Thận trọng với 10 nguyên nhân gây đau răng vào buổi sáng
Buổi sáng ngủ dậy bị đau răng không phải là một tình trạng hiếm gặp.
Đau răng vào buổi sáng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Từ những nguyên nhân bình thường như do răng bị sâu, tư thế ngủ xấu đến những nguyên nhân nghiêm trọng hơn, cần được chăm sóc y tế sớm như áp xe răng, rối loạn khớp thái dương hàm hay do u răng.
Tùy từng nguyên nhân gây đau răng khi thức dậy là gì mà điều trị sẽ có sự khác biệt.
Nguyên nhân gây đau răng vào buổi sáng do đâu?
Theo Healthline, dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây đau răng vào buổi sáng mà bạn có thể tham khảo. Lưu ý rằng, các thông tin này không thể thay thế cho chẩn đoán của bác sĩ.
Nếu như cơn đau răng sau khi thức dậy trở nên nghiêm trọng hoặc kéo dài không khỏi sau vài ngày; đau răng kèm theo sưng nướu, đau xoang hay chảy mủ, chảy máu nướu răng hoặc sốt, sưng mặt thì cần nhanh chóng thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán nguyên nhân gây đau răng là gì.
Nguyên nhân gây đau răng vào buổi sáng do đâu? Ảnh: ST
1. Tật nghiến răng khi ngủ
Nghiến răng được hiểu là hoạt động lặp đi lặp lại của cơ hàm, đặc trưng bởi việc siết chặt/nghiến chặt răng hoặc bởi sự giằng/đẩy cửa hàm dưới. Nếu bị tật nghiến răng khi ngủ, bạn cũng có thể “vô thức” siết chặt hàm khi thức. Khi một người nghiến răng sẽ tạo ra âm thanh ken két. Nếu thường xuyên nghiến răng, bạn có thể gặp phải các cơn đau răng, đau quai hàm, đau tai, đau đầu và tổn thương răng theo thời gian.
Cần làm gì? Tùy vào nguyên nhân gây ra chứng nghiến răng khi ngủ mà biện pháp điều trị cũng khác nhau, mục tiêu chung là giảm dần tình trạng nghiến răng và khắc phục ảnh hưởng như: giảm đau, phục hình, giảm ảnh hưởng đến răng, khớp thái dương hàm,… thông qua các biện pháp kiểm soát căng thẳng, dùng thuốc (thuốc giãn cơ, thuốc giảm đau, tiêm botox với những trường hợp nặng), can thiệp nha khoa (chế tạo máng chống nghiến giúp giảm nguy cơ răng bị mài mòn).
2. Viêm xoang
Nhiễm trùng xoang hay viêm xoang có thể là nguyên nhân khiến một người bị đau răng vào buổi sáng. Điều này được giải thích là do viêm xoang hàm khiến dịch tích tụ trong xoang, kể cả khi ngủ – dẫn tới áp lực và đau đớn ở răng hàm trên và đau quai hàm. Triệu chứng viêm xoang phổ biến gồm: Đau đầu, ho, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, giảm chức năng khứu giác, mệt mỏi và sốt.
Điều trị viêm xoang chủ yếu bắt đầu bằng các cách giúp giảm triệu chứng viêm xoang mà người bệnh gặp phải. Trong trường hợp viêm xoang khởi phát do vi khuẩn, nấm kháng sinh có thể được bác sĩ chỉ định. Để giảm đau, các loại thuốc như acetaminophen hay ibuprofen cũng có thể đem lại hiệu quả. Chườm ấm hoặc xông mũi có thể giảm nhẹ cảm giác nhức xoang. Trong trường hợp viêm xoang do cấu trúc mũi thì phẫu thuật xâm lấn có thể giúp phục hồi chức năng bình thường của xoang.
3. Rối loạn khớp thái dương hàm
Khớp thái dương hàm là khớp kết nối xương hàm với hộp sọ và là một trong những khớp phức tạp nhất trong cơ thể. Khớp thái dương hàm đảm nhận nhiệm vụ đưa hàm dưới ra trước, lui sau và sang hai bên.
