Thanh Hóa: Cần làm rõ việc “xé rào” tuyển sinh chui tại trường THPT Lưu Đình Chất
Khi còn là Hiệu trưởng trường THPT Lưu Đình Chất (giải thể theo Nghị quyết số 103/2017 của HĐND tỉnh Thanh Hóa), Hoằng Hóa, Thanh Hóa, Bà Hoàng Thị Thúy đã liên tiếp xé rào “ tuyển sinh chui” 7 học sinh không trúng tuyển kỳ thi vào lớp 10 các năm học 2016-2017, 2017-2018 và 2018-2019.
Lộ sai phạm khi được nâng hạng
Việc tuyển sinh 7 học sinh này đã vi phạm vào những điều nhà giáo không được làm: “ Gian lận trong tuyển sinh, thi cử, cố ý đánh giá sai kết quả học tập, rèn luyện của người học” (Khoản 2, điều 75, luật Giáo dục). Ngoài sai phạm này, dư luận đang đặt thêm câu hỏi về trách nhiệm với nguyên Giám đốc Sở GD&ĐT Thanh Hóa.
Sai phạm của bà Thúy chỉ bị phát hiện khi bà được điều chuyển, nâng hạng. Cụ thể, tháng 11/2018, bà Thúy được điều chuyển từ trường THPT Lưu Đình Chất (trường hạng 3 – phụ cấp chức vụ 0.45) lên trường THPT Hoằng Hóa 2 (trường hạng 2 – phụ cấp chức vụ 0.6) “hoán đổi” cho ông Nguyễn Văn Bát “xuống” trường THPT Lưu Đình Chất.
Việc hoán đổi hiệu trưởng của hai trường diễn ra khi trường THPT Lưu Đình Chất đang chờ hết năm học 2018-2019 để giải thể theo Nghị quyết số 103/2017 của HĐND tỉnh Thanh Hóa. Như vậy, bà Thúy đã được “nâng hạng” trước khi giải thể trường 7 tháng. Trong quá trình bàn giao công việc giữa hai hiệu trưởng, bà Thúy đã thẳng thắn bàn giao cho ông Bát danh sách 7 học sinh được “tuyển sinh chui” kèm thêm “gia thế” của từng học sinh.
Danh sách bàn giao học sinh cùng “gia thế”của học sinh
Trao đổi với phóng viên về lí do tại sao lại tiếp nhận những học sinh này, bà Hoàng Thị Thúy cho biết: Việc tiếp nhận này là vì mối quan hệ xã hội. Như vậy, có thể thấy bà Thúy bất chấp pháp luật, đã vì mối quan hệ xã hội mà “xé rào” tuyển sinh chui. Để chứng minh cho việc này, trong biên bản bàn giao danh sách học sinh cho hiệu trưởng mới, bà Thúy đã không quên ghi chú thích nhân thân của 7 học sinh này ở cột bên cạnh. Đó như một minh chứng để khẳng định “mối quan hệ xã hội” của bà Thúy.
Bà Hoàng Thị Thúy trong buổi làm việc với phóng viên
Sở không đưa ra phương án xử lý cụ thể đối với sai phạm
Điều đáng nói, vụ việc bà Thúy tuyển sinh chui bị phát hiện từ tháng 4/2019 và ngày 03/5/2019, hiệu trưởng trường THPT Lưu Đình Chất đã gửi công văn số 85/BC- báo cáo Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa xin ý kiến chỉ đạo nhưng đến nay Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa vẫn chưa có phương án xử lý kỷ luật đối với cá nhân liên quan.
Video đang HOT
Báo cáo số 85/BC của trường THPT Lưu Đình Chất gửi Sở GD&ĐT
Trả lời phóng viên qua điện thoại, ông Hoàng Văn Thi – Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa (hiện đã chuyển công tác) cho biết: “Các em ấy không có lỗi, nay đã đậu tốt nghiệp thì có quyền bình đẳng như thí sinh khác. Còn trách nhiệm thuộc về ai khi Sở tiến hành kiểm tra mới rõ”.
