Tham vọng quân đội đẳng cấp thế giới của TQ: Điểm yếu lớn nhất là gì?
Trung Quốc không ngần ngại tuyên bố muốn “hiện đại hóa hoàn toàn” vào năm 2021 và trở thành “quân đội đẳng cấp thế giới” vào năm 2050.
Trung Quốc nỗ lực đổ tiền vào hiện đại hóa vũ khí quân sự, tái cấu trúc quân đội. Tuy nhiên, “lỗ hổng” lớn nhất của tham vọng này lại đến từ chính con người, theo SCMP.
Trung Quốc sở hữu lực lượng quân đội đông nhất thế giới (ảnh: China Daily)
Chính thức được thành lập vào năm 1927, bất chấp các nỗ lực thu hẹp quy mô, quân đội Trung Quốc hiện vẫn có hơn 2 triệu binh sĩ tại ngũ – đông nhất thế giới.
Theo sách trắng quốc phòng năm 2019, Trung Quốc đã giảm hơn 300.000 binh sĩ tại ngũ.
Cùng với cắt giảm quân số, Trung Quốc chi nhiều tiền hơn vào phát triển vũ khí nhằm thực hiện tham vọng “hiện đại hóa hoàn toàn” quân đội theo mục tiêu ông Tập Cận Bình đề ra từ năm 2012.
Tham vọng cuối cùng của Trung Quốc không gì hơn là có lực lượng quân sự sánh ngang với quân đội Mỹ. Tuy nhiên, để hiện thực tham vọng này, Trung Quốc còn một chặng đường rất dài phía trước, theo SCMP.
Video đang HOT
Năm 2020, Trung Quốc chi 193 tỷ USD cho quốc phòng, tăng 6,6% ngân sách so với năm ngoái. Chi tiêu cho quân đội của Trung Quốc xếp thứ 2 thế giới, sau Mỹ.
Trung Quốc đã nhiều lần bị chỉ trích là thiếu minh bạch trong công bố mức chi tiêu cho quân sự. Năm 2019, Trung Quốc công bố chi 176 tỷ USD cho quốc phòng, nhưng Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm ước tính con số thực tế là 261 tỷ USD.
Năm 2019, Mỹ chi 732 tỷ USD cho quốc phòng.
Mặc dù không tiếc tiền đầu tư cho quân đội, nhưng theo các chuyên gia, Trung Quốc đang đối mặt với những hạn chế từ chính các chỉ huy cao cấp. Đây cũng là điểm yếu lớn nhất khi Trung Quốc nỗ lực hiện đại hóa quân đội.
“Khi nhìn vào các thành viên của Quân ủy Trung ương Trung Quốc (CMC), chỉ có một vài người là có kinh nghiệm tác chiến thực tế. Tuy nhiên, kinh nghiệm của những người đó lại có từ hàng chục năm trước”, một nguồn tin giấu tên nói với SCMP.
Liang Guoliang – chuyên gia quân sự ở Hong Kong – cho rằng, việc quân đội Trung Quốc thiếu kinh nghiệm thực chiến có thể ảnh hưởng lớn đến huấn luyện cũng như hiện đại hóa quân sự.
Trung Quốc còn cách rất xa mục tiêu “quân đội đẳng cấp thế giới”, theo chuyên gia (ảnh: Sohu)
Nhiều chỉ huy cao cấp của quân đội Trung Quốc không quen với sự thay đổi nhanh chóng của khoa học – kỹ thuật quân sự.
“Nhiều loại vũ khí, thiết bị quân sự quen thuộc với các chỉ huy cấp cao đã bị loại bỏ và thay thế trong quá trình hiện đại hóa”, ông Guoliang nói.
Theo chuyên gia quân sự Antony Wong Dong ( Ma Cao), học thuyết huấn luyện quân sự kiểu mới của Trung Quốc đang được học hỏi từ Mỹ, Nga. Tuy nhiên, trong khi quân đội Nga, Mỹ đã trải qua nhiều cuộc chiến thực sự ở Trung Đông thì quân đội Trung Quốc chỉ dừng lại ở huấn luyện và tập trận.
Một điểm khác khiến quân đội Trung Quốc khó có thể trở thành “đẳng cấp thế giới” là không có hệ thống đồng minh quân sự sâu rộng như Mỹ, Nga, theo các chuyên gia.
Theo sách trắng quốc phòng năm 2019, Trung Quốc “ủng hộ quan hệ đối tác hơn liên minh quân sự và không tham bất kỳ khối quân sự nào”.
Ở châu Á, Mỹ không chỉ có những căn cứ quân sự hùng hậu và còn có khối liên minh quân sự, thường gọi là nhóm “Bộ tứ kim cương”, bao gồm Mỹ – Nhật Bản – Ấn Độ – Úc.