Rối loạn khớp thái dương hàm là tình trạng đau ở cơ nhai hoặc khớp hàm. Bên cạnh cảm giác khó chịu ở tai, người bị rối loạn khớp thái dương hàm có thể bị đau răng, đau đầu, đau mặt, đau tai ù tai, mất thính lực, đau hàm khi ăn hoặc khi nói, cứng hàm và khó cử động hàm, phát ra tiếng kêu lục cục hoặc lách cách từ hàm. Cơn đau do rối loạn khớp thái dương hàm được mô tả là đau âm ỉ xuất hiện từ từ và đôi khi là đau nhói; có thể bắt đầu từ vùng thái dương – tai – hàm rồi lan ra cổ, vai gáy thậm chí là đau lan tỏa lên nửa đầu.
Rối loạn khớp thái dương hàm là tình trạng đau ở cơ nhai hoặc khớp hàm (Ảnh: ST)
Rối loạn khớp thái dương hàm uống thuốc gì? Cho tới hiện tại, chưa có thuốc đặc trị cho chứng rối loạn khớp thái dương hàm nhưng thuốc giảm đau hoặc liệu pháp thư giãn tâm lý có thể có hiệu quả. Tùy từng trường hợp mà máng nhai, chính khớp cắn, phẫu thuật khớp thái dương hàm có thể giúp đem lại hiệu quả nắn chỉnh.
4. Sâu răng
Sâu răng là những vùng bị tổn thương vĩnh viễn trên bề mặt men răng, phát triển thành những lỗ nhỏ li ti trên răng. Sau đó phát triển những lỗ sâu răng lớn có thể phá vỡ men răng, thậm chí phá hủy ngà răng, tủy răng gây áp xe răng dẫn tới những cơn đau nhức răng lan vào tủy răng và đau lan tỏa sang hàm dữ dội hoặc đau nhói liên tục. Vào buổi sáng, sau khi thức dậy, vi khuẩn tiêu thụ men răng và ngà răng khiến các dây thần kinh ở tủy răng bị kích thích và gây đau răng vào buổi sáng.
Ngoài các lỗ sâu răng nhìn thấy được thì răng bị sâu có thể gây sưng đau lợi, chảy máu lợi, hơi thở có mùi hôi, đau nhói răng khi nhai, buốt răng khi ăn thức ăn nóng hoặc lạnh.
Trám răng là biện pháp chữa sâu răng phổ biến nhất. Nếu răng bị sâu nghiêm trọng, xâm lấn tới tủy thì cần loại bỏ tủy và bít lỗ sâu răng rồi bọc răng hoặc nhổ răng nếu không thể phục hồi.
5. Bệnh nướu răng
Bệnh nướu răng nhẹ hay còn gọi là viêm nướu, viêm lợi. Viêm nướu gây ra tình trạng sưng đỏ, viêm nhức ở nướu, thậm chí chảy máu khi đánh răng. Bệnh xảy ra khi mảng bám tích tụ trên răng gây ra tình trạng viêm nướu. Viêm nha chu kéo dài có thể gây tụt lợi, tổn thương răng, mô và xương hàm. Dấu hiệu viêm nướu ngoài sưng đỏ và chảy máu lợi còn gồm: Hôi miệng, nướu chạm vào bị mềm, mưng mủ ở nướu.
Video đang HOT
Viêm nướu gây ra tình trạng sưng đỏ, viêm nhức ở nướu, thậm chí chảy máu khi đánh răng (Ảnh: ST)
Điều trị viêm nướu chính là kiểm soát nhiễm trùng và phục hồi sức khỏe răng và nướu. Nhìn chung, sẽ bao gồm các phương pháp như: Cạo sạch vôi và làm sạch gốc răng, sử dụng các loại nước súc miệng kháng khuẩn, dùng thuốc giảm đau giảm viêm như acetaminophen hay ibuprofen. Bên cạnh đó, nếu viêm nướu là do cấu trúc răng như răng mọc lệch, mão răng, cầu răng không phù hợp thì bác sĩ có thể chỉ định các biện pháp khắc phục phù hợp với từng tình trạng.
Ở nhà, người bệnh cần chú ý vệ sinh răng miệng bao gồm đánh răng 2 lần một ngày, dùng tăm nước/chỉ nha khoa vệ sinh răng sau khi ăn uống đồng thời tái khám theo chỉ định cũng như làm sạch cao răng thường xuyên.
6. Răng bị lệch, mọc ngầm (Impacted tooth)
Khi răng không mọc thẳng, đầy đủ trong miệng mà nằm nghiêng lệch hay ở bên trong xương hàm thì được gọi là răng bị lệch, mọc ngầm. Tình trạng này dễ khiến hư hại răng bên cạnh, sâu răng, viêm nướu, viêm xương hàm, cứng khít hàm,… Cơn đau thường âm ỉ, nhức nhối hoặc đau dữ dội, đau nhói như bị đâm. Trong đó, răng hàm (chẳng hạn như răng khôn) có khả năng dễ bị mọc lệch, mọc ngầm nhất.
Nhổ răng hoặc theo dõi răng sẽ phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ, tùy từng trường hợp cũng như mức độ lệch, ngầm của răng như thế nào.
7. Áp xe răng
