Thẩm tra Dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục
Sáng 21/4, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng (VHGDTNTNNĐ) của Quốc hội tổ chức phiên họp toàn thể lần thứ 6 thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục.
Chủ nhiệm Ủy ban VHGDTNTNNĐ Phan Thanh Bình chủ trì phiên họp
Chủ nhiệm Ủy ban VHGDTNTNNĐ Phan Thanh Bình chủ trì phiên họp. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ, các Thứ trưởng Bộ GD&ĐT: Nguyễn Hữu Độ, Nguyễn Văn Phúc, đại diện lãnh đạo một số bộ, ban, ngành trung ương tham dự phiên họp.
Theo dự thảo tờ trình của Chính phủ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục, tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ đã nghiên cứu, rà soát và đề xuất sửa đổi 36/114 Điều của Luật Giáo dục, chiếm 31,58%.
Trong đó, phạm vi sửa đổi hướng vào các nhóm chính sách gồm: Sửa đổi, bổ sung hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các cấp học và trình độ đào tạo; sửa đổi, bổ sung quy định về giáo dục phổ thông để đẩy mạnh phân luồng sau trung học cơ sở, định hướng nghề nghiệp ở trung học phổ thông; đổi mới thời gian đào tạo các trình độ đào tạo đại học, đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa giáo dục đại học và hội nhập quốc tế.
Cũng theo dự thảo tờ trình của Chính phủ, trong quá trình soạn thảo, tiếp thu ý kiến của các cơ quan, tổ chức và nhân dân, có rất nhiều ý kiến đề nghị sửa đổi, bổ sung một số nội dung hướng vào các chính sách như: chính sách học phí học sinh sinh viên sư phạm; trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo; bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đối với nhà giáo; về học phí; về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận văn bằng nước ngoài; đầu tư và nguồn lực tài chính cho giáo dục; trách nhiệm của nhà trường, gia đình, xã hội…
Cơ quan chủ trì soạn thảo đã nghiêm túc nghiên cứu, đánh giá tác động các vấn đề và chính sách, lồng ghép các nội dung cần sửa đổi, bổ sung ở các mức độ khác nhau tại các điều Luật có liên quan của dự thảo.
Video đang HOT
Với thực tế trải qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung; trên cơ sở kết quả nghiên cứu, phạm vi đề xuất các nội dung sửa đổi, bổ sung trong Dự án Luật, cơ quan soạn thảo nhận thấy dự thảo Luật có thể đáp ứng yêu cầu và phù hợp với tên gọi Luật Giáo dục sửa đổi (hoặc Luật Giáo dục năm 2018).
Vì vậy, nếu được Quốc hội cho phép về việc điều chỉnh tên Luật, cơ quan chủ trì soạn thảo sẽ tiếp tục nghiên cứu, lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động của Luật, các cơ quan quản lý có liên quan để đảm bảo khả thi, đáp ứng yêu cầu của Luật.
Báo cáo thẩm tra của Ủy ban VHGDTNTNNĐ của Quốc hội tán thành với sự cần thiết sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục cũng như những mục tiêu xây dựng dự án Luật được nêu trong tờ trình của Chính phủ, đồng thời nhấn mạnh yêu cầu thể chế hóa các quan điểm, định hướng của Đảng về giáo dục, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp 2013, tạo cơ sở pháp lý để nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội trong giai đoạn mới, tăng cường tính chủ động trong hội nhập quốc tế về giáo dục.
Ủy ban đề nghị cần tiếp tục nghiên cứu, lấy ý kiến của các thành phần, đối tượng chịu sự tác động, các cơ quan quản lý liên quan để xây dựng các chính sách, quy định của Luật Giáo dục phù hợp và khả thi.
Đối với các luật chuyên ngành đã có như giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học vẫn cần có những quy định có tính nguyên tắc trong Luật Giáo dục.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ tiếp thu, giải trình một số nội dung trong dự thảo Luật Giáo dục
Theo đó, cần xem xét giữ lại, sửa đổi, bổ sung một số nội dung về các lĩnh vực này. Đối với các lĩnh vực chưa có luật điều chỉnh chi tiết, như giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, nhà giáo cần ngiên cứu, cụ thể hóa một số nội dung đã được kiểm nghiệm trong thực tiễn và các nội dung khác để phát triển các lĩnh vực này. Đồng thời, cần nghiên cứu, đưa ra những quy định mang tính dự báo, đặt nền móng và tạo cơ sở pháp lý để triển khai những chính sách giáo dục mới.
