Thanh Hóa: Chấn chỉnh việc giáo viên phải sử dụng nhiều hồ sơ, sổ sách ngoài quy định
Sở GD&ĐT Thanh Hóa đã có công văn số 323/SGDĐT-VP về việc chấn chỉnh tình trạng lạm dụng hồ sơ, sổ sách trong nhà trường.
Theo Sở GD&ĐT Thanh Hóa, hiện nay vẫn còn tình trạng giáo viên phải sử dụng các loại hồ sơ, sổ sách ngoài quy định.
Theo ông Hoàng Văn Thi, Phó giám đốc Sở GD&ĐT Thanh Hóa cho biết, hiện nay, trong các trường học Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT và các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên, Trung tâm Giáo dục thường xuyên, Trung tâm Kỹ thuật Tổng hợp – Hướng nghiệp (sau đây gọi chung là nhà trường) vẫn còn tình trạng giáo viên (GV) phải sử dụng các loại hồ sơ, sổ sách ngoài quy định tại Điều lệ hoặc Quy chế nhà trường.
Tình trạng trên làm mất nhiều công sức, gây áp lực và ảnh hưởng đến hiệu qủa làm việc của GV.
Từ đó, Giám đốc Sở GD&ĐT đã có công văn chấn chỉnh gửi các Trưởng Phòng GD&ĐT huyện, thị, thành phố; hiệu trưởng các trường THPT, THCS – THPT; thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở.
Cụ thể, yêu cầu tuyệt đối không được quy định thêm hoặc yêu cầu GV có thêm các loại hồ sơ, sổ sách ngoài những loại hồ sơ, sổ sách theo quy định tại Điều lệ hoặc Quy chế nhà trường do Bộ GD&ĐT ban hành.
Đồng thời, GV được phép chọn hình thức trình bày viết tay hoặc đánh máy khi sử dụng các loại hồ sơ theo quy định. Từng bước sử dụng hồ sơ, sổ sách điện tử thay cho các loại hồ sơ, sổ sách hiện hành theo lộ trình phù hợp với điều kiện địa phương, nhà trường và khả năng thực hiện của GV.
Video đang HOT
Việc sử dụng hồ sơ, sổ sách điện tử của GV và nhà trường là minh chứng đánh giá tiêu chí ứng dụng công nghệ thông tin theo Điều 8, Thông tư số 14/2018/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT ban hành quy định chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông và Điều 8 Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT ban hành Quy định chuẩn nghề nghiệp GV cơ sở giáo dục phổ thông.
Ngoài ra, các cơ quan quản lý giáo dục (các phòng chuyên môn Sở GD&ĐT; Phòng GD&ĐT huyện, thị, thành phố và các cơ sở giáo dục) tuyệt đối không chỉ đạo phát hành hoặc trực tiếp phát hành thêm các loại hồ sơ, sổ sách của nhà trường và của GV ngoài quy định của Bộ GD&ĐT.
Tình trạng lạm dụng hồ sơ, sổ sách trong nhà trường làm mất nhiều công sức, gây áp lực và ảnh hưởng đến hiệu qủa làm việc của giáo viên.
Việc sử dụng hồ sơ, sổ sách nhà trường là minh chứng đánh giá tiêu chí quản trị tổ chức hành chính nhà trường theo Điều 5, Thông tư 14/2018/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT.
Giám đốc Sở GD&ĐT yêu cầu, Chánh văn phòng Sở chủ trì, phối hợp với các trưởng phòng trực thuộc Sở, các đơn vị liên quan xây dựng quy định phát hành, in ấn hồ sơ, sổ sách cho GV, nhà trường ở từng cấp học, bậc học cụ thể theo quy định.
Đồng thời giám sát, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện ở các cơ sở giáo dục; tập hợp báo cáo Bộ GD&ĐT, Chủ tịch UBND tỉnh trước ngày 15/6 hàng năm.
Duy Tuyên
Theo Dân trí
Đẩy mạnh ứng dụng CNTT quản lý sổ sách đào tạo nghề
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội khuyến khích các trường đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng, quản lý, sử dụng các hồ sơ, sổ sách điện tử; tin học hóa, tích hợp các hồ sơ, sổ sách trong các phần mềm quản lý đào tạo của trường.