Áp xe răng có thể gây đau răng vào buổi sáng hoặc bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Áp xe được hiểu là một túi mủ hình thành bởi các nhiễm trùng do vi khuẩn xảy ra ở vị trí chân răng hoặc nướu xung quanh răng. Áp xe răng gây ra các cơn đau nhói, đau nhức dữ dội, sưng lợi, có thể có hoặc không kèm theo sốt.
Với áp xe răng cấp tính, bác sĩ sẽ rạch và dẫn lưu ổ áp xe để đẩy nhiễm trùng và dịch mủ ra ngoài. Với áp xe răng nghiêm trọng hơn, điều trị tủy hoặc nhổ bỏ răng có thể được chỉ định. Thuốc kháng sinh sẽ giúp hỗ trợ giảm đau, giảm viêm do áp xe răng. Lưu ý rằng, áp xe răng không thể tự khỏi được.
8. Nguyên nhân gây đau răng vào buổi sáng khác
- Lạm dụng nước súc miệng : Một số loại nước súc miệng sau khi ngủ dậy nếu sử dụng quá nhiều có thể dẫn tới răng nhạy cảm do lớp ngà răng bị tổn thương. Đây cũng là lý do tại sao bạn nên đọc kỹ thành phần của nước súc miệng trước khi mua, nhất là các loại nước xúc miệng có chứa axit.
- Đau dây thần kinh sinh ba: Một số người bị đau răng khi đánh răng, mặc dù hiếm gặp nhưng đau dây thần kinh sinh ba có thể là nguynê nhân gốc rễ của tình trạng này. Đau dây thần kinh sinh ba (Trigeminal neuralgia – TN) có cảm giác giống như bị điện giật hoặc bị vật nhọn đâm vào mặt. Cơn đau xuất hiện ở một bên mặt rồi lan dọc theo xương gò má, mũi, môi trên, các răng trên và/hoặc lan xuống phần dưới của xương gò má, môi và xương hàm dưới.
- Mất nước: Sau một giấc ngủ dài cơ thể có thể bị mất nước và nếu không uống đủ nước sau khi ngủ dậy, răng có thể bị đau.
Nhìn chung, tình trạng đau răng vào buổi sáng có nhiều nguyên nhân khác nhau, tùy mỗi nguyên nhân gây đau răng do đâu mà điều trị sẽ có sự khác biệt. Nhưng cơn đau không giảm nhẹ sau khi áp dụng các biện pháp giảm đau răng tại nhà thì đã tới lúc bạn cần gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và có phương pháp điều trị phù hợp. Đôi khi cơn đau răng lan tỏa tới hàm có thể cảnh báo cơn đau tim, do vậy cần tìm kiếm chăm sóc y tế khẩn cấp nếu bị đau răng, đau quai hàm một bên kèm theo cơn đau tức ngực dữ dội và đột ngột, khó thở, tê yếu một bên cơ thể…
Đau hàm đột ngột: Nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị
Đau hàm, đôi khi lan sang các vùng khác trên khuôn mặt là mối lo ngại chung. Tình trạng có thể xảy ra do chấn thương khớp hàm, nhiễm trùng xoang, đau răng, các vấn đề về mạch máu hoặc dây thần kinh.
Rối loạn khớp thái dương hàm gây đau hàm, cảm thấy có tiếng kêu khi há miệng. Ảnh minh họa
Đau hàm đột ngột có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh như khó ăn, khó nói, mệt mỏi,... Tình trạng này thường liên quan đến sự bất thường hoặc chấn thương ở khớp hàm, nhưng cũng có thể cảnh báo những bệnh lý khác.
Dưới đây là 6 nguyên nhân phổ biến, cách chẩn đoán và điều trị tình trạng đau hàm đột ngột:
1. Rối loạn khớp thái dương hàm
Ở mỗi bên xương hàm của bạn có khớp thái dương hàm, hay còn gọi là TMJ. Khớp này hoạt động như một bản lề nối hàm với hộp sọ. Mặc dù có nhiều chứng rối loạn TMJ khác nhau, nhưng chúng đều có chung triệu chứng phổ biến là đau hàm. Cơn đau có thể trầm trọng hơn khi nhai thức ăn và bạn có thể nghe thấy hoặc cảm thấy tiếng lách cách hoặc bốp khi ăn. Cũng có thể có sự giảm phạm vi chuyển động của hàm.
Ngoài đau hàm, rối loạn khớp thái dương hàm còn có thể gây đau ở mặt, cổ và thậm chí cả vai.
Cách chẩn đoán
