Trung Quốc không ngần ngại tuyên bố muốn “hiện đại hóa hoàn toàn” vào năm 2021 và trở thành “quân đội đẳng cấp thế giới ” vào năm 2050.
Trung Quốc nỗ lực đổ tiền vào hiện đại hóa vũ khí quân sự, tái cấu trúc quân đội. Tuy nhiên, “lỗ hổng” lớn nhất của tham vọng này lại đến từ chính con người, theo SCMP.
Trung Quốc sở hữu lực lượng quân đội đông nhất thế giới (ảnh: China Daily)
Chính thức được thành lập vào năm 1927, bất chấp các nỗ lực thu hẹp quy mô, quân đội Trung Quốc hiện vẫn có hơn 2 triệu binh sĩ tại ngũ – đông nhất thế giới .
Theo sách trắng quốc phòng năm 2019, Trung Quốc đã giảm hơn 300.000 binh sĩ tại ngũ.
Cùng với cắt giảm quân số, Trung Quốc chi nhiều tiền hơn vào phát triển vũ khí nhằm thực hiện tham vọng “hiện đại hóa hoàn toàn” quân đội theo mục tiêu ông Tập Cận Bình đề ra từ năm 2012.
Tham vọng cuối cùng của Trung Quốc không gì hơn là có lực lượng quân sự sánh ngang với quân đội Mỹ. Tuy nhiên, để hiện thực tham vọng này, Trung Quốc còn một chặng đường rất dài phía trước, theo SCMP.
Năm 2020, Trung Quốc chi 193 tỷ USD cho quốc phòng, tăng 6,6% ngân sách so với năm ngoái. Chi tiêu cho quân đội của Trung Quốc xếp thứ 2 thế giới , sau Mỹ.
Trung Quốc đã nhiều lần bị chỉ trích là thiếu minh bạch trong công bố mức chi tiêu cho quân sự. Năm 2019, Trung Quốc công bố chi 176 tỷ USD cho quốc phòng, nhưng Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm ước tính con số thực tế là 261 tỷ USD.
Năm 2019, Mỹ chi 732 tỷ USD cho quốc phòng.
Mặc dù không tiếc tiền đầu tư cho quân đội, nhưng theo các chuyên gia, Trung Quốc đang đối mặt với những hạn chế từ chính các chỉ huy cao cấp. Đây cũng là điểm yếu lớn nhất khi Trung Quốc nỗ lực hiện đại hóa quân đội.
“Khi nhìn vào các thành viên của Quân ủy Trung ương Trung Quốc (CMC), chỉ có một vài người là có kinh nghiệm tác chiến thực tế. Tuy nhiên, kinh nghiệm của những người đó lại có từ hàng chục năm trước”, một nguồn tin giấu tên nói với SCMP.
Liang Guoliang – chuyên gia quân sự ở Hong Kong – cho rằng, việc quân đội Trung Quốc thiếu kinh nghiệm thực chiến có thể ảnh hưởng lớn đến huấn luyện cũng như hiện đại hóa quân sự.
Trung Quốc còn cách rất xa mục tiêu “quân đội đẳng cấp thế giới”, theo chuyên gia (ảnh: Sohu)
Nhiều chỉ huy cao cấp của quân đội Trung Quốc không quen với sự thay đổi nhanh chóng của khoa học – kỹ thuật quân sự.
“Nhiều loại vũ khí, thiết bị quân sự quen thuộc với các chỉ huy cấp cao đã bị loại bỏ và thay thế trong quá trình hiện đại hóa”, ông Guoliang nói.
Theo chuyên gia quân sự Antony Wong Dong ( Ma Cao ), học thuyết huấn luyện quân sự kiểu mới của Trung Quốc đang được học hỏi từ Mỹ, Nga. Tuy nhiên, trong khi quân đội Nga, Mỹ đã trải qua nhiều cuộc chiến thực sự ở Trung Đông thì quân đội Trung Quốc chỉ dừng lại ở huấn luyện và tập trận.
Một điểm khác khiến quân đội Trung Quốc khó có thể trở thành “đẳng cấp thế giới” là không có hệ thống đồng minh quân sự sâu rộng như Mỹ, Nga, theo các chuyên gia.
Theo sách trắng quốc phòng năm 2019, Trung Quốc “ủng hộ quan hệ đối tác hơn liên minh quân sự và không tham bất kỳ khối quân sự nào”.