Nga trở thành nhà cung cấp vũ khí chính trên thế giới?
Chuyên gia quân sự Igor Korotchenko tuyên bố rằng, Nga sẽ trở thành nhà cung cấp vũ khí và thiết bị quân sự chính cho các nước trên thế giới.
Chuyên gia quân sự Igor Korotchenko cho biết, Nga đã và đang tiếp tục cung cấp các loại vũ khí quân sự của mình cho các nước trên thế giới với một vị thế chính trị và địa chính trị hoàn toàn mới.
Hệ thống phòng không S-400 và tiêm kích thế hệ thứ 5 của Nga nhận được sự quan tâm của nhiều nước trên thế giới.
Trong điều kiện hiện nay, giành vị trí thứ hai thế giới về xuất khẩu vũ khí và thiết bị quân sự đối với Nga là một thành công lớn, chuyên gia quân sự Igor Korotchenko cho biết trong cuộc phỏng vấn với tờ báo PolitExpert.
Hoa Kỳ vẫn ở vị trí đầu tiên về xuất khẩu vũ khí và thiết bị quân sự. Và điều này đạt được là do các nước đối tác của họ phải mua vũ khí của nước này để làm hài lòng họ. Trong khi đó, Nga phải bán vũ khí và thiết bị quân sự trong môi trường cạnh tranh khốc liệt
Hiện tại, Nga rất thành công với hai lĩnh vực được xuất khẩu là hàng không và phòng không. Trong những năm gần đây, các nước trên thế giới rất quan tâm đến các hệ thống quốc phòng và chi rất nhiều tiền để sở hữu chúng. Thổ Nhĩ Kỳ là một ví dụ điển hình. Nước này là thành viên của NATO, nhưng bây giờ họ sở hữu hệ thống phòng không S-400 của Nga và thậm chí Ankara dự định sẽ tiếp tục ký kết hợp đồng lô hàng thứ hai.
Trung Quốc cũng đã mua S-400 và đây là một cường quốc sánh ngang cùng với Mỹ. Hàng chục quốc gia đang quan tâm đế hệ thống phòng không S-400 và các thiết bị quân sự khác của Nga, đặc biệt là Tor-M2. Cuộc chiến ở Karabakh, nơi máy bay không người lái được sử dụng tích cực sẽ trở thành đông lực để Nga phát triển và cung cấp các hệ thống phòng không, ông Igor Korotchenko nói.
Ngoài ra, việc Thượng viện Mỹ sẽ thông qua luật chống lại các quốc gia mua hệ thống phòng không S-400 của Nga, các nước này sẽ không được mua máy bay chiến đấu F-35 và các vũ khí hiện đại của Mỹ. Điều này sẽ tạo điều khiện cho Nga chiếm lĩnh trong lĩnh vực này.
Moscow hoàn toàn có thể cung cấp máy bay chiến đấu Su-35 và máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 mới Su-57 cho bất kỳ quốc gia nào muốn. Các quốc gia không được Mỹ cung cấp vũ khí hiện đại đều có thể mua hệ thống phòng không S-400 và các máy bay chiến đấu hiện đại của Nga, chuyên gia này kết luận.
Lưu ý rằng, ngày 4/11 đánh dấu kỷ niệm 20 năm thành lập Công ty Cổ phần Rosoboronexport. Đây là một trong những công ty xuất khẩu vũ khí và thiết bị quân sự lớn nhất thế giới. Trong 20 năm qua, Rosoboronexport đã ký hơn 26 nghìn hợp đồng với các đối tác và cung cấp các sản phẩm cho 122 quốc gia với tổng số tiền hơn 180 tỷ USD.
Và để đóng góp vào thành công này không thể không tính đến công ty Rosoboronexport. Nhờ các chuyên gia, kỹ sư của công ty này đã tạo ra hàng nghìn loại vũ khí và thiết bị quân sự, cung cấp cho hàng trăm quốc gia trên thế giới.
Armenia và Azerbaijan cáo buộc lẫn nhau vi phạm thỏa thuận ngừng bắn Armenia và Azerbaijan đã cáo buộc lẫn nhau vi phạm thỏa thuận ngừng bắn nhân đạo mới tại khu vực tranh chấp Nagorny-Karabakh. Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: Daily Sabah) Ngày 18/10, Armenia và Azerbaijan đã cáo buộc lẫn nhau vi phạm thỏa thuận ngừng bắn nhân đạo mới tại khu vực tranh chấp Nagorny-Karabakh. Azerbaijan đã cáo buộc các lực...