Thắng cố Bắc Hà: Hơn 200 năm tuổi vẫn “hấp dẫn như thuở mới quen”
Thắng cố là món ăn dân dã, truyền thống có tuổi đời hơn 200 năm, gắn liền với đời sống của đồng bào dân tộc Mông, Tày, Nùng… ở vùng cao Tây Bắc.
Vốn xuất xứ từ Vân Nam (Trung Quốc), món ăn đặc trưng được nấu từ thịt ngựa du nhập vào đời sống của đồng bào các dân tộc ở miền núi phía Bắc nước ta từ khá sớm.
Khác với cách nấu truyền thống, món bánh canh há cảo nhân thắng cố lại được người Trung Quốc cho thêm bột ngũ vị hương và ăn kèm đậu hũ thối.
Bắt nguồn từ tiếng Hán-Mông, “thắng cố” đọc theo âm Hán Việt là “thang cốt”, nghĩa là “canh xương”.
Trong tiếng Hán, “thắng cố” đọc theo âm Hán Việt là “thang hoắc”, hoặc do biến âm của “thoảng cố” trong tiếng Mông nghĩa là “nồi nước”.
Nhiều người cao niên thì cho rằng, tiếng Mông gọi “thắng cố” là “khấu tha”, tức “canh thịt”.
Thắng cố là món ăn đặc trưng được nấu từ thịt ngựa
Món thắng cố truyền thống của người Mông được nấu bởi xương, thịt và nội tạng ngựa. Sau khi mổ ngựa, phần thịt và nội tạng được rửa sạch, tẩm ướp gia vị khoảng 15-30 phút rồi trút tất cả vào chảo, dùng chính mỡ có trong thịt để xào (theo cách nói của bà con vùng cao là “lấy mỡ ngựa rán ngựa”).
Thấy miếng thịt cháy cạnh thì đổ nước vào chảo, cứ thế ninh sôi sùng sục hàng tiếng đồng hồ để thịt chín nhừ và chuẩn hương vị. Người nấu phải canh chừng để múc váng, hớt bọt giúp cho nước dùng thêm ngọt và trong.
Món ăn dân dã, truyền thống có tuổi đời hơn 200 năm
Được nấu từ xương ninh nhừ cùng lục phủ ngũ tạng nên nhiều người cho rằng, thắng cố là món ăn “không sạch sẽ” do nội tạng ngựa gây ra mùi hôi. Tuy nhiên, suy nghĩ này hoàn toàn sai lầm bởi mùi khó chịu của thắng cố do gia vị trong quá trình đun nấu tạo nên.
Điểm đặc biệt tạo nên sức hút khó cưỡng của thắng cố Bắc Hà chính là ở gia vị chế biến. Chảo thắng cố được đun sôi cùng hàng chục loại gia vị truyền thống của đồng bào vùng cao.
Chảo thắng cố sôi sùng sục hàng tiếng đồng hồ
- Lá cây thắng cố là một trong những gia vị “buộc phải có” khi chế biến món này. Cây thắng cố mọc chủ yếu ở thị trấn Bắc Hà. Đó cũng chính là lí do tạo nên “thương hiệu” thắng cố ngựa Bắc Hà với hương vị khác hẳn thắng cố ở cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) hay vùng đất Mường Khương (Lào Cai).
- Mắc khén được đồng bào vùng cao xem như “hạt tiêu rừng”, cũng là một trong những gia vị không thể thiếu của thắng cố.
Video đang HOT
- Hạt dổi mang hương vị đặc trưng do núi rừng ban tặng, mùi thơm cực kỳ kích thích, ngay cả thực khách kĩ tính nhất cũng khó có thể kìm lòng.
Thắng cố Bắc Hà “ngon khó cưỡng” bởi gia vị chế biến
- Thảo quả gần giống cây sa nhân, mọc trong rừng, phân bố chủ yếu ở Tây Bắc, nhiều nhất tại Lào Cai. Không chỉ là gia vị chế biến món ăn, thảo quả còn là vị thuốc giúp điều trị rối loạn tiêu hóa.
- Quế chi vừa là gia vị quen thuộc trong chế biến món ăn, vừa là vị thuốc Bắc có tính cay nóng, tác dụng chữa chứng phong hàn, tâm tỳ dương hư.
Nước chấm thắng cố không cần quá cầu kỳ
- Hoa hồi có mùi thơm tựa như cây tiểu hồi, thu được từ vỏ quả hình sao của một loại cây xanh quanh năm, có ở vùng Đông Bắc và Tây Bắc nước ta.
- Tương ớt chủ yếu dùng để pha nước chấm nhưng thơm, ngon, chuẩn vị và phù hợp nhất với thắng cố phải là tương ớt Mường Khương.
- Tương tàu là loại tương làm từ đậu, dạng sệt, màu nâu, không cay.