Ở châu Á, Mỹ không chỉ có những căn cứ quân sự hùng hậu và còn có khối liên minh quân sự, thường gọi là nhóm “Bộ tứ kim cương”, bao gồm Mỹ – Nhật Bản – Ấn Độ – Úc.
Armenia và Azerbaijan cáo buộc lẫn nhau vi phạm thỏa thuận ngừng bắn
Armenia và Azerbaijan đã cáo buộc lẫn nhau vi phạm thỏa thuận ngừng bắn nhân đạo mới tại khu vực tranh chấp Nagorny-Karabakh.
Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: Daily Sabah)
Ngày 18/10, Armenia và Azerbaijan đã cáo buộc lẫn nhau vi phạm thỏa thuận ngừng bắn nhân đạo mới tại khu vực tranh chấp Nagorny-Karabakh.
Azerbaijan đã cáo buộc các lực lượng của Armenia vi phạm lệnh ngừng bắn mới tại Nagorny-Karabakh chỉ vài giờ sau khi lệnh này có hiệu lực vào nửa đêm.
Trong một tuyên bố, Bộ Quốc phòng Azerbaijan nhấn mạnh "Lực lượng Armenia đã vi phạm thô bạo một thỏa thuận ngừng bắn khác" với việc nã pháo và đạn cối theo các hướng khác nhau, cũng như phát động các cuộc tấn công lúc rạng sáng dọc theo chiến tuyến.
Bộ Quốc phòng Armenia cũng cáo buộc các lực lượng Azerbaijan vi phạm thỏa thuận ngừng bắn vừa đạt được. Đây là lệnh ngừng bắn thứ hai trong vòng một tuần qua nhằm chấm dứt cuộc giao tranh dữ dội bằng đạn pháo và rốc két khiến hàng trăm người thiệt mạng.
Lực lượng quân sự tại Nagorny-Karabakh cho biết đã ghi nhận thêm 40 người thương vong trong lực lượng quân đội của mình, nâng tổng số quân nhân tử trận của vùng lãnh thổ ly khai này lên thành 673 người kể từ khi nổ ra cuộc xung đột với các lực lượng Azerbaijan hôm 27/9.
Trước đó, trong ngày 17/10, các ngoại trưởng Armenia và Azerbaijan thông báo "thỏa thuận ngừng bắn nhân đạo" mới có hiệu lực từ nửa đêm (3 giờ sáng 18/10 theo giờ Việt Nam), sau gần 3 tuần giao tranh liên quan đến khu vực tranh chấp Nagorny-Karabakh.
Khu vực Nagorny-Karabakh nằm sâu trong lãnh thổ phía Tây Nam của Azerbaijan, nhưng có đa số dân cư là người gốc Armenia sinh sống và muốn sáp nhập vùng này vào Armenia. Điều này đã châm ngòi cho những tranh chấp chủ quyền giữa hai nước, mà đỉnh điểm là cuộc chiến tranh kéo dài từ tháng 2/1988 đến tháng 5/1994, khiến khoảng 30.000 người thiệt mạng. Căng thẳng tái bùng phát từ sáng 27/9 vừa qua sau khi nổ ra các vụ đụng độ ác liệt giữa hai bên, đến nay đã khiến hàng trăm người thiệt mạng. Bất chấp các nỗ lực trung gian hòa của quốc tế, đặc biệt là Nga, xung đột giữa Armenia và Azerbaijan vẫn chưa hề có dấu hiệu chấm dứt./.
Carrie Lam hoãn phát biểu vì nhận chỉ thị tới Bắc Kinh họp Lãnh đạo Hong Kong thông báo hoãn bài phát biểu chính sách hàng năm sau khi nhận chỉ thị tới Bắc Kinh để họp với quan chức chính phủ. Trưởng đặc khu Hong Kong Carrie Lam hôm nay thông báo bài phát biểu quan trọng hàng năm dự kiến diễn ra ngày 14/10, trong đó phác thảo các kế hoạch của chính quyền...
Tin mới nhất
COVID-19 có thể tạo tiền đề cho các thành phố bền vững trong tương lai
23:08:55 26/01/2021
Cư dân thành phố và các nhà quy hoạch đô thị cần tận dụng những đảo lộn lớn do đại dịch COVID-19 để tạo ra một tương lai bền vững và ít carbon hơn.
Cuộc chạy đua ‘ngoại giao vaccine’ tại Trung Đông
23:07:32 26/01/2021
Pfizer hay Sinopharm? Tại Trung Đông và Bắc Phi, các đơn đặt hàng vaccine ngừa COVID-19 đang bị ảnh hưởng bởi yếu tố ngoại giao và hậu cần.
