Thân vỏ của iPhone SE 2022 không phải làm bằng nhôm thường
iPhone SE 2022 là chiếc máy đầu tiên được sản xuất bằng vật liệu mới, thân thiện với môi trường.
Mới đây, Apple vừa công bố thông tin iPhone SE 2022 là chiếc điện thoại đầu tiên của Apple được làm bằng nhôm không chứa carbon, thiết bị này sẽ được sản xuất như một phần của sáng kiến đầu tư Green Bonds trị giá 4.7 tỷ USD (khoảng 107.4 nghìn tỷ đồng).
Động thái này hoàn toàn hợp lý bởi doanh số của những chiếc iPhone SE giá rẻ lên tới hàng triệu chiếc, vì vậy Apple càng làm nó thân thiện với môi trường thì càng tốt. Được biết, khung vỏ của chiếc máy này không phải nhôm thông thường từ trước đến này mà nó được làm từ công nghệ nấu chảy không có chứa carbon ELYSIS, được sản xuất tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Công nghiệp ở Quebec bằng cách sử dụng thủy điện. Quy trình nấu chảy nhôm mới của ELYSIS có thể sản xuất hàng loạt các mẻ nhôm nguyên sinh tinh khiết bằng cách giải phóng oxy thay vì CO2 gây hại cho môi trường.
Theo Vincent Christ, Giám đốc điều hành của ELYSIS cho biết: “Đây là lần đầu tiên nhôm tinh khiết được sản xuất ở quy mô thương mại hoá cao như vậy với việc không phát thải CO2 ra môi trường và sản xuất ở quy mô công nghiệp. Sự hợp tác với Apple khẳng định sự quan tâm của thị trường đối với nhôm được sản xuất bằng công nghệ nấu chảy không carbon ELYSIS đột phá của chúng tôi…Chúng tôi rất vui mừng được làm việc cùng với Apple về tiến bộ này, mở ra những khả năng tạo ra những thay đổi lâu dài trong cách sản xuất nhôm”.
Samsung sẽ bán linh kiện chính hãng để người dùng tự sửa điện thoại
Samsung đã công bố hợp tác với iFixit đem tới chương trình giúp khách hàng tự sửa điện thoại của họ.
Theo đó, Samsung sẽ bán những linh kiện, công cụ chính hãng và hướng dẫn từng bước để người dùng tại Mỹ có thể tự sửa chữa điện thoại Galaxy của họ. Ban đầu sẽ chỉ dành cho dòng Galaxy S21 (S21, S21 và S21 Ultra), Galaxy S20 (S20, S20 và S20 Ultra); và máy tính bảng Galaxy Tab S7 Plus. Nhưng "Samsung có kế hoạch mở rộng khả năng tự sửa chữa cho nhiều thiết bị hơn trong tương lai."
Nhờ có sách hướng dẫn và các công cụ này, khách hàng sẽ có thể thay màn hình, thay mặt sau hoặc thậm chí là cổng sạc USB-C cho điện thoại. Sau khi sửa xong, người dùng có được yêu cầu gửi lại các bộ phận đã sử dụng cho Samsung để tái chế thông qua bưu điện.
Trước Samsung, trang web sửa chữa iFixit cũng đã hợp tác với Microsoft vào năm ngoái để thực hiện một chương trình tương tự nhằm giới thiệu các công cụ sửa chữa thiết bị Surface cho khách hàng. Cũng vào năm ngoái, Apple cũng đã giới thiệu chương trình tự sửa chữa cho iPhone 12 và iPhone 13, cho phép khách hàng đặt hàng phụ tùng chính hãng cho điện thoại Apple thông qua cửa hàng trực tuyến sửa chữa dịch vụ của họ. Vì vậy đây có thể là xu hướng mới để người dùng có thể kéo dài thời gian sử dụng thiết bị hơn, yên tâm hơn trong việc sử dụng.
Ramon Gregory, Phó Chủ tịch Cấp cao, Bộ phận Chăm sóc Khách hàng, Samsung Electronics Mỹ nói trong một thông cáo báo chí rằng: "Tại Samsung, chúng tôi đang tạo ra nhiều cách hơn để người tiêu dùng kéo dài tuổi thọ sản phẩm của chúng tôi với trải nghiệm chăm sóc cao cấp. Khả năng tự sửa chữa sẽ cung cấp cho người tiêu dùng của chúng tôi sự tiện lợi và nhiều lựa chọn hơn cho các giải pháp bền vững".
Top 10 điện thoại có lượng bức xạ cao nhất thế giới Motorola Edge phát ra nhiều bức xạ hơn bất kỳ smartphone nào khác trong danh sách này. Mới đây, BanklessTimes đã công bố một danh sách gồm những chiếc điện thoại phát ra lượng bức xạ cao nhất, qua đó cảnh báo người dùng về sự nguy hiểm của loại sóng vô tuyến này. Vị trí đầu tiên gọi tên Motorola Edge với...