Tháng ba về, nhớ tết bánh trôi
Thời gian trôi như thoi đưa, cảm giác như vừa mới ra Tết Nguyên Đán chưa được bao lâu mà đã sắp tới ngày Tết Hàn thực (hay còn gọi là tết bánh trôi bánh chay) quê mình…
Vừa mới sáng, cha gọi điện bảo sắp tới có về ăn Tết Hàn thực không? Trả lời cha với giọng đầy tiếc nuối: con lại bận thi giữa học kì nên không về được. Vừa gác máy, con chợt hình dung cảnh một mình cha lại thui thủi vào bếp vừa nặn vừa luộc bánh trôi để ngày hôm sau đem ra cúng tổ tiên và đặt lên bàn thờ mẹ, lòng con không khỏi bùi ngùi…
Tết Hàn thực diễn ra vào ngày mùng 3.3 (âm lịch) hàng năm, đã trở thành một ngày Tết không thể thiếu trong năm của người Việt Nam theo phong tục cổ truyền. Vào ngày này, người Việt thường làm bánh trôi, bánh chay, nấu xôi chè lễ Phật và cúng gia tiên. Nhưng ngày nay, người ta dễ dàng mua được những đĩa bánh ngon mà không cần phải kì công vào bếp, ngày tết Hàn thực cũng chỉ còn tồn tại ở một số tỉnh miền bắc và ven ngoại thành Hà Nội.
Con vẫn bảo cha đừng bày vẽ làm gì cho mệt, nhưng cha nhất quyết không nghe. Cha nói rằng ngày rằm là ngày hương hồn những người đã khuất trở về nhà đoàn tụ cùng người thân và con cháu, dù ít dù nhiều cũng làm lấy vài đĩa bánh trôi gọi là lòng thành dâng lên tổ tiên. Và ít nhất cha cũng không muốn có sự thiếu vắng nguội lạnh trên bàn thờ mẹ vào những ngày như thế.
Ngày tết hàn thực quê mình chỉ làm bánh trôi chứ không có bánh chay hay nấu chè như nhiều nơi khác. Cách làm bánh trôi truyền thống cũng rất đơn giản, bánh làm bằng bột nếp nhào nặn với nước theo tỉ lệ vừa phải, có nhân bằng đường phên. Gạo làm bánh trôi được chọn từ giống nếp cái hoa vàng, giống lúa nếp dẻo thơm nổi tiếng. Trộn gạo theo công thức chín phần nếp một phần tẻ. Đường chọn làm nhân bánh trôi ngon phải là đường phên già, những miếng đường vuông thành, sắc cạnh, đỏ thắm và có mùi hương thơm mát.
Bánh trôi không nặn to, ăn vừa nhanh ngán lại không bắt mắt. Nặn bánh xong xoa đều giữa hai lòng bàn tay, nặn xong chiếc nào thả luộc luôn chiếc ấy, có thế bánh mới tròn. Bánh nặn xong được thả vào nồi nước sôi. Bánh chìm xuống rồi nổi lên thì vớt ra và ngâm trong nước đun sôi để nguội cho săn trở lại rồi lại vớt ra bày vào đĩa. Rắc thêm mấy hạt vừng đã rang thơm lên trên đĩa bánh trôi tăng thêm phần hấp dẫn cho món ăn. Những chiếc bánh trôi trắng ngần, điểm vài hạt vừng vàng đượm, xếp gọn gàng trong đĩa, là món quà giản dị cha vẫn dành cho các con trong ngày trở về vào tết bánh trôi.
Ngày mẹ còn sống, cả gia đình mình quây quần bên bếp lửa vừa nặn vừa luộc bánh trôi trong tiếng nổ của củi xoan lép bép. Mỗi khi làm xong mẹ thường ưu tiên cho con gái vài chiếc bánh để ăn thử trước, đó cũng là những kỉ niệm sẽ chẳng khi nào phai dấu trong lòng con! Chẳng cứ là tết Hàn thực người ta vẫn bán những gánh hàng bánh trôi trên phố, con vội lại mua một đĩa mang về cho vơi bớt nỗi nhớ về cha mẹ, quê hương…
Video đang HOT
Theo Lao Động
Những món ngon rẻ không nên bỏ qua ở Huế
Với những người nghiền món ăn dân dã và mang đậm hương vị quê hương, thì cơm hến, cháo hến, hến xào hay một bát bún mắm sẽ khiến bạn nhớ mãi không quên khi đặt chân đến Huế.
