“Thẩm thấu” kiến thức từ bài học dã ngoại
QĐND – Những năm qua, Khoa Quân nhu (Học viện Hậu cần) luôn là đơn vị đạt thành tích cao trong huấn luyện, đào tạo và nghiên cứu khoa học. Có được kết quả trên là do khoa đã chú trọng đổi mới phương pháp, lựa chọn hình thức huấn luyện phù hợp, nhất là huấn luyện tập bài dã ngoại.
Giảng viên Khoa Quân nhu huấn luyện kỹ thuật mắc tăng võng cho học viên.
Thượng tá, TS Nguyễn Công Phúc, Chủ nhiệm Bộ môn Bảo đảm (Khoa Quân nhu) cho biết: Trước yêu cầu của chiến tranh hiện đại, muốn chiến thắng được kẻ thù, nhất là khi đối tượng sử dụng vũ khí công nghệ cao, tác chiến điện tử mạnh… đòi hỏi mỗi cán bộ nói chung, cán bộ ngành quân nhu nói riêng phải có niềm tin, am hiểu nghệ thuật quân sự và luôn nỗ lực rèn luyện thể lực để có sức khỏe hoàn thành tốt nhiệm vụ trong mọi tình huống. “Nhà trường gắn với chiến trường”, phải huấn luyện đồng bộ, sát thực tế chiến đấu, phù hợp với cách đánh của Quân đội ta và truyền thống kinh nghiệm của ngành quân nhu. Sự khắc nghiệt của các yếu tố ngoại cảnh là điều kiện khách quan để rèn luyện người học; lấy hành quân bộ mang vác nặng với các trang thiết bị phục vụ chiến đấu là biện pháp quan trọng để nâng cao sức khỏe, khả năng chịu đựng bền bỉ dẻo dai của học viên, giúp họ trở thành người cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết và địa hình phức tạp. Từ phương thức giảng dạy như trên đã giúp học viên tốt nghiệp ra trường đảm đương tốt chức trách trong huấn luyện, SSCĐ, cũng như khi đơn vị tổ chức diễn tập. Được biết, tập bài dã ngoại là hình thức huấn luyện cơ bản của môn học Quân nhu chiến đấu, nhằm trang bị cho người học những vấn đề cơ bản về chuẩn bị, thực hành bảo đảm quân nhu cho tiểu đoàn, trung đoàn bộ binh chiến đấu trong đội hình cấp trên; theo các hình thức chiến thuật, trên các loại địa hình khác nhau. Tuy nhiên, xuất phát từ điều kiện địa lý nước ta và so sánh lực lượng giữa ta và địch, trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc (nếu xảy ra), vùng rừng núi với địa thế hiểm trở sẽ là địa bàn thuận lợi cho ta mở các chiến dịch tiến công, phản công quy mô lớn… Chính vì thế, các cán bộ, giảng viên của Khoa Quân nhu thường lựa chọn địa hình đồi núi lúp xúp nhiều cây, gần sông suối, tương đối bằng phẳng để huấn luyện cho học viên. “Đánh giá kết quả huấn luyện dã ngoại có sự khác biệt với huấn luyện tập trung trên giảng đường. Chúng tôi đánh giá sự hiểu biết của học viên thông qua các phương án xử trí tình huống của họ. Với mỗi tình huống chiến đấu, nếu học viên tìm ra được càng nhiều phương án xử trí thì sự sáng tạo càng cao, tiếp thu kiến thức mới thực sự vững vàng”-TS Nguyễn Công Phúc nói.