Bộ trưởng Quốc phòng Colombia qua đời sau khi mắc COVID-19
23:02:58 26/01/2021
Ngày 26/1, Chính phủ Colombia thông báo Bộ trưởng Quốc phòng Carlos Holmes Trujillo đã qua đời vì bệnh viêm phổi do virus liên quan đến COVID-19.
Các nhà sản xuất vaccine gấp rút đổi kế hoạch ứng phó biến thể virus SARS-CoV-2
22:56:20 26/01/2021
Virus SARS-CoV-2 đang biến đổi nhanh hơn những gì chúng ta nghĩ và chúng có thể tiếp tục phát triển đến mức tránh né được các loại vaccine hiện hành.
Bốn nước khởi động cuộc tuần tra chung thứ 101 trên sông Mekong
22:53:40 26/01/2021
Nhân viên thực thi pháp luật của Trung Quốc, Lào, Myanmar và Thái Lan đã tham gia cuộc tuần tra chung lần thứ 101 trên sông Mekong để bảo vệ tuyến đường thủy này khỏi các hoạt động tội phạm.
Bị phạt 60 ngày tù vì lừa phụ nữ cởi áo ngực
22:31:35 26/01/2021
Johnathon Lomeli, 23 tuổi, lấy cớ kiểm tra an ninh để lừa một cô gái cởi áo ngực.
Giám đốc Huawei có thể mắc kẹt giữa Canada và Mỹ
22:21:58 26/01/2021
Nỗ lực chống dẫn độ của giám đốc Huawei có thể kéo dài và gặp khó do những thỏa thuận có đi có lại giữa Washington và Ottawa, theo chuyên gia luật Canada.
Iran kêu gọi Biden gỡ trừng phạt
22:18:21 26/01/2021
Iran kêu gọi Biden gỡ những lệnh trừng phạt mà họ cho rằng đang gây tổn hại cuộc chiến chống Covid-19 tại quốc gia Hồi giáo này.
Twitter khóa vĩnh viễn tài khoản CEO ủng hộ Trump
22:15:42 26/01/2021
Twitter khóa vĩnh viễn tài khoản của giám đốc điều hành công ty MyPillow Mike Lindell, người thúc đẩy cáo buộc cuộc bầu cử tổng thống bị gian lận.
Những 'xác sống' ám ảnh châu Âu giữa Covid-19
22:05:00 26/01/2021
Nhiều công ty châu Âu đang trở thành doanh nghiệp xác sống, vẫn tồn tại nhờ trợ cấp chính phủ, nhưng không còn khả năng tái đầu tư hay vực dậy.
Ngoại giao vaccine của Trung Quốc vướng trở ngại
22:02:28 26/01/2021
Vaccine Covid-19 được Trung Quốc kỳ vọng sẽ mang lại chiến thắng địa chính trị vang dội, song ở một số nơi, chúng lại đang nhận về chỉ trích.
Duterte kêu gọi trẻ em ở nhà xem TV
22:01:35 26/01/2021
Tổng thống Duterte tái áp đặt lệnh cấm trẻ em 10-14 tuổi rời nhà, kêu gọi xem TV thay vì ra ngoài, giữa lúc chủng nCoV mới tấn công Philippines.
Trung Quốc kêu gọi Biden 'rút bài học từ sai lầm' của Trump
21:57:32 26/01/2021
Trung Quốc bày tỏ mong muốn hợp tác và hy vọng Biden có thể rút ra bài học từ chính sách sai lầm với Bắc Kinh của người tiền nhiệm.
Tòa Ấn Độ gây phẫn nộ vì phán quyết về tấn công tình dục
21:52:02 26/01/2021
Một tòa thượng thẩm ở Ấn Độ gây phẫn nộ khi phán quyết việc sờ soạng trẻ em qua quần áo không cấu thành hành vi tấn công tình dục.
Australia chưa xem xét hộ chiếu tiêm chủng đối với sinh viên quốc tế
21:49:31 26/01/2021
Thủ tướng Australia Scott Morrison khẳng định còn quá sớm để xem xét hộ chiếu tiêm chủng cho sinh viên nước ngoài trong năm nay.
Ba người quyền lực nhất Mexico đều nhiễm nCoV
21:47:38 26/01/2021
Ba người đứng đầu lĩnh vực chính trị, tôn giáo, và kinh tế Mexico đều đã nhiễm nCoV, cho thấy mối đe dọa của đại dịch với nước này.
