raven - một bác sĩ trị liệu, dã dành thời gian vừa làm vừa theo học bằng Thạc sĩ. Trong khi đó, ông Raven - vốn là một giáo viên, nhưng lại quyết định đi học lại và đăng ký cùng lúc với con trai mình khóa học sơ cấp trong 2 năm. Hiện Oliver cùng cha đã là những điều dưỡng viên tại Dịch vụ Cứu thương West Midlands.
"Tôi đã từng ở Worcester 20 năm trước khi theo học bằng sư phạm và rất ấn tượng với ngôi trường. Vì vậy, khi quay lại Worcester sau tất cả những thay đổi đã diễn ra, ngôi trường vẫn thể hiện là một nơi tuyệt vời để theo học. Bạn nên cảm thấy tự hào khi gia đình mình đạt được điều gì đó. Không bao giờ là quá muộn để thay đổi hay phát triển bản thân", ông Raven chia sẻ.
Oliver cho biết cậu cảm thấy rất hạnh phúc khi đạt được thành quả này cùng với cha mẹ của mình. "Chia sẻ khoảnh khắc này với gia đình là một điều đặc biệt với tất cả mọi người, nhưng thực tế là cha mẹ cũng cùng nhận bằng khiến ngày này còn tuyệt vời hơn. Chúng tôi hiểu những khó khăn và cùng động viên lẫn nhau".
"Tôi rất tự hào về Oliver, và tôi cũng tự hào về Steve với quyết định thay đổi sự nghiệp của mình. Anh ấy đã thực hiện điều mình mong muốn", bà Raven chia sẻ về gia đình.
Minh Hương
(Tổng hợp)
Theo Dân trí
Thanh Hóa: Trường Trung cấp Nghề "mọc" trong trường phổ thông Nhiều năm qua, trong khuôn viên trường THPT Trần Ân Chiêm (huyện Yên Định, Thanh Hóa) tồn tại trường Trung cấp Nghề Yên Định. Việc hai trường tồn tại song song đã gây ra những khó khăn nhất định cho các đơn vị trong quá trình hoạt động. Qua tìm hiểu của phóng viên Dân trí, trường Trung cấp Nghề Yên Định được...