Tháng 1/1979: 600.000 quân xâm lược tập trung lên biên giới Trung-Việt
Trong tháng 1/1979, Trung Quốc cơ bản đã chuẩn bị xong lực lượng và phương án tiến đánh Việt Nam, chỉ chờ sự gật đầu của Mỹ là khai chiến.
Trong kỳ trước với tiêu đề: “Tháng 12/1978: Đặng Tiểu Bình hạ quyết tâm xâm lược Việt Nam”,chúng ta đã được biết rằng, bắt đầu từ đầu năm1978, quan hệ Việt-Trung xấu đi nghiêm trọng, đến tháng 11/1978, Trung Quốc về cơ bản đã xác định quyết tâm xâm lược Việt Nam, đến tháng 12 thì Đặng Tiểu Bình đã ra quyết định tấn công nước ta và ráo riết chuẩn bị lực lượng cho đòn đánh bất ngờ, đồng thời triển khai các biện pháp ngoại giao nhằm tìm kiếm sự ủng hộ của Mỹ và đồng minh.
Trung Quốc hoạch định kế hoạch tác chiến đánh Việt Nam
Tại cuộc họp Bộ Chính trị mở rộng ngày 31/12/1978, Đặng Tiểu Bình đã chỉ định Hứa Thế Hữu (Xu Shiyou) chỉ huy cánh quân Quảng Tây và Dương Đắc Chí chỉ huy cánh quân Vân Nam. Đồng thời, Đặng Tiểu Bình cũng quyết định không thành lập Bộ chỉ huy chung mà hai cánh quân sẽ tiến hành chiến đấu độc lập, không có phối hợp hoặc hiệp đồng.
Theo tinh thần chỉ đạo và đường lối chiến tranh đó, chỉ huy 2 cánh quân chủ lực của Trung Quốc đã xây dựng những kế hoạch tác chiến riêng, trong đó tập trung nhấn mạnh đến việc phải tiêu diệt các sư đoàn quân chính quy của Việt Nam dọc biên giới Trung-Việt.
Về phương châm tác chiến chủ đạo của cuộc chiến tranh, Hứa Thế Hữu đã vận dụng kinh nghiệm chiến đấu của mình và các bài bản chiến thuật của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, để đưa ra phương châm tác chiến chủ đạolà “ngưu đao sát kê” (dùng dao mổ trâu để giết gà).
Hứa Thế Hữu xác định sẽ “ triển khai 2 mũi tấn công lớn từ 2 hướng, tập trung quân số áp đảo toàn diện để bao vây từ hai bên sườn, nhằm tiêu diệt từng bộ phận quân địch bằng những trận đánh hủy diệt lớn, theo phương thức đánh nhanh rút gọn“.
Xuất phát từ đó, Hứa Thế Hữu đã đưa ra nguyên tắc tác chiến gồm ba điểm:
Một là:Tập trung tấn công vào vị trí quan trọng nhưng phòng thủ sơ hở của quân Việt Nam.
Hai là:Sử dụng lực lượng và hỏa lực áp đảo (tiền pháo hậu xung) để đập tan hàng phòng ngự của Việt Nam tại những những cứ điểm then chốt.
Video đang HOT
Trung Quốc dự định dùng “2 gọng kìm” mở cuộc chiến gồm 3 giai đoạn để quét sạch lực lượng Việt Nam ở các tỉnh biên giới phía bắc
Ba là: Các đơn vị xung kích phải dốc sức nhanh chóng thọc sâu và tấn công theo tất cả các con đường dẫn đến trung tâm chỉ huy.
Họ Hứa tin rằng, dưới sự chỉ huy của của ông ta, quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc có thể xé nát hệ thống phòng thủ biên giới của Việt Nam thành từng mảnh, đập tan mọi sự kháng cự, thọc sâu, bao vây, chia cắt và sau đó tiêu diệt lực lượng của Việt Nam.
Về các giai đoạn của cuộc chiến tranh được Bắc Kinh gọi bằng cái tên đầy thương cảm là “Chiến tranh phản kích tự vệ”, giới tướng lĩnh Trung Quốc xác định có thể chia thành ba giai đoạn sặc mùi hiếu chiến là: “Khai chiến, Tiêu diệt và Quét sạch”.
Trong giai đoạn đầu từ từ 17/02 đến 25/02, hai mũi nhọn tấn công của quân đội Trung Quốc dự tính sẽ phá vỡ tuyến phòng ngự đầu tiên của Việt Nam, tấn công vào Cao Bằng và Lào Cai, nhằm bao vây và tiêu diệt các sư đoàn chủ lực của quân đội Việt Nam tại đó; đồng thời đánh chiếm các thị trấn biên giới quan trọng là Cam Đường và Đồng Đăng, cửa ngõ ra vào Lạng Sơn.
Trong giai đoạn thứ hai từ 26/02 đến 05/3, lực lượng vũ trang Trung Quốc ở Quảng Tây sẽ tập trung tấn công vào Lạng Sơn và các vùng phụ cận phía tây; trong khi các cánh quân vu hồi ở Vân Nam sẽ huy động lực lượng áp đảo để tấn công trực diện vào các sư đoàn Quân đội Việt Nam ở vùng Tây Bắc Sa Pa, và Phong Thổ – Lai Châu.