- Lá chanh nướng lên cho thơm, tán nhuyễn, ướp vào thịt trước khi xào.
- Củ sả giúp giải độc cơ thể, hỗ trợ điều trị trầm cảm, rối loạn kinh nguyệt, ngừa ung thư.
- Củ gừng là gia vị rất phổ biến, có tác dụng khử mùi cho món thắng cố ngựa.
Lên vùng cao, đi chợ phiên, nghe tên gọi “thắng cố” cũng đủ kích thích vị giác rồi. Nhưng tận mắt nhìn cách chế biến, tai nghe tiếng nước sôi lục bục trong chảo, thực khách chỉ muốn “xúc ăn liền”. Tuy vậy, thắng cố không phải là món “ăn thế nào cũng được”.
Thắng cố không phải là món “ăn thế nào cũng được”
Phải chìm trong giá lạnh của miền núi cao, bạn mới thực sự thấu hiểu cảm giác bưng bát thắng cố “nóng hổi vừa thổi vừa ăn”. Ăn thắng cố phải dùng bát to và ăn ngay trên bếp, ăn đến đâu múc đến đó. Mỗi người một đôi đũa gắp chung trong chảo, có thể cho thêm ớt xào để tăng vị cay.
Đặc biệt, người vùng cao không ai ăn thắng cố một mình. Thiếu món thắng cố thì không thể gọi là chợ phiên. Ngoài chảo thắng cố được nấu trong mỗi phiên chợ, chỉ khi nào thôn bản có việc lớn, gia đình có lễ tạ… thì bà con nơi đây mới làm món thắng cố để thiết đãi khách quý, người thân, bạn bè.
Rượu ngô Bản Phố, thắng cố Bắc Hà
Nếu như “miếng trầu là đầu câu chuyện” ở miền xuôi thì với đồng bào vùng cao, đi chợ phiên là phải ăn bát thắng cố, uống chén rượu ngô, cùng anh em, bạn bè hàn huyên tâm sự.
Nhấp chén rượu ngô Bản Phố thơm nồng, gắp miếng thịt ngựa chín mềm cho vào miệng, cảm nhận vị ngọt của thịt cùng vị cay của ớt, mùi thơm ngai ngái của gia vị hòa quyện trong chảo thắng cố tạo nên hương vị vô cùng đặc trưng nơi vùng cao Tây Bắc.
Thứ cây chát xít mọc trên các triền đồi miền cổ tích Tà Xùa ở Sơn La ngờ đâu thành đặc sản thơm khắp bản
Nhờ tích cực học hỏi kinh nghiệm sao chè từ bà con trong bản chị Giàng Thị Khua, dân tộc Mông, bản Chung Trinh, xã Tà Xùa (huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La) đã và đang thành công với bí quyết sao chè Shan Tuyết, đây loại chè mang đặc trưng, hương vị riêng của vùng cao Tây Bắc.
Chúng tôi đến thăm gia đình chị Giàng Thị Khua, bản Chung Trinh, xã Tà Xùa (huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La) khi nhiệt độ đã nhỉnh lên sau những ngày thời tiết rét đậm, rét hại, những ngày này những búp chè non của gia đình chị đang đâm chồi, chị cùng gia đình đã bắt đầu thu hái. Ảnh: Mùa Xuân.
Những cây chè Shan Tuyết mặc dù mới có tuổi đời hơn chục năm nhưng thân đã đầy rêu mốc, có lẽ do địa hình, địa chất, khí hậu đặc biệt ở vùng cao nơi đây đã tạo nên những cây chè Tà Xùa đầy rêu mốc như mặc cho mình lớp áo mới che thân, tỏa ra hương vị thơm ngon không thể lẫn với bất cứ loại chè nào khác. Ảnh: Mùa Xuân.
Theo chị Giàng Thị Khua, gia đình chị có 1,5 ha chè Shan Tuyết, trong đó, 0,5 ha đã được gia đình chị trồng cách đây 13 năm, diện tích còn lại trồng được gần 5 năm. Mỗi lần hái chè, chị phải đi hái từ sáng sớm đến 11 giờ trưa thì dừng, buổi chiều từ 3 giờ trở đi mới hái tiếp. Hái như vậy để tránh hái thời điểm nắng to chè sẽ không ngon, không hái chè khi trời mưa vì chè sẽ bị đen mà các vết đứt ở thân chè dễ bị thối, chậm hồi phục, hương vị không được ngon. Ảnh: Mùa Xuân.
Tùy thuộc vào cách hái của từng gia đình, nhưng chỉ được hái 1 tôm từ 1-3 lá thì chè mới thơm ngon, đắt khách, bán được giá cao hơn. Ảnh: Mùa Xuân.