Chúng ta có thể dựa vào những triệu chứng mà chúng ta cảm nhận và quan sát được để đưa ra những chẩn đoán ban đầu. Để chính xác hơn, bạn cần đến bệnh viện để thăm khám, một số phương pháp kiểm tra có thể được chỉ định như:
- Chụp X-quang nha khoa .
- Quét CT (chụp cắt lớp điện toán) .
- MRI (chụp cộng hưởng từ) .
- Nội soi khớp TMJ (được sử dụng để chẩn đoán và trong một số trường hợp là điều trị).
Cách điều trị
Phương pháp điều trị rối loạn khớp thái dương hàm sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm nguyên nhân cơ bản và mức độ nghiêm trọng của cơn đau. Các bác sĩ thường thử các lựa chọn không xâm lấn trước tiên, như dùng thuốc hoặc phương pháp điều trị không phẫu thuật. Nếu các triệu chứng của bạn không cải thiện, bạn có thể cần phải phẫu thuật hàm.
2. Nghiến răng
Nghiến răng là hành vi phổ biến, chúng thường liên quan đến căng thẳng và lo lắng, nhưng chứng nghiến răng cũng có thể xảy ra một cách vô tình trong khi ngủ. Nghiến răng còn liên quan đến tình trạng ngưng thở khi ngủ và di truyền.
Mặc dù không nguy hiểm nhưng nếu nghiến răng thường xuyên thì có thể dẫn đến rối loạn hàm, gây đau hàm, đau đầu, hư răng và các vấn đề khác.
Cách điều trị
Không có thuốc nào có thể ngăn chặn tình trạng nghiến răng nhưng bạn có thể thử một vài biện pháp để giảm sự ảnh hưởng của tình trạng này đến răng hàm mặt:
- Thay đổi hành vi: Bạn có thể để lưỡi, răng và môi nghỉ ngơi đúng cách. Bạn nên học cách đặt lưỡi hướng lên trên để giảm bớt sự khó chịu ở hàm trong khi vẫn giữ răng tách ra và ngậm môi.
- Bảo vệ miệng: Bạn có thể sử dụng miếng bảo vệ miệng bằng nhựa mà bạn có thể đeo vào ban đêm để hấp thụ lực cắn.
Để ngăn ngừa hoặc giảm thiểu tần suất nghiến răng, bạn nên giữ tâm lý thoải mái bằng cách thiền hoặc tập yoga, tránh uống rượu và hút thuốc cũng như các sản phẩm có chứa caffeine, tránh nhai kẹo cao su, nếu nghiến răng vào ban ngày thì bạn nên tập trung kiểm soát bản thân.
Nghiến răng thường xuyên có thể dẫn đến rối loạn hàm, gây đau hàm, đau đầu, hư răng và các vấn đề khác (Ảnh: Internet)
3. Đau răng
Nhiều vấn đề về răng miệng có thể gây đau hàm. Ví dụ, một chiếc răng bị sâu, mới đầu có thể gây đau hàm đột ngột, không liên tục, âm ỉ khi ăn hoặc cắn. Tuy nhiên, nếu sâu răng đã tiến triển nặng có thể gây đau hàm liên tục.
Các vấn đề nha khoa khác như áp xe răng (tích tụ mủ bên trong răng) và bệnh nướu răng cũng có thể gây đau hàm.
Cách chẩn đoán
Để biết chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng đau răng, bạn nên đến nha khoa để được thăm khám. Nếu bạn bị sâu răng, bạn cũng có thể dựa vào một số triệu chứng như đau răng - nhất là khi ăn uống đồ lạnh, nóng hoặc ngọt; xuất hiện lỗ hoặc hố trên răng; vết ố màu nâu, đen hoặc trắng trên bất kỳ bề mặt nào của răng, ... để đưa ra chẩn đoán ban đầu.
Cách điều trị
Tuỳ vào nguyên nhân gây đau răng sẽ có hướng điều trị khác nhau. Chẳng hạn, sâu răng ở mức độ nhẹ có thể hàn răng, nếu nghiêm trọng có thể cần triệt tuỷ hoặc nhổ bỏ,...
Các vấn đề răng miệng cũng là nguyên nhân gây đau hàm đột ngột (Ảnh: Internet)
4. Mọc răng khôn
Nếu răng khôn của bạn bắt đầu mọc và không còn đủ chỗ trong khớp cắn khi răng xuyên qua nướu, nó có thể bị kẹt hoặc bị ảnh hưởng. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây đau hàm ở bệnh nhân từ 15-25 tuổi.
Các triệu chứng của mọc răng khôn (răng số 8 có vị trí ở cuối góc hàm) như kích ứng ở nướu; đau âm ỉ gần phía sau hàm; đau quanh hàm, mắt hoặc tai; nướu đỏ, đốm trắng nhỏ nổi lên
