Thần đồng người Hong Kong vào đại học ở tuổi 13
Biết nhân hai chữ số lúc lên 5 tuổi, tám năm sau, Sean Kong trở thành sinh viên trẻ nhất trong lịch sử Đại học Thành phố Hong Kong.
Từ nhỏ, Sean đã sớm bộc lộ khả năng nổi bật. Các giáo viên phát hiện em có thể nhân hai chữ số ở tuổi lên 5. Sean gần như không học mẫu giáo, “nhảy cóc” từ lớp 5 tiểu học sang năm nhất trung học, sau đó tiếp tục học năm ba và năm ở bậc trung học rồi nộp đơn vào đại học. Theo bảng xếp hạng QS , Đại học Thành phố Hong Kong đứng thứ 53 trong nhóm những trường tốt nhất thế giới.
Sean được coi là thần đồng toán học tại Hong Kong. Em cho biết dù được nhận vào học ở độ tuổi trẻ hơn bình thường, em không cảm thấy quá áp lực vì cũng đã quen học cùng các anh chị. “Em và mọi người tương tác, cư xử với nhau rất lịch sự, thân thiện. Em cảm thấy mình được nhìn nhận giống như bất cứ sinh viên đại học nào”, Sean nói.
Sean Kong, 13 tuổi, sinh viên trẻ nhất trong lịch sử Đại học Thành phố Hong Kong. Ảnh: Dickson Lee
Sean cho biết em đang tham gia khóa học Công nghệ chế tạo thông minh. “Khóa học này rất thú vị với em vì nó có sự kết hợp của khoa học máy tính, trong đó có trí tuệ nhân tạo, với big data, giúp cải thiện các quy trình trong lĩnh vực công nghiệp sản xuất”, Sean nói.
Em xác định sẽ theo đuổi ngành kỹ thuật và hy vọng có thể góp phần định hình, phát triển công nghệ ở tương lai, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất. Những lúc không học, Sean đọc sách, chơi cờ và tự học các ngôn ngữ lập trình như Python, Java.
Video đang HOT
Sean là học sinh thứ hai của Tiểu học và THCS Wong Kam Fai, thuộc Đại học Baptist Hong Kong, vào đại học sớm. Trước Sean, Ho Tsz-chun cũng bắt đầu bậc học này ở tuổi 15. Trường Wong Kam Fai có Trung tâm Đào tạo Tài năng, giúp phát hiện sớm từ bậc tiểu học những học sinh được đánh giá có “tiềm năng lớn”. Ví dụ, những em có năng khiếu đặc biệt về toán học sẽ được tham dự các lớp nâng cao và có thể học “nhảy cóc” nếu vươt qua các bài đánh giá khác.
Hiệu phó Claudia Liu Wing-ki cho biết Sean là một học sinh sáng giá và trường luôn thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của những thần đồng như em.
Ngành học cực hot nhưng không yêu cầu điểm chuẩn cao: 1 thanh niên Việt Nam từng kiếm 50.000 USD/ ngày nhờ ngành này
Năm 2021, ngành này thiếu đến 190.000 nhân sự.
Lập trình ứng dụng điện thoại - Ngành phát triển với tốc độ... kinh hoàng!
Những năm gần đây, với sự phát triển của các thiết bị smartphone thì ngành lập trình ứng dụng điện thoại cũng phát triển với tốc độ như vũ bão! Cùng với đó, nhu cầu nhân sự của ngành này cực lớn. Theo thống kê từ nền tảng ứng dụng chuyên về công nghệ thông tin TopDev, năm 2019, ngành này thiếu hụt khoảng 90.000 nhân sự. Năm 2020, ngành thiếu hụt 100.000 nhân sự và năm 2021 là 190.000 nhân sự!
Lập trình ứng dụng điện thoại vốn là một ngành thuộc Khối ngành Công nghệ thông tin. Hiểu một cách đơn giản, lập trình ứng dụng điện thoại là viết ngôn ngữ lập trình (code) để xây dựng các tiện ích, chương trình, app, hệ điều hành trên mobile.