Ủy ban cũng đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu để có những sửa đổi, bổ sung cần thiết về giáo dục mầm non cho tương xứng với vai trò, vị trí của bậc học này; nghiên cứu để thể chế hóa quan điểm nhằm đạt được mục tiêu liên quan đến chính sách phổ cập; nghiên cứu để có điều luật riêng về tổ chức thí điểm, thực nghiệm trong lĩnh vực giáo dục; quy định mang tính nguyên tắc về chương trình, phương pháp, thời gian đào tạo, văn bằng, chức danh và tiêu chuẩn nghề nghiệp giảng dạy/hướng dẫn, giáo sư, phó giáo sư… đối với các lĩnh vực đào tạo đặc thù, có tính thực hành cao (như y tế, nghệ thuật, thể thao…).
Tại phiên họp, Ủy ban VHGDTNTNNĐ của Quốc hội đã biểu quyết nhất trí trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội một số nội dung liên quan đến dự thảo Luật Giáo dục. Cụ thể, thống nhất đây là luật chung, từ đó xây dựng các luật chuyên ngành; thống nhất nghiên cứu sửa đổi toàn diện Luật Giáo dục và đổi tên thành “Luật Giáo dục sửa đổi”.
Về chính sách với học sinh, sinh viên sư phạm, Ủy ban đã biểu quyết lấy ý kiến về việc nên tiếp tục miễn học phí cho học sinh, sinh viên sư phạm như hiện nay hay theo phương án cho vay tín dụng sư phạm để đóng học phí và chi trả sinh hoạt phí, sau khi tốt nghiệp nếu công tác trong ngành Giáo dục đủ thời gian theo quy định sẽ được trả lại khoản vay tín dụng như trong dự thảo Luật. Kết quả biểu quyết nghiêng về phương án cho vay tín dụng sư phạm.
Theo giaoducthoidai.vn
Trường có bài thi, môn thi xét tuyển không gắn với ngành đào tạo có thể bị giải trình
Trước việc một số trường đại học (ĐH) đưa ra những tổ hợp xét tuyển mới, lạ, thậm chí có môn/bài thi không liên quan đến ngành xét tuyển, ngày 23/3, bà Nguyễn Thị Kim Phụng - Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD&ĐT) đã có ý kiến về việc này.
Bà Nguyễn Thị Kim Phụng tư vấn cho thí sinh trong ngày hội tư vấn - hướng nghiệp 2018.
Trước hết, thực hiện quy định tại Điều 34 của Luật Giáo dục ĐH: "Cơ sở giáo dục ĐH tự chủ quyết định phương thức tuyển sinh và chịu trách nhiệm về công tác tuyển sinh". Trong quy chế tuyển sinh quy định các trường được sử dụng kết quả của 3 bài thi/môn thi, trong đó có ít nhất một trong hai bài thi Toán, Ngữ văn để xét tuyển. Các bài thi/môn thi đưa vào tổ hợp để xét tuyển phải gắn với yêu cầu của ngành đào tạo. Các trường không sử dụng nhiều hơn 4 tổ hợp bài thi/môn thi để xét tuyển cho một ngành.Các trường được đảm bảo quyền tự chủ nhưng phải có trách nhiệm giải trình về việc bài thi/môn thi đưa vào tổ hợp để xét tuyển có gắn với yêu cầu của ngành đào tạo và quy trình xác định tổ hợp tuyển sinh ra sao. "Thông thường, ít nhất phải có một hoặc hai môn thi trong tổ hợp được coi như là môn kiến thức nền tảng, tiên quyết để có thể vào học chương trình đào tạo. Quy trình xác định tổ hợp cho các ngành thường do hội đồng khoa học đào tạo hoặc hội đồng tuyển sinh tham mưu... Và, nhà trường phải giải trình được tính liên quan, hợp lý, cần thiết của tổ hợp đó đối với ngành đào tạo" - bà Kim Phụng nhấn mạnh.
