Thắng kiện ‘nhân tài’, Đà Nẵng khó thu hồi 20 tỷ
Tám học viên bị tòa tuyên bồi hoàn gần 20 tỷ đồng chi phí đào tạo ở nước ngoài cho TP Đà Nẵng đã nộp đơn kháng cáo.
Ngày 9/11, TAND TP Đà Nẵng cho biết đã nhận đơn kháng cáo của 7 bị đơn bị chính quyền TP Đà Nẵng kiện đòi bồi thường chi phí đầu tư cho họ đi học ở nước ngoài. Một bị đơn khác gửi đơn kháng cáo lên TAND cấp quận.
Trước đó, TAND TP Đà Nẵng thụ lý vụ kiện của Trung tâm Phát triển Nguồn nhân lực Chất lượng cao TP Đà Nẵng đối với 16 học viên tham gia đề án 922.
Trung tâm này yêu cầu các học viên phải bồi thường kinh phí đào tạo vì không trở về làm việc sau khi được cử đi học nước ngoài bằng kinh phí nhà nước.
Tòa đã tuyên buộc 8 học viên phải bồi thường kinh phí đào tạo cho Đà Nẵng gần 20 tỷ đồng. Không đồng ý với mức án trên, các học viên đã ủy quyền cho gia đình làm đơn kháng cáo. Họ muốn cấp phúc thẩm xem xét giảm một phần tiền bồi thường.
Ông Huỳnh Bửu (bố của Huỳnh Văn Long – học viên thua kiện, phải bồi thường 2,7 tỷ đồng), cho biết, con ông chưa muốn trở về vì xin được học bổng tiến sĩ ở Anh.
Học xong, nhiều học viên quay về phục vụ cho TP Đà Nẵng. Ảnh: Đoàn Nguyên.
Video đang HOT
Khó thu hồi tiền bồi thường
Đề án 922 được Đà Nẵng triển khai từ năm 2004, nhằm hỗ trợ đào tạo bậc đại học tại các cơ sở giáo dục trong nước và nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước.
Trong hợp đồng quy định, sau khi hoàn thành khóa đào tạo, học viên phải về làm việc cho thành phố tối thiểu 7 năm. Hơn 630 người tham gia đề án và khoảng một nửa học viên đã về làm việc ở các sở, ban ngành TP Đà Nẵng.
Trao đổi với phóng viên, nhiều phụ huynh của học viên cho hay, mức bồi thường tòa tuyên quá cao.
Họ kháng cáo với hy vọng phiên xét xử phúc thẩm, mức tiền bồi thường sẽ giảm và được trả chậm theo lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn do Ngân hàng Nhà nước quy định.
Tuy nhiên, theo lãnh đạo Trung tâm Phát triển Nguồn nhân lực Chất lượng cao Đà Nẵng, số tiền phải bồi hoàn không đáng kể.
Lãnh đạo trung tâm này cũng thừa nhân, hầu hết học viên thua kiện vừa qua đều đang ở nước ngoài, nên việc thu hồi số tiền trên sẽ gặp nhiều khó khăn.
Trao đổi với Zing.vn về vấn đề này, luật sư Trần Hùng (Đoàn Luật sư Đà Nẵng), cho rằng: Trước khi ra nước ngoài, học viên đều ký hợp đồng với TP Đà Nẵng. Hợp đồng quy định rất rõ học xong phải về nước phục vụ cho TP. Trường hợp không về, họ phải bồi thường hợp đồng.
“Bây giờ họ không về làm việc như cam kết thì đương nhiên phải bồi thường tiền ngân sách”, luật sư Hùng nói.
Ông Hùng cho biết, nếu các học viên không trả (vì họ đang ở nước ngoài) thì phụ huynh phải có trách nhiện bồi thường. Nếu phụ huynh và học viên không chịu bồi thường, cơ quan thi hành án phải có trách nhiệm cưỡng chế theo luật định.
“Cực chẳng đã mới khởi kiện”
Ông Nguyễn Văn Chiến – Giám đốc Trung tâm Phát triển nguồn Nhân lực Chất lượng cao Đà Nẵng) cho biết, cực chẳng đã đơn vị mới kiện học viên.
Theo vị này, TP Đà Nẵng đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng để đưa học viên đi đào tạo ở các trường đại học lớn trong và ngoài nước. Theo hợp đồng, sau khi tốt nghiệp, họ phải về làm việc cho các cơ quan nhà nước ở TP Đà Nẵng. Thế nhưng, họ đã vi phạm hợp đồng, không chịu về nước làm việc.
Trước khi khởi kiện, Trung tâm Phát triển Nguồn nhân lực Chất lượng cao Đà Nẵng tìm cách liên lạc khuyên các học viên về nước. Thế nhưng, những học viên này lại viện lý do xin ở lại học lên bậc cao hơn. Thậm chí, có học viên xây dựng gia đình và ở luôn nước ngoài.
Theo Zing
7 'nhân tài' của Đà Nẵng kháng cáo
Đại diện TAND TP Đà Nẵng vừa chõ biết đã nhận 7 đơn kháng cáo của các bị đơn liên quan đến việc UBND TP Đà Nẵng kiện "nhân tài" vì vi phạm hợp đồng.
Theo thống kê của Tòa Dân sự TAND TP Đà Nẵng từ 1/10/2014 đến 30/9/2015, tòa đã thụ lý 15 vụ kiện "nhân tài". Trong đó, tòa đã đưa ra xét xử 9 vụ (đều tuyên bị đơn thua kiện), còn 6 vụ đang chuẩn bị xét xử. Trong số 9 vụ đã xử sơ thẩm thì 7 vụ có đơn kháng cáo của bị đơn.
Thời gian qua Trung tâm Phát triển nguồn nhân lực cao Đà Nẵng đã khởi kiện ra tòa nhiều "nhân tài" vì vi phạm hợp đồng trong Đề án 922.
Đề án này được TP Đà Nẵng triển khai từ năm 2004 nhằm hỗ trợ đào tạo bậc đại học tại các cơ sở giáo dục trong nước và nước ngoài bằng ngân sách nhà nước.
Theo đó, trung tâm đã bỏ kinh phí đào tạo cho mỗi học viên hàng tỉ đồng. Trong hợp đồng hai bên ký kết quy định rõ sau khi hoàn thành khóa đào tạo các học viên phải về làm việc cho thành phố tối thiểu 7 năm.
Tuy nhiên, sau khi hoàn thành khóa học, nhiều học viên không về nước mà có đơn xin rút khỏi đề án vì lý do kết hôn, sẽ định cư tại nước ngoài hoặc học lên tiến sĩ...
Cho rằng việc các học viên rút khỏi đề án giữa chừng là vi phạm hợp đồng nên trung tâm đã khởi kiện ra tòa yêu cầu các học viên và gia đình phải liên đới bồi hoàn toàn bộ chi phí đào tạo./.
Theo Dương Hằng
Theo_VOV
Đà Nẵng: 7 "nhân tài" kháng cáo Ngày 6.11, đại diện TAND TP.Đà Nẵng cho biết đã nhận 7 đơn kháng cáo của các bị đơn liên quan đến việc UBND TP.Đà Nẵng kiện "nhân tài" vì vi phạm hợp đồng. Theo thống kê của Tòa Dân sự TAND TP.Đà Nẵng từ 1.10.2014 đến 30.9.2015, tòa đã thụ lý 15 vụ kiện "nhân tài". Trong đó, tòa đã đưa ra...