Cách điều trị
Nếu răng khôn mọc bình thường thì không cần điều trị, các biện pháp giảm triệu chứng tại nhà có thể áp dụng như:
- Chườm đá lạnh
- Chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng để tránh viêm
- Thấm 1 đến 2 giọt nước cốt chanh lên vùng mọc răng khôn
- Đập nát 1 nhánh tỏi và thoa vào vùng mọc răng khôn
Bên cạnh đó, bạn nên đến nha khoa để kiểm tra xem răng khôn mọc có bình thường không, có bị viêm hay bất thường gì không để có hướng giải quyết kịp thời.
Mọc răng không là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây đau hàm ở bệnh nhân từ 15-25 tuổi (Ảnh: Internet)
5. Vấn đề về xoang
Khi xoang của bạn bị kích thích hoặc nhiễm trùng, chúng sẽ tiết ra chất nhầy dư thừa có thể gây áp lực lên xoang và khớp hàm. Ngoài đau hàm, người bệnh có thể gặp các triệu chứng khác như sốt, đau đầu, đau răng 7, đau má, nghẹt mũi.
Cách chẩn đoán
Các bác sĩ sẽ kiểm tra tai, mũi và cổ họng của bạn xem có bị sưng, chảy dịch hay tắc nghẽn không thông qua nội soi.
Một số xét nghiệm cụ thể có thể được chỉ định như:
- Lấy mẫu chất nhầy ở mũi đem đi xét nghiệm xem có virus hay vi khuẩn có thể gây ra các triệu chứng của bạn không.
- Xét nghiệm dị ứng. Nếu bạn bị viêm xoang mãn tính, bác sĩ có thể kiểm tra xem bạn có bị dị ứng hay không.
- Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu chụp cắt lớp vi tính (CT) để hiểu rõ hơn những gì đang xảy ra bên trong xoang của bạn.
Cách điều trị
Có nhiều lựa chọn điều trị viêm xoang, tùy thuộc vào các triệu chứng của bạn và thời gian bạn mắc bệnh. Bạn có thể điều trị nhiễm trùng xoang tại nhà bằng:
- Thuốc thông mũi.
- Thuốc trị cảm lạnh và dị ứng không kê đơn (OTC).
- Nước muối rửa mũi .
- Uống nhiều nước.
Nếu bạn bị nhiễm trùng xoang mãn tính hoặc áp dụng các biện pháp tại nhà nhưng không thuyên giảm, bạn có thể đến bệnh viện kiểm tra và điều trị theo toa thuốc của bác sĩ.
Khi bị nhiễm trùng xoang, cơ thể tiết ra chất nhầy dư thừa có thể gây áp lực lên xoang và khớp hàm (Ảnh: Internet)
6. Đau dây thần kinh
Đau dây thần kinh xảy ra khi các dây thần kinh ở đầu hoặc cổ bị kích thích hoặc viêm. Một dây thần kinh phổ biến tác động đến mặt và hàm của bạn là dây thần kinh sinh ba, chạy qua má và hàm.
Loại đau này thường do nhiễm trùng hoặc chấn thương ở vùng đầu hoặc cổ. Nó cũng có thể do rối loạn ảnh hưởng đến dây thần kinh, chẳng hạn như bệnh đa xơ cứng (MS) hoặc đau dây thần kinh sinh ba.
Ngoài ra, cơn đau ở hàm cũng có thể do các vấn đề với cơ thái dương, một trong những cơ liên quan đến việc nhai.
Đối với tình trạng này, bạn cần đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.
Trên đây là những nguyên nhân phổ biến gây đau hàm đột ngột. Ngoài ra, đau hàm cũng là triệu chứng cảnh báo tình trạng đau tim, tự miễn dịch, hoại tử xương hàm, ung thư,... nhưng các nguyên nhân này thường hiếm gặp.
Hội chứng đau nhức vùng sọ mặt: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh Hội chứng đau nhức vùng sọ mặt là bệnh lý khá phổ biến, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng với các cơ quan khác và ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc, cuộc sống hàng ngày của người bệnh. 1. Nguyên nhân gây hội chứng đau nhức vùng sọ mặt Hội chứng đau nhức sọ mặt bao gồm các bệnh lý...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bảng giá điện thoại Vivo tháng 5/2025: Thêm 2 sản phẩm 'hàng hot'