Bà Phụng cũng cảnh báo, nếu trường xác định những tổ hợp môn thi không liên quan đến ngành đào tạo để xét tuyển sinh thì sẽ bị "mất nhiều hơn được". Bởi dư luận xã hội sẽ so sánh chất lượng đầu vào của khối trường đang đào tạo cùng ngành và có đánh giá thấp những trường xét tuyển tổ hợp lạ. Những em thí sinh có học lực tốt sẽ không chọn trường này, dẫn đến đây chỉ là điểm đến của những em không có tinh thần thực học, đi học chỉ để kiếm tấm bằng.
Về phía thí sinh chưa suy nghĩ chín chắn vào trường không phải bằng kiến thức nền tảng vững chắc sẽ rất khó tiếp thu kiến thức. Cũng như các em không hứng thú trong khi học, tốt nghiệp khó xin việc làm. Nếu có xin được việc làm thì công việc cũng khó trở thành niềm yêu thích, đam mê, để từ đó cống hiến và phát triển... Thực tế, đã có nhiều sinh viên bỏ học giữa chừng thường rơi vào những trường hợp này, dẫn đến lãng phí tiền học, thời gian, công sức...
Nhưng, điều quan trọng hơn là chất lượng đào tạo và uy tín của nhà trường sẽ bị giảm sút khi tuyển sinh bằng cách "vơ bèo vạt tép". Chủ sử dụng lao động sẽ nghi ngờ chất lượng đào tạo và không muốn nhận sinh viên của trường. Nhà trường cũng không thu hút được sinh viên giỏi, giảng viên giỏi... Đương nhiên, tình trạng này cứ tiếp diễn sẽ dẫn đến con đường "tự sát".
Bà Phụng tin rằng: "Thực tế không nhiều trường lựa chọn những tổ hợp có môn thi không liên quan đến ngành đào tạo. Tuy nhiên, nếu chúng tôi thấy có những tổ hợp quá bất thường thì sẽ trao đổi, yêu cầu nhà trường giải trình. Nếu không có căn cứ thuyết phục, chúng tôi chọn những trường có dấu hiệu tiêu cực để kiểm tra, thanh tra về các điều kiện đảm bảo chất lượng, thực hiện quy định về tuyển sinh, đào tạo, đảm bảo chuẩn đầu ra và việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp... Những trường chất lượng thấp sẽ bị cảnh báo; nếu có vi phạm thì bị xử lý nghiêm theo quy định. Thậm chí đến dừng tuyển sinh và công khai cho xã hội biết để phòng ngừa chung".
Năm nay, các trường được trao quyền tự chủ xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (trừ các ngành đào tạo giáo viên). Nhưng Bộ GD&ĐT vẫn yêu cầu sau khi có điểm thi, các trường phải công bố công khai điểm sàn nhận xét tuyển trước khi thí sinh thay đổi nguyện vọng. Đồng thời phải nhập lên cơ sở dữ liệu thi tuyển sinh để quản lý.
Trên cơ sở đó, các phương tiện truyền thông hoặc Bộ GD&DT có thể lập danh sách điểm sàn của các trường để công khai, minh bạch thông tin cho thí sinh có lựa chọn phù hợp. Đây cũng là cách để các trường phải giữ uy tín, xây dựng "thương hiệu" cho mình.
Theo bà Phụng, để giảm thiểu tình trạng trên, tới đây, trong nội dung tập huấn thi tuyển sinh, Bộ GD&ĐT cũng sẽ trao đổi trực tiếp với các trường. Và, cùng với sự đồng hành tuyên truyền của các cơ quan truyền truyền thông, thí sinh sẽ nhận thức đúng vấn đề, lựa chọn đúng tổ hợp và ngành sở trường để đăng ký xét tuyển.
Theo Kinhtedothi.vn
Cú huých lớn trong đào tạo sư phạm Lương nhà giáo, thay miễn học phí bằng "cho vay sư phạm" là nội dung được dư luận rất quan tâm khi nói về Luật Giáo dục sửa đổi. TS Tôn Quang Cường - Phó chủ nhiệm khoa phụ trách Khoa Sư phạm (Trường ĐH Giáo dục, ĐHQG Hà Nội) - cho rằng, đây là một trong những đổi mới nhằm thu hút...