Thanh Hằng bối rối vì thí sinh ‘Học viện cải lương’ khóc nức nở trong hậu trường
Thấy thí sinh khóc nức nở vì thể hiện không tốt trong ‘ Học viện cải lương’, nghệ sĩ Thanh Hằng gửi lời động viên. Bà nói bản thân cũng phải học hỏi mỗi ngày dù theo nghề đã lâu.
Phương Mỹ Chi góp mặt trong Học viện cải lương để động viên các thí sinh. Chụp màn hình
Trong tập 6 Học viện cải lương, các thí sinh tiếp tục được đào tạo theo chủ đề “Cải lương trendy”. Ngoài dàn giám khảo chính gồm NSND Bạch Tuyết, nghệ sĩ Thanh Hằng, nghệ sĩ Châu Thanh, chương trình còn có sự góp mặt của Phương Mỹ Chi trong vai trò sứ giả văn hóa.
Ở vai trò khách mời, Phương Mỹ Chi ngẫu hứng hát một câu vọng cổ trong bài Chiếc lược ngà - ca khúc điển hình cho việc kết hợp âm nhạc hiện đại với nghệ thuật cải lương. Giọng ca sinh năm 2003 bật mí để thực hiện được bài hát này, NSƯT Kim Tử Long phải đến phòng thu nhiều lần hỗ trợ cô. Theo nữ ca sĩ, quan niệm người nào hát dân ca tốt sẽ ca cải lương được là không chính xác.
Các thí sinh có phần thể hiện chưa tốt khiến NSND Bạch Tuyết thất vọng. BTC
Khán giả lớn tuổi, khán giả trẻ đều thích bài Chiếc lược ngà khiến Phương Mỹ Chi rất hạnh phúc. “Thấy các bạn trẻ yêu văn hóa truyền thống, cải lương tôi rất hạnh phúc. Tôi mong các bạn, anh chị sẽ luôn vững tin với con đường mình lựa chọn. Hãy luôn tin vào những điều tốt đẹp, và luôn giữ một phần trái tim cho văn hóa truyền thống”, nữ ca sĩ nói. Giọng ca 21 tuổi bật mí thêm cô ấn tượng với vở Tiếng trống Mê Linh, Duyên kiếp và ước được thử sức vì cảm thấy thú vị.
Video đang HOT
Ở tập 6, các thí sinh được chia làm 2 nhóm để thực hiện các phần thi liên quan đến việc kết hợp cải lương với các dòng nhạc khác. Trước khi biểu diễn, họ đã có nhiều thời gian học hỏi, tập luyện cùng các nghệ sĩ. Trong đó, NSND Bạch Tuyết trực tiếp thị phạm, chỉ ra từng lỗi cho đàn em khắc phục, hoặc hỗ trợ để các bạn hoàn thiện hơn.
Tâm huyết với các bạn trẻ, NSND Bạch Tuyết thất vọng khi thí sinh Học viện cải lương thể hiện chưa tốt. Điển hình là ở đội Tú Tri, “cải lương chi bảo” cho rằng ngoài giọng ca sinh năm 1999 thì tất cả thí sinh còn lại đều không thuộc tuồng, thuộc vai, thậm chí thoại sai nhiều từ, chữ của tác giả.
Các giám khảo không ngại đưa ra những nhận xét thẳng thắn cho thí sinh. BTC
NSND Bạch Tuyết thất vọng về sự thiếu tập trung của họ dù bà hiểu độ căng thẳng khi ra công diễn, lại diễn trước giám khảo, ống kính phim trường; lại càng hiểu 1 vở diễn, trích đoạn mới thì ít nhất cũng phải qua mấy suất diễn mới có thể thuần thục. “Nhưng đã là diễn viên thì cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của sân khấu như ca đúng nhịp, nói đúng văn từ”, nữ giám khảo nêu quan điểm.
Nghệ sĩ Thanh Hằng lo lắng vì trong chương trình, một số gương mặt chưa có kinh nghiệm trên sân khấu. Theo nữ giám khảo, ý thức của thí sinh là điều quan trọng và ngoài chuyện thuộc tuồng, các bạn trẻ cần sáng tạo hơn. Khi chứng kiến một thí sinh bật khóc nức nở vì phần thể hiện chưa tốt, Thanh Hằng có chút bối rối, phải dành thời gian để nói chuyện, động viên.
“Như tôi dẫu làm nghề rất lâu rồi nhưng luôn phải học. Còn các con chưa có kinh nghiệm nên cố hết sức thấu hiểu. Bây giờ, cần bình tĩnh để biết nên làm gì, nói gì”, nghệ sĩ Thanh Hằng động viên. Theo bà, được làm nghệ sĩ, được khán giả đón nhận là đặc ân lớn trong đời. Vì thế, nghệ sĩ Thanh Hằng khẳng định nếu muốn làm nghề chuyên nghiệp phải biết phấn đấu, hoàn thiện bản thân liên tục.
NSND Bạch Tuyết, NSND Minh Vương ôn kỷ niệm khi đóng 'Đời cô Lựu'
Trong tập 5 "Học viện cải lương", NSND Minh Vương cùng NSND Bạch Tuyết có dịp kể lại kỷ niệm khi diễn vở "Đời cô Lựu"
Trong quá trình làm nghề, NSND Minh Vương có kỷ niệm sâu sắc với NSND Bạch Tuyết khi cả hai cùng tham gia vở cải lương kinh điển Đời cô Lựu. Trong đó, NSND Minh Vương vào vai Võ Minh Luân, con trai của cô Lựu do NSND Bạch Tuyết đảm nhận.