Ảnh minh họa
Nội dung trên được nêu rõ tại Thông tư 23/2018/TT-BLĐTBXH quy định về hồ sơ, sổ sách trong đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.
Theo Thông tư, hồ sơ, sổ sách trong đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng nhằm mục tiêu thực hiện tốt việc tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng, góp phần bảo đảm, nâng cao chất lượng đào tạo. Hồ sơ, sổ sách trong đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng phải bảo đảm tính khoa học, thực tiễn; thuận tiện trong tổ chức, quản lý và sử dụng.
Các loại hồ sơ, sổ sách trong đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng bao gồm: Hồ sơ, sổ sách dành cho các trường gồm có: Chương trình đào tạo, Kế hoạch đào tạo, Tiến độ đào tạo, Thời khóa biểu, Sổ lên lớp, Sổ quản lý học sinh, sinh viên, Sổ theo dõi đào tạo tại doanh nghiệp và Sổ cấp bằng tốt nghiệp; hồ sơ, sổ sách dành cho giáo viên, giảng viên gồm có: Kế hoạch giảng dạy, Giáo án và Sổ tay giáo viên.
Thông tư nêu rõ, Hiệu trưởng các trường căn cứ vào các loại hồ sơ, sổ sách trong đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng quy định cụ thể biểu mẫu cho từng loại hồ sơ, sổ sách, bảo đảm tính khoa học, dễ quản lý, sử dụng, thuận tiện cho việc ứng dụng công nghệ thông tin.
Đối với việc tổ chức dạy học theo phương thức tích lũy mô đun, tín chỉ, hiệu trưởng các trường được quyền tự chủ quy định hồ sơ, sổ sách đào tạo trên cơ sở các hồ sơ, sổ sách quy định, bảo đảm việc quản lý, đào tạo đạt chất lượng, hiệu quả.
Hồ sơ, sổ sách dành cho nhà trường do đơn vị, tổ chức có chức năng, nhiệm vụ xây dựng, trình hiệu trưởng phê duyệt vào đầu năm học hoặc đầu các học kỳ. Hồ sơ, sổ sách dành cho giáo viên, giảng viên do giáo viên, giảng viên trực tiếp được phân công giảng dạy xây dựng và được lãnh đạo đơn vị khoa hoặc phòng phê duyệt trước khi thực hiện.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội khuyến khích các trường đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng, quản lý, sử dụng các hồ sơ, sổ sách điện tử; tin học hóa, tích hợp các hồ sơ, sổ sách trong các phần mềm quản lý đào tạo của trường. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng, quản lý, sử dụng hồ sơ, sổ sách điện tử phải bảo đảm các yêu cầu sau: Đáp ứng được mục tiêu trong đào tạo và quản lý đào tạo, nhất là quản lý kết quả đào tạo, cấp bằng trung cấp, cao đẳng; đáp ứng được các nội dung theo quy định về hồ sơ, sổ sách, biểu mẫu được quy định; đảm bảo tính pháp lý, thuận tiện, dễ sử dụng, có thể trích xuất nội dung thành văn bản giấy theo yêu cầu; đảm bảo tính bảo mật, an toàn thông tin, sao lưu dữ liệu.
Hiệu trưởng các trường quy định việc quản lý, sử dụng các hồ sơ, sổ sách điện tử trong đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng bảo đảm thống nhất theo quy định của Thông tư và tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật có liên quan.
Thông tư có hiệu lực từ 21/1/2018.
Tuệ Văn
Theo baochinhphu
Giáo dục Quảng Trị với cuộc Cách mạng 4.0 đã diễn ra như thế nào? Năm 2018, ngành giáo dục Quảng Trị đã có sự thay đổi lớn về công tác quản lý với kết quả đặc biệt, nhờ có chiến lược đúng trong việc triển khai và áp dụng các ứng dụng công nghệ thông tin trong toàn ngành. Quản trị CSDL kiểu 4.0 Quảng Trị là tỉnh không lớn, chỉ có 32 trường THPT, 10 trung...