Trong giai đoạn cuối từ ngày 06/3 đến 16/3, quân Trung Quốc sẽ nỗ lực truy quét để tiêu diệt nốt các lực lượng còn sót lại trong quá trình phá hủy hệ thống quân sự của Việt Nam tại khu vực biên giới hai nước, trước khi hoàn thành việc rút quân vào ngày 16 tháng 3.
Qua sự tiết lộ sau này của giới truyền thông Trung Quốc và các học giả quốc tế về kế hoạch tàn sát các tỉnh phía Bắc Việt Nam, chúng ta càng nhận rõ hơn dã tâm và âm mưu thâm độc của nhà cầm quyền Bắc Kinh trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam tháng 02/1979.
Huy động lực lượng khổng lồ, bố trí binh lực tiến công Việt Nam
Để thực hiện kế hoạch tác chiến theo kiểu “ Biển người”, Trung Quốc đã huy động một lực lượng khổng lồ gồm 10 Quân đoàn và Tập đoàn quân chủ lực thuộc 5 Đại quân khu (1 TĐQ làm nhiệm vụ dự bị chiến lược, sẵn sàng chi viện cho các hướng) và một số sư đoàn bộ binh độc lập (tổng cộng 32 sư đoàn bộ binh, trong đó có 20 sư đoàn tham chiến ngay từ đầu).
Theo Datviet
Thiếu người kế nhiệm ông Tập Cận Bình
Những nhân vật đang lên được xem như "thế hệ thứ sáu" kế nhiệm Chủ tịch Tập Cận Bình đều đã bị loại khỏi đường đua.
Một thế hệ lãnh đạo trẻ của Trung Quốc (TQ) đang được thử thách ở các cơ quan địa phương và trải qua những kinh nghiệm tương tự như ông Tập trên con đường vươn tới đỉnh cao quyền lực.
Thiếu vắng thế hệ thứ sáu
Các nhà quan sát TQ đang tìm kiếm những dấu hiệu trong việc xác định thế hệ lãnh đạo chóp bu kế nhiệm của nước này nhận thấy sự thăng chức gần đây của hàng loạt phó thống đốc và thứ trưởng sinh vào những năm 1970. Các nhà phân tích tin rằng những ngôi sao chính trị trẻ tuổi này đang được chuẩn bị cho vai trò lãnh đạo trong tương lai. Họ đã được định sẵn là thế hệ lãnh đạo thứ bảy của TQ. Nhưng điều đáng lưu ý là dường như TQ đang thiếu vắng thế hệ thứ sáu kế nhiệm ông Tập.
Ông Giang Trạch Dân, giữ vị trí tổng bí thư đảng Cộng sản TQ từ năm 1989-2002, được xem là "hạt nhân của thế hệ lãnh đạo thứ ba", sau thế hệ của những nhà lãnh đạo kỳ cựu là Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình. Người kế nhiệm ông Giang Trạch Dân là ông Hồ Cẩm Đào, đại diện cho thế hệ thứ tư; và ông Tập là thế hệ thứ năm.
Tại đại hội đảng toàn quốc năm 2017, sự vắng mặt của những gương mặt được kỳ vọng là thế hệ thứ sáu trong các thành viên mới của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị đã khiến nhiều nhà quan sát TQ phán đoán rằng ông Tập sẽ tiếp tục tại vị sau năm 2022, khi nhiệm kỳ thứ hai của ông kết thúc. Ít nhất ba trong số nhân vật thuộc thế hệ thứ sáu dự kiến đã bị "ngã ngựa" vì tội tham nhũng trong năm qua. Cựu lãnh đạo ngành năng lượng Nur Bekri (57 tuổi); cựu ủy viên Bộ Chính trị và bí thư Trùng Khánh Tôn Chính Tài (55 tuổi); và Su Shulin, cựu bí thư Phúc Kiến (56 tuổi).
Khi Quốc hội TQ thông qua sửa đổi hiến pháp vào tháng 3 năm ngoái để bỏ giới hạn nhiệm kỳ của chủ tịch nước, nhiều người tin rằng ông Tập sẽ tiếp tục là hạt nhân của đảng. Yun Sun, Giám đốc chương trình nghiên cứu TQ tại Viện nghiên cứu Stimson ở Washington (Mỹ), cho rằng: "Việc sửa đổi hiến pháp đã bỏ giới hạn nhiệm kỳ chủ tịch nước nên tôi không nghĩ rằng sẽ có sự thay thế lãnh đạo ở kỳ đại hội đảng kế tiếp. Hầu hết mọi người suy đoán ông Tập sẽ ở lại. Không có người kế nhiệm rõ ràng. Vì ông Tập dường như không tính chuyện nghỉ hưu nên vấn đề về sự kế nhiệm (vào năm 2022) dường như vẫn còn bỏ ngỏ".
