Tham vấn tâm lý học đường: Phát huy vai trò trong giáo dục học sinh
Cần thực hiện những hoạt động tư vấn tâm lý trong học đường cho trẻ kịp thời. Ngoài trách nhiệm của nhà trường, cần phối hợp giữa gia đình để giúp học sinh (HS) có thể vượt qua những rào cản tâm lý, vững vàng bước tiếp trên con đường học tập một cách thuận lợi nhất.
Ảnh minh họa.
Chưa sẵn sàng được tư vấn, tham vấn
Bà giáo Phạm Thị Ngọc Nga, Hiệu trưởng Trường Tiểu học An Lạc 1, TP Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp nêu thực trạng công tác tư vấn tâm lý học đường ở trường mình. Đó là sự hiểu biết và sẵn sàng tiếp nhận tư vấn tâm lý nói chung, tư vấn tâm lý học đường nói riêng của đa số phụ huynh, giáo viên và học sinh (HS) còn hạn chế.
Giáo viên khi gặp trường hợp HS chưa ngoan thường nghĩ đến các biện pháp giáo dục trước khi áp dụng các biện pháp tâm lý để điều chỉnh. Cha mẹ khi nhận thấy con cái có các biểu hiện tâm lý bất thường thì đưa đến bệnh viện khám tại các khoa thần kinh chứ ít khi tìm chuyên gia tư vấn để hỗ trợ.
Bà Nga đã làm một thống kê từ báo cáo của giáo viên chủ nhiệm trong 3 năm học từ 2018 đến 2021 về số HS chưa ngoan, HS còn khó khăn trong học tập và HS chưa có kỹ năng sống. Đơn cử, năm 2021, số HS chưa ngoan là 18 em, HS còn khó khăn trong học tập là 16 em, và HS chưa có kỹ năng sống là 30 em. Khảo sát trên 100 HS từ lớp 1 đến lớp 5 tại 10 lớp trong trường cho thấy có tới 9,6% trẻ mắc các bệnh hướng nội ở mức độ nhẹ. HS mắc bệnh trầm cảm do nghiện chơi các trò game điện tử chiếm 1,8%, không hài lòng về việc học tập chiếm 4,1%…
Từ đây, bà Nga cho rằng cần thực hiện những hoạt động tư vấn tâm lý trong học đường cho trẻ kịp thời. Ngoài trách nhiệm của nhà trường, theo bà Nga cần phối hợp giữa gia đình để giúp HS có thể vượt qua những rào cản tâm lý, vững vàng bước tiếp trên con đường học tập một cách thuận lợi nhất.
Trong bối cảnh học trực tuyến có những bất cập, cô giáo Nguyễn Thị Khuyến (Đại học Tiền Giang) đã thực hiện khảo sát đối với 180 sinh viên ngành Luật của Trường Đại học Tiền Giang về văn hóa học đường trong lớp học trực tuyến, đánh giá về việc thực hiện văn hóa giao tiếp – ứng xử, thái độ tham gia học tập của sinh viên.
Đáng chú ý, có những sinh viên vẫn còn hạn chế trong việc nhận thức, xây dựng và thực hiện văn hóa học đường trong lớp học trực tuyến như ý thức học tập chưa cao, việc tuân thủ các quy định trong lớp học trực tuyến còn chưa nghiêm túc như mở micro khi giảng viên chưa yêu cầu, mở camera khi trang phục chưa lịch sự, phòng học bừa bộn, quần áo bừa bãi…
Video đang HOT
Cô Khuyến đề xuất một trong những giải pháp để giải quyết tình trạng này đó là cần thành lập các phòng tham vấn học đường nhằm hỗ trợ, giúp đỡ sinh viên khi các em gặp khó khăn về tâm lý. Người làm công tác tham vấn tâm lý phải được đào tạo bài bản về kiến thức tâm lý nói chung và các kỹ năng tham vấn nói riêng (có thể là các giảng viên giàu kinh nghiệm, các cán bộ Đoàn thanh niên, Hội sinh viên giỏi) nhằm gần gũi với các em sinh viên, định hướng cho các em về các vấn đề trong giao tiếp trực tuyến nói riêng và học tập, giao tiếp trực tiếp hàng ngày.
Những mô hình thiết thực
Ông Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Marie Curie Hà Nội nhìn nhận, hầu hết các trường học hiện nay đều đi đúng theo chủ trương, phương hướng của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các trường đã có phòng hoặc tổ tư vấn tâm lý cho HS, tuy nhiên chủ yếu đều là giáo viên kiêm nhiệm với vai trò tư vấn tâm lý. Tuy nhiên, do làm công tác kiêm nhiệm mà không phải là cán bộ chuyên trách nên hoạt động này ở nhiều trường vẫn chưa đạt được những kỳ vọng như mong muốn.