Những lá búp chè non nhô lên khỏi cây chè Shan Tuyết được gia đình chị Khua hái về, mỗi ngày nếu hai vợ chồng cùng hái nhanh, đều tay thì nhiều lắm cũng chỉ hái được 25 kg chè búp tươi. Nhờ trồng loại chè đặc sản này giờ đây chị Khua đã có cuộc sống khấm khá hơn so với trước đây. Ảnh: Mùa Xuân.
Chè hái những ngày trời mát, nhiều sương mù là tốt nhất. Sau khi chè được hái về phải tranh thủ sao càng sớm càng tốt, mới giữ được hương vị. Đặc biệt là chè khi hái về sẽ không để qua đêm, bởi qua một đêm chè sẽ bị héo và mất hết hương vị. Ảnh: Mùa Xuân.
Chị Khua nhóm lửa để đun nóng đều chiếc máy trước khi cho chè vào máy để đảm bảo chất lượng sản phẩm chè. Ảnh: Mùa Xuân.
Mỗi lần cho vào máy sao chị Khua sẽ cho 1 kg chè tươi, cho nhiều quá chè sẽ không khô đều và tốn nhiều thời gian hơn. Ảnh: Mùa Xuân.
Chiếc máy sao chè được đặt ở giữa kệ xây bằng gạch chắc chắn, đây là chiếc máy được gia đình chị Khua mua năm 2018 từ tỉnh Yên Bái về, với giá 2,7 triệu đồng. Ảnh: Mùa Xuân.
Bằng sự kiên nhẫn, dùng tay quay chiếc máy liên tục trong thời gian 10 phút để chè nóng khô mới vớt ra để cho vào mẹt tre. Ảnh: Mùa Xuân.
Sao chè công đoạn đầu tiên là làm héo, sau đó cho chè ra cái mẹt vò lên nhiều lần. Ảnh: Mùa Xuân.
Sau khi vò xong, sẽ dùng cái mẹt sảy bỏ hết chè cám ra riêng, chị Khua bảo rằng làm như vậy để cho vào máy sao lần 2 mới không bị cháy và cho hương vị ngon hơn. Ảnh: Mùa Xuân.
Chè cám vẫn được gia đình Khua bán với giá 50 nghìn đồng/kg. Ảnh: Mùa Xuân.
Chị Khua, chia sẻ: Từ khi mới bắt đầu tập sao chè tôi còn thiếu kinh nghiệm, không biết điều chỉnh lửa bếp củi nên nhiều lúc chè cháy đen hoặc sao chè không thành công, bán không ai mua. Vừa học hỏi kinh nghiệm từ các thế hệ đi trước, vừa tham khảo kinh nghiệm của chính những người khách hàng hay lên vùng cao Tà Xùa mua chè, phải mất thời gian 3 năm tôi mới sao chè ngon như bây giờ. Ảnh: Mùa Xuân.
Túi nilon bóng được chị Khua dùng để đóng gói sản phẩm chè khi đã sao hoàn chỉnh. Ảnh: Mùa Xuân.
Nếu chè càng nhiều màu trắng tuyết, phần lá màu hanh vàng sáng thì đó là chè ngon, mẻ chè sao thành công. Nếu có dịp bạn ghé thăm huyện vùng cao Bắc Yên (Sơn La) thấy những người phụ nữ Mông ngồi hai bên đường bán những túi chè đặc sản, với giá hàng trăm nghìn hoặc tiền triệu bạn cũng đừng phải ngạc nhiên. Bởi, các công đoạn để tạo thành sản phẩm chè bán ra thị trường là cả một quá trình gian nan và bằng bàn đôi bàn tay khéo léo, sự nhẫn nại, chịu thương, chịu khó của người phụ nữ Mông mới tạo ra loại chè mang hương vị riêng ở vùng cao Tây Bắc này. Ảnh: Mùa Xuân.
Sau 3 lần cho vào chiếc máy sao mất thời gian gần 1 tiếng đồng hồ, chị Khua đã sao được 0,5 kg chè khô và cho vào túi nilon đóng thành gói tặng cho chúng tôi mang về làm quà. Ảnh: Mùa Xuân.
Đối với chè Shan Tuyết sau khi sao thành chè khô sẽ được bán với giá 450 nghìn đồng/kg, cũng có loại giá lên đến tiền triệu. Ảnh: Mùa Xuân.
Nhà giáo ưu tú Hoàng Thị Hà: "Phải là người bạn với học trò để truyền cảm hứng Văn học" "Mình không chỉ là người dạy, mà còn phải là người bạn của học trò. Chỉ khi mình chân thành, các em mới thực sự tin tưởng. Đó là nguồn cảm hứng giúp các em tiếp thu bài tốt hơn!", NGƯT Hoàng Thị Hà bộc bạch. Cô Hà (thứ 3 bên trái) cùng với học sinh tham gia nghiên cứu khoa học kỹ...