Giới quan sát cho rằng ông Tập Cận Bình sẽ tiếp tục lãnh đạo đất nước vào nhiệm kỳ tiếp theo. Ảnh: AFP
Trông chờ thế hệ thứ bảy
Thông thường, việc trở thành thành viên trong Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị được coi là điều kiện tiên quyết cho các ứng cử viên của vị trí lãnh đạo cao nhất. Cả ông Tập Cận Bình và ông Hồ Cẩm Đào đều từng là ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị ít nhất năm năm trước khi họ trở thành tổng bí thư đảng, mở đường cho sự thăng tiến của họ lên đỉnh cao quyền lực.
Tiêu chí chọn các lãnh đạo hàng đầu là tinh thần trách nhiệm, sự trong sạch, lòng trung thành với đảng và sự chân thành khi vận dụng các tư tưởng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc TQ.
Chủ tịch TQ TẬP CẬN BÌNH
Chen Daoyin, chuyên gia chính trị tại Thượng Hải, cho rằng: "Có khả năng rất cao những người sinh ra vào những năm 1970 hoặc thậm chí đầu những năm 1980 sẽ nổi lên, miễn là họ có thể thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ đối với hệ thống chính trị và lòng trung thành đối với nhà lãnh đạo hiện tại (ông Tập Cận Bình), đồng thời không liên kết chặt chẽ với bất kỳ phe phái chính trị nào".
Hầu hết trong số nhóm lãnh đạo trẻ thế hệ thứ bảy đang phục vụ trong các vị trí chính quyền hoặc đảng ở Thượng Hải, Giang Tô, Sơn Đông, Quý Châu, Quảng Tây, Phúc Kiến và Tứ Xuyên. Dương Tấn Bá, 45 tuổi, là người trẻ nhất trong số này. Theo các nhà phân tích, Dương Tấn Bá vừa được bổ nhiệm phó chủ tịch chính quyền khu vực Quảng Tây vào tháng 11, là một trong những cán bộ được ông Tập chọn để thử thách ở các địa phương trước khi thăng bậc trong nấc thang quyền lực. Vốn là một kỹ sư chuyên nghiệp, Dương Tấn Bá làm việc trong ngành điện và là phó chủ tịch của tập đoàn lưới điện nhà nước trước khi thăng chức vào tháng 11.
Các gương mặt đáng chú ý còn có Liu Jie và Shi Guanghui, đều 48 tuổi và là ủy viên Thường vụ Quý Châu. Shi là phó thị trưởng của Thượng Hải trước khi được chuyển đến tỉnh phía Tây Nam vào tháng 11. Một nhân vật đang lên khác là Trưởng ban thư ký Thành ủy Thượng Hải Gia Cát Vũ Kiệt, cũng chỉ mới 47 tuổi.
Tuy nhiên, GS Đinh Học Lương, ĐH Khoa học và Công nghệ Hong Kong, cho rằng: "Vì chúng ta không dự báo được khi nào ông Tập sẽ nghỉ hưu nên việc phỏng đoán về thế hệ 7x không có ý nghĩa lắm". Dù vậy, GS Lương cho rằng ông Tập muốn ai đó có thể thực hiện tầm nhìn của mình: Một TQ mạnh mẽ, một đất nước TQ chấn hưng và sự kiểm soát của đảng đối với nền chính trị đất nước. "Tôi không nghĩ rằng ông ấy sẽ chọn một người có tư tưởng tự do" - ông Lương nói.
Quan trọng nhất là lòng trung thành
Tại một hội nghị vào tháng 7 và sau đó là cuộc họp Bộ Chính trị tại Bắc Kinh vào tháng 12 năm ngoái, ông Tập Cận Bình đều nói về lòng trung thành với đảng. Ông nhấn mạnh các quan chức hàng đầu của đảng đòi hỏi phải có tinh thần chiến đấu và nên được đưa ra tiền tuyến để trau dồi khả năng (như ông đã làm việc ở các tỉnh trong hơn hai thập niên trước khi được đề bạt vào Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị năm 2007).
Chuyên gia Chen Daoyin cho rằng lòng trung thành là phẩm chất quan trọng nhất để thăng tiến. Như khẩu hiệu "Vừa hồng vừa chuyên" do Chủ tịch Mao Trạch Đông đặt ra trong những năm 1950 và 1960, "hồng" về cơ bản có nghĩa là "lòng trung thành với Đảng Cộng sản và đường lối của đảng". Lòng trung thành với đảng cũng có nghĩa là lòng trung thành với nhà lãnh đạo tối cao.
PHÚ LỢI
Theo PL
Cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter cảnh báo "chiến tranh lạnh kiểu mới" với Trung Quốc Cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter cảnh báo, Mỹ và Trung Quốc có nguy cơ rơi vào một cuộc "chiến tranh lạnh kiểu mới", do đó kêu gọi hai bên cần tìm mục tiêu ở châu Phi. Cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter (Ảnh: EPA) Theo AFP, bình luận nhân kỷ niệm 40 năm kể từ sự kiện bình thường hóa quan hệ...