Lập trình ứng dụng điện thoại đang là ngành cực hot. Năm 2019, ngành này thiếu hụt khoảng 90.000 nhân sự. Năm 2020, ngành thiếu hụt 100.000 nhân sự. Năm 2021, ngành Lập trình ứng dụng điện thoại thiếu hụt đến 190.000 nhân sự! (Ảnh minh họa)
Khi theo học chuyên ngành này, sinh viên sẽ được học các công nghệ phổ biến như Java, XML, android, cross platform, HTML5/CSS3,... để phát triển ứng dụng trên các nền tảng chủ đạo như Android, Window Phone, IOS.
Một số nội dung học của sinh viên ngành này như: Thiết kế hình ảnh với Photoshop; lập trình Java cơ bản, lập trình Android cơ bản đến nâng cao; lập trình ứng dụng native trên nền tảng Android, xây dựng các ứng dụng trên smart phone, tablet sử dụng Android.
Ngoài ra sinh viên còn được học lập trình ứng dụng cross platform, xây dựng các ứng dụng đa nền tảng trên mobile, phát triển một lần nhưng có thể đồng thời triển khai trên các nền tảng khác nhau như iOS, Android, Window Phone,...; lập trình Game Unity đa nền tảng, phát triển game một lần nhưng có thể đồng thời xuất ra các game trên các nền tảng khác nhau như iOS, Android, Window Phone,...
Hiện tại, sinh viên có thể theo học chuyên ngành này tại các trường đào tạo các ngành Công nghệ đa phương tiện, Máy tính và Khoa học thông tin; Công nghệ thông tin, Khoa học máy tính, Kỹ thuật phần mềm,... Ngoài các trường đại học công lập, sinh viên có thể theo học tại các trường đại học tư, trung tâm lớn chuyên về công nghệ thông tin.
Mức lương ngành Lập trình ứng dụng điện thoại ra sao?
Như đã nói ở trên, ngành này đang thiếu hụt nhân sự, vậy nên có nhiều cơ hội việc làm. Theo thông tin khảo sát từ các trang tuyển dụng, nếu là người chưa có kinh nghiệm, là thực tập sinh thì bạn có thể nhận mức lương khoảng 4,5 triệu đồng/ tháng.
Nếu có 1 - 3 năm kinh nghiệm, mức lương trung bình vào khoảng 9,2 - 16,6 triệu đồng/ tháng. Với những người có nhiều kinh nghiệm hơn, mưc lương sẽ vào khoảng 30 - 35 triệu đồng/ tháng.
Một công ty đưa ra mức lương cho Lập trình viên từ 16 - 32 triệu đồng/ tháng.
Tất nhiên, nếu bạn có chuyên môn giỏi thì mức thu nhập còn cao hơn rất nhiều. Ắt hẳn, nhiều người vẫn còn nhớ tới Nguyễn Hà Đông, cha đẻ của game Flappy Bird - tựa game từng nổi đình nổi đám cách đây vài năm.
Theo trang tin The Richest, trong suốt thời gian tồn tại, Flappy Bird đã giúp Nguyễn Hà Đông kiếm được khoảng 50.000 USD (khoảng hơn 1 tỷ đồng) mỗi ngày và khoảng 3 triệu USD từ quảng cáo trong game, cho dù đây là một game hoàn toàn miễn phí.
Điểm chuẩn khối ngành Công nghệ thông tin: Thí sinh tham khảo trước khi đổi nguyện vọng đại học 2021 Với ngành hot này, tùy từng trường sẽ có điểm chuẩn xét tuyển đại học khác nhau. Nếu nói về một ngành nghề mà độ hot hay sự hấp dẫn của nó chưa bao giờ "hạ nhiệt", chắc chắn không thể bỏ qua nhóm ngành Công nghệ thông tin. Năm nào đây cũng là nhóm ngành được nhiều thí sinh lựa chọn bởi...