Ông kể trong kịch bản có đoạn bà Hai Hương kêu con trai lại gặp ba - là nhân vật Võ Minh Thành. Nguyên tác, sau khi đứa con chạy lại thì nhân vật Võ Minh Thành sẽ vô câu vọng cổ nhưng NSND Minh Vương cảm giác chưa thỏa đáng. Từ đó, ông đề nghị viết thêm một lớp tâm lý cho nhân vật Võ Minh Luân và dùng bản Văn thiên tường với 3 tiếng "ba hỡi ba" mang đậm dấu ấn Minh Vương.
Ông lấy câu chuyện này để nhắn nhủ các thí sinh về sự chủ động, sáng tạo hợp lý trong nghệ thuật để tạo nên những mảng miếng giá trị, góp phần nâng cao chất lượng vở diễn, lưu dấu ấn với khán giả.
NSND Minh Vương và NSND Bạch Tuyết trong vở "Đời cô Lựu".
NSND Bạch Tuyết tiết lộ dành nhiều tình cảm, sự trân trọng cho NSND Minh Vương khi cùng diễn vở Đời cô Lựu. Bà tự nhận là "fan ruột" của NSND Minh Vương trong tuồng này.
Nữ nghệ sĩ tâm sự: "Nghệ sĩ phải luôn sáng tạo và tưởng tượng. NSND Năm Châu từng nói nghệ sĩ diễn giả nhưng phải để khán giả tin vì những cái giả đó là thật ở ngoài đời. Như câu chuyện của NSND Minh Vương trong vở Đời cô Lựu, một đứa bé sau mười mấy năm không gặp cha thì không thể đứng thụ động để nghe người cha ca vọng cổ".
NSND Bạch Tuyết nhấn mạnh thí sinh phải làm cho chữ nghĩa sống động qua lời ca, phát âm tròn vành rõ chữ, tạo được sự chú ý. "Khán giả ngồi xa nên nghệ sĩ phải ca cho họ hiểu mới cảm rồi thương được", bà lý giải.
Trong tập này, nghệ sĩ Thanh Hằng cũng xúc động với tiết mục Cải lương và nỗi lòng người xa xứ của các thí sinh. Nội dung bài ca nói về nỗi nhớ quê hương của người xa xứ, trong đó có đề cập đến nghệ thuật cải lương như một nhịp cầu "nối đất quê hương".
Nghệ sĩ Thanh Hằng tâm sự chị thấy xúc động vì từng xa xứ 15 năm. Chị kể: "Ngày xưa khi định cư ở Úc, đến những cửa hàng bán băng đĩa, nghe cải lương vang lên tôi không dám đến gần. Tôi vì gia đình nên phải nén lòng lại. Có những lúc đưa con đi học, tôi đậu xe ở công viên rồi lấy nhạc ra để ca theo những vai diễn ngày xưa.
Khi xem tiết mục này, tôi nhớ lại 2 câu vọng cổ NSND Viễn Châu từng viết tặng: "Loài chim nọ còn thương cành nhớ tổ, sao kẻ ly hương không nhớ cội thương nguồn". Hai câu này giúp tôi bình tâm lại, biết rằng cải lương vẫn sống bên trong mình".
Học viện cải lương được sáng lập bởi NSND - Tiến sĩ nghệ thuật Bạch Tuyết. Nghệ sĩ cải lương Châu Thanh, Thanh Hằng cùng "thầy đờn" - nhạc sĩ, NSND Thanh Hải đồng hành xuyên suốt với thí sinh trong chương trình để đào tạo, truyền nghề.
Chương trình gồm 12 tập, trong đó 3 tập đầu là vòng tuyển chọn các thí sinh. 8 tập sau đó là các thử thách để đào tạo, rèn luyện kỹ năng cho họ. Từ 50 thí sinh ban đầu, giám khảo chọn ra 25 bạn đi tiếp, sau đó loại dần còn một số thí sinh trước chung kết. Tập 12 khép lại chương trình, tìm ra ngôi vị quán quân.
Sau đó, nhà sản xuất có kế hoạch tổ chức gala, tạo môi trường để thí sinh, người chiến thắng có cơ hội biểu diễn trước công chúng trên sân khấu chuyên nghiệp.
Chương trình trang bị những kiến thức nền tảng về nghệ thuật ca - diễn cải lương; tạo không gian từ sàn tập đến sàn diễn cho các học viên để từng bước trở thành một nghệ sĩ cải lương chuyên nghiệp.
Thiêng Ngân - con nuôi Phi Nhung bị loại sớm ở 'Học viện cải lương' Thiêng Ngân - con nuôi cố ca sĩ Phi Nhung có phần thể hiện không tốt trong tập 4 'Học viện cải lương', phải nói lời chia tay chương trình. Thiêng Ngân thực hiện các thử thách tại 'Học viện cải lương'. BTC Tập 4 Học viện cải lương lên sóng với màn tranh tài của 25 thí sinh. Họ trải qua các...