“Thần đồng” 3 tuổi sở hữu trí nhớ siêu phàm
Cậu bé 3 tuổi, mới bi bô tập nói nhưng sở hữu trí nhớ siêu phàm khiến nhiều giám khảo tại cuộc thi “Siêu tài năng nhí” phải trầm trồ, thán phục.
“ Thần đồng” phố núi
“Thần đồng” phố núi mà chúng tôi nhắc đến là cháu Lê Khải Đăng, SN 2019, ngụ Tp.Pleiku, tỉnh Gia Lai. Cậu bé sở hữu trí nhớ siêu phàm để lại nhiều ấn tượng, sự ngưỡng mộ của khán giả, hội đồng ban giám khảo tại cuộc thi “Siêu tài năng nhí”.
Chúng tôi có dịp ghé thăm nhà, khi cậu bé vừa trở về nhà sau cuộc thi “Siêu tài năng nhí”. Với biệt tài nhận diện hơn 200 quốc kỳ, quốc huy và hình dáng lãnh thổ của các nước trên thế giới, Khải Đăng khiến khán giả, ban giám khảo chương trình trầm trồ, thán phục.
Trò chuyện với chúng tôi, chị Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (mẹ của Khải Đăng) phấn khởi: “Gia đình cảm thấy rất vui trước phần thi khá thành công của cậu con trai tại cuộc thi Siêu tài năng nhí. Điều mà gia đình hướng đến, là tạo cho con trai bước đệm đầu tiền trong đời là sự tự tin, bình tĩnh trước áp lực chốn đông người”.
Chia sẻ về cậu con trai đáng tự hào của gia đình, chị Hạnh kể, Khải Đăng không có gì khác biệt, sinh ra phát triển bình thường như những đứa trẻ khác.
Đến năm cháu 2 tuổi, gia đình nhận thấy cháu có biệt tài ghi nhớ mặt chữ, mặt số rất nhanh dù bố mẹ chỉ dạy sơ qua một vài lần. Đặc biệt, cháu rất hứng thú về địa lý, các quốc gia trên thế giới. Để thỏa mãn niềm đang mê của con trai chị đặt mua hàng trăm tấm biển, bảng có in hình lô gô, quốc kỳ, quốc huy của các nước trên thế giới về cho con mày mò tìm hiểu.
Chị Hạnh (mẹ cháu Khải Đăng) chia sẻ, nên cho trẻ vừa học vừa chơi, cháu nhớ được nhanh, nhớ lâu.
“Ban đầu, mình dạy sơ qua một lần cho cháu nắm, thậm chí nhiều quốc kỳ nhiều nước mình chưa có thời gian để giới thiệu nhưng cháu tự mày mò biết, nhớ chính xác. Sau vài hôm, mình kiểm tra qua một lượt thì phát hiện cháu nhớ, nhận biết được hơn 200 quốc kỳ, quốc huy của các nước trên thế giới. Khi biết con có trí nhớ tốt mình đã kiên trì áp dụng các phương pháp giáo dục thích hợp để nâng cao hỗ trợ cháu phát huy”, chị Hạnh chia sẻ.
Theo chị Hạnh, ngoài việc nhận biết được quốc kỳ các nước, Khải Đăng nhớ, và đọc chính xác tên của nhiều câu lạc bộ bóng đá trên thế giới. Từ đó, chị cho cháu học thêm những biểu tượng, tên nhiều đội bóng khác nhau, chỉ vài ngày cháu đã ghi nhớ hết toàn bộ.
Video đang HOT
Bí quyết nhớ lâu là vừa học vừa chơi
Chia sẻ về bí quyết dạy con, Chị Hạnh cho biết, vợ chồng chỉ để con trai học hơn 10 phút mỗi ngày. Khải Đăng tự luyện trí nhớ đều theo cách vừa học, vừa chơi. Gia đình không buộc con phải ngồi bàn, để học cháu thoải mái với sở thích của mình.
Khi học xong, gia đình cũng hướng dẫn cho bé sắp xếp các hình ảnh quốc kỳ, quốc huy theo từng mục để tăng thêm phần ghi nhớ. Khải Đăng có sở thích, đam mê khám phá thế giới kết hợp, nhất là các nước ở châu Á.