Iran cảnh báo dừng hoạt động thanh sát hạt nhân của IAEA
21:45:46 26/01/2021
Iran tuyên bố sẽ dừng cho phép Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) hoạt động thanh sát nếu các bên tham gia JCPOA không tuân thủ đầy đủ thỏa thuận.
Trung Quốc nói chỉ 'xích mích nhỏ' với lính Ấn Độ ở biên giới
21:41:33 26/01/2021
Báo Trung Quốc cho biết binh sĩ nước này và lính Ấn Độ không nổ ra đụng độ mới ở biên giới, mà chỉ là sự cố xích mích nhỏ.
Italy, Ba Lan chỉ trích Pfizer chậm cung ứng vaccine COVID-19
21:38:14 26/01/2021
Ngày 25/1, Chính phủ Italy đã gửi thư thông báo chính thức tới hãng dược Pfizer (Mỹ), kêu gọi hãng này tôn trọng cam kết cung ứng vaccine COVID-19 theo hợp đồng.
Fauci kể lại nỗi sợ khi Trump đề xuất 'tiêm chất khử trùng'
21:36:28 26/01/2021
Tiến sĩ Fauci nói ông đã lo sợ mọi người có thể hành động ngu ngốc khi Trump đề xuất tiêm chất khử trùng để chữa Covid-19 năm ngoái.
Đề xuất đặt tên Trump cho đường cao tốc Florida
21:33:44 26/01/2021
Hạ nghị sĩ Anthony Sabatini đề nghị đặt tên cựu tổng thống Trump cho một đoạn đường cao tốc ở bang Florida.
Nút Trump gọi nước ngọt tái xuất trên bàn Biden
21:26:40 26/01/2021
Biden đưa trở lại Bàn Kiên định chiếc nút Trump từng sử dụng để gọi nước ngọt có ga, song chưa rõ mục đích sử dụng của tân tổng thống.
Tướng Campuchia bị điều tra cáo buộc bắt, tống tiền 4 người Việt
21:23:57 26/01/2021
Chuẩn tướng Hin Sok Kheng, phó cảnh sát trưởng tỉnh Takeo, bị điều tra với cáo buộc giam giữ trái phép 4 người Việt và đòi tiền chuộc.
Máy bay săn ngầm Nga áp sát Mỹ
21:20:47 26/01/2021
Quân đội Mỹ phát hiện biên đội máy bay săn ngầm Tu-142MZ Nga tiến vào Vùng nhận diện phòng không Alaska, nhưng không xâm phạm không phận Mỹ.
Biden sa thải bác sĩ điều trị Covid-19 cho Trump
21:18:21 26/01/2021
Biden đã chọn một quan chức khác thay thế vị trí bác sĩ Nhà Trắng của Sean Conley, người từng phụ trách điều trị Covid-19 cho Trump.
Twitter khóa tài khoản đe dọa Trump
21:14:32 26/01/2021
Twitter khóa một tài khoản dường như thuộc về lãnh tụ tối cao Iran do đăng ảnh mô tả Trump và bóng một máy bay ném bom rình rập.
Người Anh nổi giận
21:11:55 26/01/2021
Sự phẫn nộ của người dân đổ dồn về chính quyền Thủ tướng Boris Johnson, cho rằng xử lý kém cỏi khiến số ca tử vong do Covid-19 vượt 100.000.
Chi 27.000 USD mua đồ chơi hình ngựa
21:10:13 26/01/2021
Bộ sưu tập những chú ngựa Pony của cô Beatrice Salt, 27 tuổi, ở Birmingham đã lên đến gần 600 món, tiêu tốn 27.000 USD và phủ kín 75% diện tích phòng làm việc.
Vợ ghen với bức ảnh chụp mình và chồng ngày trẻ
21:02:41 26/01/2021
Nhìn thấy bức ảnh chồng và một người phụ nữ trẻ thân mật, Leonora cầm dao tấn công anh ta mà không ngờ cô gái đó chính là mình và từng xinh đẹp như vậy.
Mỹ khẳng định sẽ thực hiện các cam kết tài chính chống biến đổi khí hậu
20:48:26 26/01/2021
Ngày 25/1, Đặc phái viên về khí hậu của Mỹ John Kerry khẳng định Mỹ sẽ thực hiện các cam kết tài chính hỗ trợ các nước đang phát triển ứng phó với biến đổi khí hậu.