Phóng viên đã nhiều lần liên hệ với bà Phạm Thị Hằng – Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa để làm việc về vấn đề này nhưng bà Hằng không nghe điện thoại hoặc là “chị đang họp” hoặc “em đặt lịch làm việc với Chánh văn phòng”. Phóng viên đặt lịch làm việc với Chánh văn phòng là ông Trịnh Văn Tâm nhiều lần nhưng đều nhận được câu trả lời là “các sếp bận”, “chờ anh xin ý kiến các sếp”…
Tính đến trước khi bà Phạm Thị Hằng thôi giữ chức Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa (tháng 11/2020) để làm Phó ban tuyên giáo tỉnh ủy Thanh Hóa, phóng viên đã nhiều lần liên hệ đặt lịch làm việc thông qua Văn phòng Sở nhưng vẫn không nhận được hồi âm.
Trước sự im lặng khó hiểu và chậm chễ trong việc xử lý vi phạm của cá nhân liên quan trong vụ việc này, dư luận băn khoăn về trách nhiệm của người đứng đầu Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa như thế nào? Có hay không việc bà Hằng chuyển công tác sang làm Phó trưởng Ban tuyên giáo tỉnh ủy Thanh Hóa sẽ làm trôi vụ việc theo cách của bà?
Khó hiểu hơn nữa là trong nhiệm kì Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo của mình, bà Phạm Thị Hằng đã xử lý kỷ luật rất khẩn trương một Hiệu trưởng trường THPT liên quan đến việc tuyển sinh chui.
Cũng liên quan đến vấn đề xé rào tuyển sinh chui, Ủy ban kiểm tra tỉnh ủy Thanh Hóa đã quyết định thi hành kỷ luật hàng loạt lãnh đạo của tỉnh Thanh Hóa, nguyên hiệu trưởng và một số trưởng đơn vị của Trường Đại học Hồng Đức. (Thông báo 377/UBKTTU, ngày 13/6/2020).
Như vậy có thể thấy, cùng một vấn đề tuyển sinh chui ở cùng một địa phương lại có nhiều cách xử lý khác nhau. Thậm chí, khi tính chất vụ việc, đối tượng vi phạm giống hệt nhau nhưng cách xử lý kỷ luật vẫn khác nhau(!?)
Trước việc làm bất thường của lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa, có những nghi vấn cần làm rõ như: Có mối liên hệ nào giữa “gia thế” của những học sinh được tuyển sinh chui và mối quan hệ xã hội của bà Hoàng Thị Thúy đối với việc bà Phạm Thị Hằng “để trôi” sự việc ?
Chúng tôi tiếp tục thông tin đến bạn đọc.
Ngày 15/4/2021 Đoàn công tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo do Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đã có buổi làm việc và công bố Quyết định Thanh tra trách nhiệm quản lý Nhà nước về giáo dục của UBND tỉnh Thanh Hóa. Thời kỳ thanh tra được xác định từ tháng 1/2019 đến tháng 12/2020. Trường hợp cần thiết sẽ mở rộng trước hoặc sau thời kỳ thanh tra. Đoàn Thanh tra sẽ thực hiện thanh tra việc xây dựng, ban hành và triển khai các văn bản quản lý Nhà nước về giáo dục trên địa bàn của UBND tỉnh Thanh Hóa. Các vấn đề thanh tra liên quan đến công tác tuyển dụng, bổ nhiệm, luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật viên chức và cán bộ quản lý ngành giáo dục; thanh tra về tài chính, cơ sở vật chất phục vụ cho giáo dục; công tác xây dựng, quy hoạch, phát triển mạng lưới trường, lớp, cơ sở giáo dục trên địa bàn; việc triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018; thanh tra công tác quản lý liên kết đào tạo trên địa bàn và việc cấp phát văn bằng chứng chỉ; thanh tra công tác quản lý, chỉ đạo đối với các trường đại học công lập trực thuộc tỉnh, các cơ sở giáo dục khác đóng trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
Thanh tra về công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; việc xử lý vi phạm về giáo dục thuộc phạm vi quản lý trên địa bàn của UBND tỉnh Thanh Hóa.
Dự kiến đoàn công tác của Bộ Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ làm việc trong thời gian 45 ngày, kể từ ngày công bố quyết định thanh tra.
GS.TS Trần Đức Viên gửi tâm tư đến Tân Bộ trưởng giáo dục
Muốn lấy lại vị thế của người Thầy, ở đó sự liêm chính của Thầy và Trò được thượng tôn, thật đơn giản. Điều đó phụ thuộc rất lớn vào mục tiêu giáo dục: nền giáo dục ấy nhằm đào tạo ra các công dân hay các thần dân trong tương lai.