Chị Hạnh cho biết, chị không có phương pháp chăm sóc gì đặc biệt. Khi mang thai Khải Đăng, chị đã ăn rất nhiều thực phẩm rau xanh và các loại hoa quả.
Quá trình chăm nuôi con, chị cũng cho bé ăn uống khoa học. Tạo không gian vui chơi thoải mái để con sáng tạo theo cách tự nhiên. Chị cũng dành nhiều thời gian để cùng trò chuyện, vui chơi và giải đáp những thắc mắc của con. Từ đó, giúp con mở mang thêm kiến thức, nâng cao trí nhớ.
Từ nhỏ Khải Đăng có niềm đam mê lo gô, quốc kỳ, quốc huy các nước trên thế giới.
Với chị Hạnh, khi cho con tham gia chương trình “Siêu tài năng nhí”, gia đình rất vui khi bé thể hiện rất tốt tài năng của mình. “Tình cờ, tôi lên mạng xã hội thấy chương trình Siêu tài năng nhí nên đã đăng ký tham gia. Sau khi ban tổ chức kiểm tra trực tuyến thấy đạt nên gia đình đã cho cháu tham gia”, chị Hạnh cho hay.
Tại chương trình “Siêu tài năng nhí” phát sóng vào tháng 7/2022, Khải Đăng đã khiến Ban giám khảo gồm nghệ sĩ Trấn Thành, ca sĩ Hari Won và nhiều khán giả vô cùng thích thú, thán phục khi nhận biết và xếp từng logo CLB bóng đá hoàn toàn chính xác.
Ban giám khảo ra đề bài để Khải Đăng đoán hình quốc kỳ, quốc huy và hình dáng lãnh thổ các nước tương đối xa lạ và khó đọc như Maldives, Dominica, Tunisia, Burkina Faso, Khải Đăng đều giải đáp hoàn toàn chính xác.
'Thần đồng dự báo thời tiết' đỗ Harvard: Thích gì học đó, tự tạo hẳn ngành riêng
Cappucci là người đầu tiên lấy bằng cử nhân Khoa học khí quyển tại Đại học Harvard vào năm 2019 - ngành học do chính anh tạo nên tại ngôi trường danh tiếng này.
Matthew Cappucci, 24 tuổi đến từ Mỹ là một nhà khí tượng học. Cappucci mê mẩn với thời tiết từ khi anh mới là một cậu bé lên 2. Năm 7 tuổi, anh tiết kiệm tiền để mua một chiếc máy quay phim, thường xuyên chạy ngoài trời trong những cơn giông bão mùa hè để ghi lại hình ảnh những tia sét.
Khi 14 tuổi, Cappucci trở thành người thuyết trình trẻ nhất tại Hiệp hội Khí tượng Hoa Kỳ, nơi anh đã đưa ra một bản tóm tắt về "các đường dẫn nước liên quan đến ranh giới dòng chảy".
Trong thời gian học trung học, các bạn cùng lớp và giáo viên đều phụ thuộc vào Cappucci để dự đoán ngày tuyết rơi. Anh thường có thể dự đoán ngày tuyết rơi trước ít nhất ba ngày, và xác suất chính xác là 9 trên 10 lần.
Cappucci từng là "thần đồng nhí" về thời tiết với việc dự đoán ngày tuyết rơi cho cả lớp.
Kiến thức của anh về chủ đề này phần lớn là do tự học. Khóa đào tạo chính thức đầu tiên của Cappucci đến từ một trại khí tượng anh đã tham dự vào năm lớp chín.
Cappucci trúng tuyển Harvard năm 2015, nơi anh chàng đã tự thiết kế và triển khai chương trình đào tạo đại học đầu tiên về Khoa học khí quyển tại ngôi trường danh tiếng này.
Ban đầu, Cappucci muốn vào học tại trường Cao đẳng Bang Lyndon, một trường ở Vermont với chương trình khí tượng học được kính trọng và có lịch sử gửi sinh viên của mình vào lĩnh vực này.
Dù được trúng tuyển, nhưng sau đó Cappucci tiếp tục nộp đơn vào Harvard và Cornell. Cornell đã có một chương trình khí tượng học được biết đến khá rộng rãi. Harvard thì không. Cha mẹ của anh đã thuyết phục anh ít nhất nên thử Harvard.