Việt Nam phát triển internet vệ tinh: Khó khăn ở khâu nào?

Nghiên cứu chỉ ra rằng, tắt internet trên điện thoại, não bạn có thể trẻ lại 10 năm

Đừng chỉ ăn ruột, vỏ loại quả này rất tốt cho sức khỏe, nhiều người tiếc hùi hụi vì chưa biết

Vì sao tẩy nhiều lần vẫn không hết giun kim?

Bệnh trầm cảm: Nhận biết sớm để can thiệp sớm

Dấu hiệu đường huyết tăng cao sau ăn, người bệnh tiểu đường cần cảnh giác

5 loại thực phẩm tuyệt đối không cho trẻ ăn khi đói

Đi bộ hay tập thể dục khi đói gây hại gì?

Bất ngờ với 5 loại thực phẩm giúp kiểm soát cholesterol hiệu quả

Tác động của sơn móng tay đến sức khỏe

Bị chó hoang cắn, bé trai 3 tuổi không qua khỏi
Có thể bạn quan tâm

Tóm gọn Emily đứng ở vị trí đặc biệt, lùi về phía sau ủng hộ BigDaddy, đội mũ đeo kính cũng không che nổi visual xinh ngất!
Nhạc việt
15:13:18 05/05/2025
Loài hổ có nguy cơ tuyệt chủng tái xuất hiện ở miền Nam Thái Lan
Thế giới
15:13:00 05/05/2025
Anntonia đá đểu đơn vị mới, Nawat lên tiếng phản bác, Á hậu MUT đáp trả cực căng
Sao châu á
15:12:21 05/05/2025
NSND Thanh Lam thân thiết với bạn gái nhạc sĩ Quốc Trung
Sao việt
15:08:55 05/05/2025
"Tân binh toàn năng" tập luyện áp lực, nhiều thí sinh bật khóc và rớt hạng
Tv show
15:06:10 05/05/2025
Cảnh tượng lạ: Paris chìm trong cơn mưa đá lớn, du khách và người dân hoảng loạn, cảnh báo cam được đưa ra
Netizen
15:03:41 05/05/2025
48 tuổi vẫn giữ nhà sạch bong như mới, người phụ nữ trung niên khiến dân mạng trầm trồ: Mỗi ngày chỉ dọn một chút, mà đẹp như khách sạn 5 sao
Sáng tạo
14:53:58 05/05/2025
Chú mèo "từ trên trời" rơi thẳng vào nồi lẩu đang sôi sùng sục, thực khách hoảng loạn trước cảnh tượng khó tin
Lạ vui
14:53:02 05/05/2025
Ngao Thuỵ Bằng nên duyên "chị gái" Bạch Lộc liền cạo đầu đi tu, visual hú hồn
Hậu trường phim
14:52:35 05/05/2025
Windows sẽ bắt đầu khởi chạy Word ngay sau khi máy tính bật
Thế giới số
14:33:37 05/05/2025