GS.TS Trần Đức Viên, nguyên Giám đốc Học Viện Nông nghiệp Việt Nam
Đó là chia sẻ của GS.TS Trần Đức Viên, nguyên Giám đốc Học Viện Nông nghiệp Việt Nam về vấn đề của giáo dục hiện nay.
Theo GS. TS Trần Đức Viên, ngành giáo dục trong những năm qua đã có nhiều cố gắng, làm được nhiều việc, đã tạo lập nên những thành tích rất đáng trân trọng, nhiều điểm sáng, nhiều vùng sáng, làm lay động biết bao con tim của những người trong và ngoài ngành: những cô giáo ngày đêm bám bản, bỏ lại đằng sau cả tuổi thanh xuân, cả thời đẹp nhất của cuộc đời mình, hết lòng hết sức vì học sinh thân yêu; các học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi quốc tế; các sinh viên lọt vào danh sách các gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu, gương mặt trẻ tiêu biểu châu Á, những người lính biên phòng kiêm thày giáo bản...
Nhưng vẫn còn đó những băn khoăn như các mô hình trường chuyên lớp chọn theo cách "bòn nơi khố rách đãi nơi quần hồng"; và còn nhiều điểm chưa sáng, vẫn còn đó những khoảng tối như bạo lực học đường, gian lận thi cử, các hành vi vô luân, phi giáo dục vẫn còn tồn tại đâu đó trong nhà trường.
Đành rằng cái tốt là cơ bản, điều làm chúng ta chưa yên tâm, chưa vừa lòng là thiểu số nhưng cũng đã đủ lớn để tạo nên các nỗi âu lo không nhỏ về nền giáo dục của đất nước, về đạo đức học đường, về đạo đức xã hội trong giai đoạn hiện nay.
Sa sút đạo đức người thầy sẽ làm sụp đổ toàn bộ giá trị xã hội
GS.TS Trần Đức Viên cho rằng những tồn tại trên có nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân từ bản thân nhà giáo.
Để dành lại vị thế người thầy, trước hết Nhà giáo phải có ý thức tự tôn, phải biết tự trang bị cho mình bản lĩnh, độ dày tầng văn hóa để có thể ngẩng cao đầu trong xã hội.
Một khi thầy không ra thầy, trò không ra trò, một khi lâu đài về trí tuệ, lâu đài về đạo đức bị xâm hại, bị tổn thương thì, thì lỗi không phải chỉ là do Thày và Trò, không chỉ là lỗi của ngành GD&ĐT, mà lỗi từ rất nhiều phía.
Nhưng người thầy góp phần tạo nên những sa sút đạo đức nhưng cũng là nạn nhân của tất cả những mất mát và xói mòn ấy. Khó khăn lớn nhất trong việc được sống xứng đáng như một người Thầy của các nhà giáo hiện nay là chế độ lương. Thu nhập không đủ sống là kẽ hở cho những toan tính ít lương thiện len vào.
Nguyên nhân thức hai là từ xã hội và môi trường giáo dục.
Nếu như môi trường xã hội chưa trong lành, chưa tiên học lễ hậu học văn, pháp luật, lẽ phải và các giá trị cao đẹp chưa được coi trọng và thượng tôn, nếu như ngành giáo dục chưa thực sự dành cho người thầy sự tôn trọng thì sự nỗ lực của mỗi nhà giáo, dù rất lớn và rất đáng trân quý, nhưng sẽ không mấy có ý nghĩa, không có sức nặng trong công cuộc xác lập lại vị thế người thầy.
Sự sa sút về phẩm hạnh người Thầy sẽ kéo theo một hệ quả lớn, có thể làm sụp đổ toàn bộ quá trình giảng dạy đạo đức hay nhân cách cho học sinh.
Nếu như mọi nguồn cơn của nền giáo dục đều "trước hết và quan trọng nhất là do chính nhà giáo", thì nền giáo dục của chúng ta đã không ở những thang bậc như hiện nay trong lòng dân, trong nhận thức xã hội.
Đòi hỏi người thầy phải cố gắng lấy lại được vị thế trong một xã hội là đúng nhưng chưa đủ.