Từ năm 2018, Trường Marie Curie đã thành lập phòng Tham vấn tâm lý với đội ngũ 5 nhân viên. Phòng được xây dựng và vận hành theo nguyên tắc 3C: chuyên môn – chuyên nghiệp – chuyên trách. Cán bộ được tuyển dụng phải được đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực này đồng thời phải có các kỹ năng mềm kỹ năng lắng nghe, kỹ năng quan sát, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng diễn thuyết trước đám đông… đặc biệt là kỹ năng làm chủ cảm xúc để phát hiện được đúng vấn đề của HS. Không chỉ làm công tác tham vấn mà phòng ngừa cũng quan trọng nhằm giảm thiểu những rủi ro về sức khỏe tinh thần có thể ảnh hưởng đến học sinh.
Tương tự, ông Nguyễn Tùng Lâm (người sáng lập Trường Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội) cho biết hiện trường có phòng tham vấn tâm lý với 3 cán bộ cho 600 – 800 HS – một con số mơ ước của nhiều trường công lập và cả trường ngoài công lập.
Ông Lâm nhấn mạnh: Với đối tượng HS đặc biệt, không có trường sư phạm nào, trường phổ thông nào đào tạo được những giáo viên đủ năng lực để làm những công việc khó khăn này. Nhà trường phải tự tuyển chọn, tự đào tạo -
bồi dưỡng và đãi ngộ sao cho xứng đáng, giữ được giáo viên trong nền kinh tế thị trường. “Vai trò của giáo viên chủ nhiệm rất quan trọng trong việc nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của học sinh song thầy cô cũng không thể quán xuyến được tất cả và có đủ kỹ năng để giải quyết mọi vấn đề. Vì vậy, việc kết hợp với các cán bộ chuyên trách ở văn phòng tham vấn tâm lý học đường cũng rất quan trọng” – ông Lâm nói.
Ông Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Trường Marie Curie Hà Nội cho biết, sau hơn 2 năm hoạt động, Phòng Tham vấn tâm lý của trường đã hỗ trợ được gần 2.000 học sinh và phụ huynh với khoảng 10.000 lượt tham vấn (1 HS/phụ huynh không chỉ cần 1 lần hỗ trợ về mối quan hệ mà thường sẽ cần trung bình 5 lần khi họ có khó khăn về tâm lý). 9 vấn đề chủ yếu HS cần được hỗ trợ bao gồm: trầm cảm, khó khăn trong giao tiếp, tăng động giảm chú ý, khó khăn trong thiết lập các mối quan hệ, vấn đề internet, sang chấn tâm lý, rối loạn hành vi xã hội. Từ mô hình của trường mình, ông Khang nhận thấy đây là một minh chứng góp phần giải quyết các mối quan hệ trong nhà trường, một phần của văn hóa học đường cần được nhân rộng ở các trường có đủ điều kiện hoặc theo hướng xã hội hóa.
Các trường học ở Hà Tĩnh tư vấn tâm lý học đường cho học sinh
Những vấn đề liên quan đến tâm lý, giới tính, sức khỏe sinh sản tuổi vị thành niên... mà nhiều học sinh gặp phải trong cuộc sống đã được tổ tư vấn tâm lý học đường tại các trường học ở Hà Tĩnh quan tâm, can thiệp kịp thời.
Mỗi tuần, ngoài giờ lên lớp, cô Phan Thị Việt Hà, giáo viên môn Văn - Trường THPT Cẩm Bình (Cẩm Xuyên) cùng 3 thành viên thường trực trong Tổ Tư vấn tâm lý học đường (gọi tắt là tổ tư vấn) phân công nhau trực tại phòng tư vấn.
Cô Việt Hà lắng nghe chia sẻ của học sinh về các vấn đề trong học tập, cuộc sống.
Cô Việt Hà cho biết: "Tổ tư vấn được thành lập tháng 10/2018 với các thành viên là những giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy, nắm bắt tâm lý học sinh, cùng sự đồng hành, hỗ trợ của các giáo viên chủ nhiệm. Học sinh THPT ở lứa tuổi có nhiều biến chuyển về tâm sinh lý nhưng lại không dễ dàng chia sẻ với người khác. Do đó, những ngày đầu mới thành lập, chưa có nhiều học sinh mạnh dạn đến gặp trực tiếp, trao đổi tại phòng tư vấn.
Nhưng với sự sẻ chia, thấu hiểu tâm lý, tình yêu thương của các thầy cô, các em đã dần mạnh dạn, cởi mở hơn. Nhiều vấn đề khúc mắc trong cuộc sống gia đình, việc học tập, các mối quan hệ thầy cô, bạn bè, tình cảm của các em đã được thầy cô lắng nghe, chia sẻ, gợi ý giải pháp trên nguyên tắc giữ bí mật, tôn trọng quyền quyết định của học sinh".