Mọi kiến thức phần lớn đều do anh tự học.
"Tôi luôn biết mình muốn theo đuổi khoa học khí quyển," anh kể lại. "Tôi đăng ký vào Harvard theo sự thuyết phục của những người khác, mặc dù Harvard không đào tạo chuyên ngành này. Tôi thực sự không hạnh phúc trong năm đầu tiên của mình".
Trong một lần tình cờ gặp được Giáo sư Vật lý Eric Heller, người nhiều năm trước đã ca ngợi chuyên mục thời tiết hàng tháng của Cappucci, anh đã nhờ vị giáo sư này làm cố vấn giúp mình thành lập một chuyên ngành đặc biệt chưa từng được giảng dạy tại ngôi trường có bề dày lịch sử 385 năm này - Khoa học Khí quyển.
Cappucci hiện đang làm việc cho các chương trình thời tiết trên sóng truyền hình.
Khi còn ngồi ở giảng đường đại học, Cappucci đã bắt đầu làm việc tự do với Capital Weather Gang. Là một nhà thám hiểm cuồng nhiệt, Cappucci đã đi rất nhiều nơi, bao gồm các chuyến đi trên Great Plains để quan sát và theo dõi các cơn lốc xoáy, các chuyến đi đến Trung Quốc để thuyết trình về thời tiết và chuyến đi đến Chile để xem nhật thực toàn phần.
Khi không ở trong văn phòng, người ta có thể thấy Cappucci đang nhìn chằm chằm vào bầu trời, nhảy lên máy bay hoặc đuổi theo cơn bão tiếp theo.
Chàng thanh niên 24 tuổi với niềm đam mê bất tận về thời tiết.
Không có gì ngạc nhiên khi mục tiêu cuối cùng của Cappucci là trở thành một phóng viên thời tiết toàn thời gian trên truyền hình. Thanh niên 24 tuổi này đang là ngôi sao sáng trong thế giới khí tượng học. Hiện tại anh đang làm việc cho các nhà đài và tờ báo địa phương. Trong các mùa bão và lốc xoáy, Cappucci đi khắp đất nước trên một chiếc xe tải bọc thép và tường thuật trực tiếp cho các mạng lưới trên toàn thế giới.
Chạy theo những cơn bão vẫn là một phần trong cuộc sống của Cappucci. Anh ấy coi việc đuổi theo cơn bão là một trong những niềm đam mê của mình. Cappucci chia sẻ rằng việc đuổi theo cơn bão, như việc đứng ngoài trời trong cơn gió 80 dặm một giờ, hoặc theo dõi các cơn lốc xoáy thật ra không đáng sợ hay khó khăn như nhiều người nghĩ.
Cappucci không ngần ngại ra hiện trường để ghi nhận các hiện tượng thời tiết.
Đối với Cappucci, khí tượng học cũng là một loại hình nghệ thuật: "Đó là ngẫu hứng, nó không bao giờ lặp lại. Dù bạn có giỏi đến đâu thì bạn cũng sẽ không bao giờ trở nên hoàn hảo, vì vậy hãy luôn có động lực để cải thiện. Thời tiết là một điều đẹp đẽ. Để nhìn vào Bắc Cực quang, đứng bên trong tâm bão, để ngửi thấy một cơn bão, để xem một đám cháy rừng tạo ra cơn giông bão của riêng nó... Tôi ước mọi người dành nhiều thời gian hơn để nhìn lên thay vì nhìn xuống điện thoại di động của họ".
3 thí sinh Olympia giành được số điểm kỷ lục suốt 22 năm: Toàn học sinh giỏi quốc gia, có thí sinh được mệnh danh thần đồng 460 là tổng điểm cao nhất mà thí sinh đạt được trong một cuộc thi của Đường Lên Đỉnh Olympia. Trải qua 21 năm phát sóng chương trình, cho đến nay Đường Lên Đỉnh Olympia đã ghi nhận ba người nắm giữ kỷ lục 460 điểm của chương trình, bao gồm: Huỳnh Nguyễn Hồng Chiến, Phan Đăng Nhật Minh và Nguyễn Bá Vinh....