Trông chờ gì ở tân Bộ trưởng?
GS.TSTrần Đức Viên cho hay, trong bức thư gửi nhà giáo khi lên nhậm chức, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn có viết: "Hơn ai hết, chúng ta mong mỏi vị thế của nhà giáo chúng ta cần phải được củng cố, sự tôn nghiêm của nghề cần phải được giữ gìn. Điều này cần nhiều phía và liên quan nhiều yếu tố, nhưng trước hết và quan trọng nhất là do chính nhà giáo chúng ta".
GS Viên đặt câu hỏi có phải những phiền lòng và lo âu về giáo dục, về sự tôn nghiêm của nghề giáo, về vị thế cao cả của nhà giáo trong thời đại ngày nay phụ thuộc chủ yếu và trước hết vào chính các nhà giáo?
Theo GS Viên, để dành lại vị thế người thầy, trước hết Nhà giáo phải có ý thức tự tôn, phải biết tự trang bị cho mình bản lĩnh, độ dày tầng văn hóa để có thể ngẩng cao đầu trong xã hội. Nhưng quan trọng và mang tính quyết định hơn là xây dựng được một xã hội, một môi trường giáo dục, ở đó những điều cao đẹp và các giá trị nhân bản được tôn trọng, đề cao và vinh danh, được sinh sôi và nảy nở.
Muốn lấy lại vị thế của người Thầy, ở đó sự liêm chính của Thầy và Trò được thượng tôn, thật đơn giản, GS. Trần Đức Viên cho rằng chỉ cần làm đúng những lời cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng dạy, Thầy ra Thầy thì tự khắc Trò sẽ ra Trò, Trường đã ra Trường, tự nhiên Lớp sẽ ra Lớp, tự khắc ở đó sẽ có sự tôn nghiêm của nghề giáo, sẽ có vị thế cao cả, được kính trọng và ngưỡng mộ của nhà giáo.
Muốn vậy, cũng thật là đơn giản, chỉ cần thay đổi cách dạy, cách học, cách kiểm tra, đánh giá người Thầy người Trò nói riêng, đánh giá và sử dụng, trọng dụng con người, nhất là người tài nói chung. Điều đó phụ thuộc rất lớn vào mục tiêu giáo dục: nền giáo dục ấy nhằm đào tạo ra các công dân hay các thần dân trong tương lai?
Từ mục tiêu, chương trình đào tạo được thiết kế vì người học, vì con trẻ hay là vì người lớn; Nếu vì con trẻ, chương trình đào tạo sẽ không còn bị áp đặt từ bên trên, từ bên ngoài nhà trường; nhờ thế, sẽ không còn các chương trình đào tạo được thiết kế quá tải về kiến thức, trong đó có nhiều thứ không thiết thực, người học không cần, không muốn học, nhưng họ buộc phải học đối phó, học để thi, để có mảnh bằng, để được yên thân; nên học thiếu thực chất, thiếu thực lực, thiếu thực học, nên cũng thiếu thực tài.
Chương trình đào tạo được thiết kế vì người học sẽ không còn chỗ cho lối giáo dục nặng về điểm số, nặng về thi cử, nặng về thành tích, không quan tâm đến sự hứng thú của người học và tính thực tiễn của các kiến thức.
Xã hội trong sạch đã, nền giáo dục nghiêm cẩn đã, thì rồi mọi thứ sẽ tự vào khuôn phép. Nên ngành GD&ĐT, trước hết là các quan chức của Ngành phải thực tâm, phải thành tâm coi trọng người Thầy, coi trọng người Trò, coi người học là trung tâm, chứ không phải những thứ khác là trung tâm đã, rồi mới nói và làm về các thứ khác, việc khác.
Cơ hội học ngành Giáo dục Mầm non tại Trường Cao đẳng Cần Thơ Cùng với chính sách mới đối với ngành Sư phạm, Trường Cao đẳng Cần Thơ (CCT) đã mở rộng đối tượng xét tuyển, tăng chỉ tiêu đào tạo... ngành Giáo dục Mầm non. Cơ hội học tập được mở rộng dành cho những thí sinh yêu thích ngành học này. Thí sinh đăng ký dự tuyển bằng hình thức trực tuyến vào ngành...