Cùng với tư vấn tâm lý, gỡ rối tâm tư, tổ tư vấn còn là nơi các em tìm lời khuyên hướng nghiệp, định hướng cho tương lai. Từ khi thành lập đến nay, đã có hàng nghìn lượt học sinh được tư vấn trực tiếp, qua điện thoại; mỗi năm, tổ tư vấn tổ chức 2 chuyên đề sinh hoạt ngoại khóa.
Em Đặng Thị Khánh Lâm (lớp 10A9) cho biết: "Các thầy cô rất tâm lý, gần gũi nên khi cần lời khuyên, chúng em sẽ mạnh dạn giãi bày, thoải mái chia sẻ như với những người bạn".
Giờ học của giáo viên, học sinh Trường THPT Thành Sen.
Tổ tư vấn của Trường THPT Thành Sen (TP Hà Tĩnh) cũng là địa chỉ tin cậy của hơn 800 học sinh nhà trường. Với đặc thù có nhiều học sinh hoàn cảnh khó khăn (nhà nghèo, mồ côi, cha mẹ ly hôn hoặc đi làm ăn xa, các em sống với ông bà...) hơn các trường trên địa bàn thành phố, việc giáo dục, tư vấn tâm lý cho học sinh được nhà trường đặc biệt quan tâm.
Thầy Hồ Việt Anh - Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết: "Ngay từ đầu năm học, Ban Giám hiệu phối hợp cùng tổ tư vấn, giáo viên chủ nhiệm nắm bắt hoàn cảnh từng học sinh. Đối với những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, chúng tôi sẽ có kế hoạch hỗ trợ vật chất, sát sao về tinh thần để quản lý, động viên các em trong cuộc sống cũng như học tập".
Học sinh Trường THPT Thành Sen được các thầy, cô giáo tư vấn tâm lý, hướng nghiệp. (Ảnh tư liệu).
Không chỉ làm nhiệm vụ tư vấn tâm lý, tổ tư vấn của nhà trường còn tổ chức nhiều buổi sinh hoạt ngoại khóa với khách mời là những người có ảnh hưởng xã hội, chuyên gia tâm lý; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về sức khỏe sinh sản, pháp luật... Những hoạt động này thu hút sự tham gia của đông đảo học sinh.
Thông qua hoạt động bổ ích, các em được cung cấp kiến thức về giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên, kiến thức pháp luật để nâng cao nhận thức, tự điều chỉnh hành vi không đi lệch chuẩn.
Tổ tư vấn cũng phối hợp với Câu lạc bộ "Người mẹ thứ hai" của trường thường xuyên quan tâm, động viên học sinh, đặc biệt là những em có bố mẹ đi vắng, sống cùng ông bà, họ hàng.
Theo báo cáo của Sở GD & ĐT, hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh có gần 660 câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ, mô hình ""Sức khỏe vị thành niên" trong các trường THCS, THPT. Thực hiện hướng dẫn của Bộ GD & ĐT về công tác tư vấn tâm lý cho học sinh và công tác xã hội trong trường học, đã có 388 trường thành lập tổ tư vấn tâm lý học đường; gần 300 giáo viên được tập huấn về lĩnh vực này.
Trong năm học 2020 - 2021, các trường học trên địa bàn toàn tỉnh đã tổ chức hàng trăm diễn đàn tư vấn tâm lý, trang bị kiến thức cho học sinh (Trong ảnh: Cán bộ Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình chia sẻ kiến thức về sức khỏe sinh sản cho học sinh của huyện Nghi Xuân). Ảnh tư liệu.
Với sự hoạt động tích cực, trách nhiệm của thành viên các tổ tư vấn, CLB trong trường học, năm học 2020-2021, đã có 150 diễn đàn phòng chống xâm hại trẻ em, phòng chống bạo lực học đường được tổ chức với gần 90.000 học sinh tham gia.
Các trường học phối hợp với Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh tổ chức hội thi "Sức khỏe sinh sản vị thành niên" thu hút gần 10.000 học sinh của 7 trường THPT trên địa bàn TP Hà Tĩnh, huyện Cẩm Xuyên tham gia.
Bộ GD-ĐT nói gì khi học sinh không có nơi để giải tỏa tâm lý? Nhiều ý kiến khẳng định sự cần thiết, tầm quan trọng của tư vấn tâm lý trong trường học. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra: Tại sao vấn đề này đã được bàn thảo cả chục năm nay vẫn tiếp tục là 'khoảng trống' trong trường học? Buổi tư vấn tâm lý trong một trường THCS tại TP.HCM - ĐÀO NGỌC THẠCH Ông...