Từ bao giờ các món ăn về hến là đặc sản của thành phố Huế, có lẽ vì vậy mà trong sổ tay của khách du lịch luôn có ghi chú về món ngon này.
Tại Huế, phố Trương Định nổi tiếng với các quán cơm hến, trong đó, hiệu cơm cô Thủy với 15 năm đã trở thành địa chỉ quen thuộc của người dân. Đó là một quán xinh xinh, với những chiếc bàn nhỏ, ghế nhỏ. Trên bàn lúc nào cũng đặt sẵn một vài bó nem và giò để khách ăn "chống đói".
Cơm hến bình dị của người Huế.
Và sau 5 phút, một bát cơm hến được bày ra trước mắt bạn. Trên những hạt cơm trắng muốt là hến, giá, tóp mỡ chiên giòn, khế, lạc, rau mùi.... Đầu tiên, bạn sẽ trộn đều tất cả, sau đó xúc từng thìa và cảm nhận hương vị của món ngon xứ Huế.
Người Huế vốn tinh tế và nhẹ nhàng, vì thế, các món ăn cũng không trưng nhiều ngồn ngộn, mà lưng lửng giữa chừng bát. Nên dù rất "mãn nguyện" với bát cơm hến, nhưng bạn chắc chắn vẫn chưa đủ no, và sẽ còn...khối món ăn thú vị khác để bạn lựa chọn.
Đó có thể là một bát cháo hến, với giá cũng 7.000 đồng. Cháo được nấu loãng, hến béo ngậy đã được xào qua với hành, mỡ ăn rất đậm vị. Để ngon hơn, bạn có thể cho thêm một ít hạt tiêu, ớt bột, vừa thơm vừa cay cay, kích thích vị giác muốn ăn hơn nữa.
Cháo hến.
Tuy nhiên, với người miền Bắc quen ăn cháo xay hoặc cháo hầm thật nhuyễn thì chưa thể ưng ý với cháo hến của người Huế. Bởi, hạt gạo được nấu không nhừ, vẫn còn chưa nở bung, đủ độ mềm cho một bát cháo.
Bên cạnh cháo hến, bạn cũng có thể gọi một bát bún thịt nướng. So với cơm, cháo hến thì bát bún thịt nướng đắt hơn... 3.000 đồng, nghĩa là có giá 10.000 đồng/bát. Thịt nướng không cắt thành từng miếng nhỏ mà là những tảng lớn được ướp ngọt vừa phải và hơi cay, ăn kèm với bún cùng nước chấm đúng kiểu Huế.
Ngoài ra, một bát bún mắm cũng là gợi ý không tồi. Món ăn là một trong những hương vị quê nhà mà những người con xứ Huế khi đi xa rất đỗi nhớ nhung. Ở quán cô Thủy, bún mắm thuộc hàng nhất nhì đất cố đô, đủ cho bạn cảm nhận được vị ngon của món ăn này.
Mắm nêm được làm từ các loại cá biển, không quá ngọt cũng không quá mặn, hơi cay và thường chỉ vắt thêm ít chanh và ăn kèm rau sống chứ không pha chế gì thêm.
Bún thịt nướng.
Bún mắm.
Ở Hà Nội, để ăn một đĩa hến xào thì khá đắt đỏ, trong khi ở Huế chỉ có giá là 15.000 đồng mà hến thì tươi ngon hơn hẳn. Hến xào với tóp mỡ nhưng qua bàn tay khéo léo của chủ quán thì không hề ngấy, mà vừa bùi vừa thơm.
Với một đĩa hến xào, bạn cũng sẽ trải nghiệm cảm giác "tập thể", khi mọi người cùng bẻ một miếng bánh đa, cùng xúc thìa hến, cùng "vét" cho sạch đĩa.
Bánh đá xúc hến xào.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Rộn ràng mùa cá cơm Chiều nay ngang qua chợ, đâu đâu cũng thấy những sọt cá cơm tươi rói mới biết mùa cá cơm lại bắt đầu. Trong thời buổi vật giá leo thang mỗi ngày, có thêm một rổ cá cơm bữa ăn gia đình càng trở nên phong phú. Này nhé, cá cơm rim cay ngọt, gỏi cá cơm, cá cơm nấu canh ...và cả...