Nhằm nâng cao chất lượng tập bài dã ngoại, thời gian qua, Khoa Quân nhu đã đồng thời tiến hành nhiều giải pháp, hoạt động khác nhau. Trong đó có những vấn đề mấu chốt phải được quán triệt sâu sắc. Trước hết, cần bám sát thực tế chiến đấu để huấn luyện; xây dựng đầu bài tập theo hướng đáp ứng yêu cầu cơ động cao, kết hợp cơ động với luyện tập phòng tránh, ngụy trang, nghi binh… sát yêu cầu chiến đấu trong điều kiện địch sử dụng vũ khí công nghệ cao. Mỗi bài tập mà tập thể cán bộ, giảng viên Khoa Quân nhu đưa ra đều phải khơi dậy năng lực tư duy và khả năng tổ chức bảo đảm chiến đấu của học viên (khi nhập vai); mỗi bài tập đều thể hiện sự linh hoạt trong công tác hiệp đồng huấn luyện với các cơ quan chức năng, cán bộ quản lý (tiểu đoàn, đại đội) để chuẩn bị chu đáo thao trường, bảo đảm đầy đủ vật chất trong huấn luyện.
Video đang HOT
Theo QĐND
Cậu bé tính nhẩm siêu tốc: Năng khiếu bẩm sinh hay có sự dàn dựng?
Câu chuyện về cậu bé có khả năng nhẩm tính siêu việt không chỉ khiến cộng đồng mạng dậy sóng mà còn dấy lên những tranh cãi trái chiều giữa các chuyên gia giáo dục.
Mới đây, clip về một "thần đồng tính nhẩm" khiến cộng đồng mạng "dậy sóng". Bàn về hiện tượng này Tiến sĩ Nguyễn Kim Dung, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu Giáo dục ĐH Sư phạm TPHCM cho biết, bà đã từng gặp nhiều trường hợp có khả năng đặc biệt về tính nhẩm, đó là những em có năng khiếu về toán học, có tư duy về toán học tốt. Theo dõi clip về cậu bé, Tiến sĩ Kim Dung nhận thấy em có khả năng rất tốt. "Tuy nhiên, vấn đề là để đưa ra lời khuyên thì cần phải có các cuộc nói chuyện, tìm hiểu thì lời khuyên mới thật hữu ích, còn bây giờ thì cũng khó mà đưa ra lời khuyên khi thông tin mà ta có thể nhận thấy trong video clip", bà Kim Dung nói.
Tiến sĩ Nguyễn Kim Dung
"Mặc dù có khả năng khá đặc biệt về toán học nhưng cũng chưa thể khẳng định đây là dấu hiệu của thần đồng. Bởi lẽ hiện nay chúng ta đang hơi lạm dụng khái niệm thần đồng và để định nghĩa về thần đồng là cả một quá trình. Mỗi đứa trẻ sinh ra đều có một khả năng khác nhau. Có em có năng khiếu về nghệ thuật, có em có năng khiếu về thể thao, có em có năng khiếu về toán học với khả năng nhẩm tính rất nhanh. Nhưng đó mới chỉ là những năng khiếu ban đầu của một đứa trẻ. Để có một kết luận chính xác cần thêm thời gian, sự phát triển dài sau đó. Năng khiếu bẩm sinh của một đứa trẻ là điều may mắn. Nhưng chưa thể khẳng định em ấy luôn luôn nổi trội", tiến sĩ Kim Dung bày tỏ.
Cậu bé có khả năng nhẩm tính siêu việt (Ảnh cắt từ clip)
Với khả năng đặc biệt so với nhiều bạn cùng trang lứa, liệu những em bé hày sẽ trở thành giáo sư, tiến sĩ trong tương lai? Trả lời câu hỏi này, tiến sĩ Kim Dung cho rằng, điều này là hoàn toàn có thể nếu các em được phát huy, định hướng tốt.
Cũng bàn luận về vấn đề này, PGS Văn Như Cương lại tỏ ra nghi ngờ và không mấy tin tưởng về khả năng đặc biệt của cậu bé. PGS Văn Như Cương bày tỏ thái độ ngạc nhiên: "Một cậu bé chưa đến 10 tuổi mà đã có khả năng cộng trừ nhân chia như một cái máy là điều khó có thật. Tôi cho rằng đã có sự dàn dựng của một ai đó. Có thể họ bố trí cho một người nào đó đứng lấp sau người cầm máy tính và không cho xuất hiện trong clip để "nhắc bài" cho cậu bé. Hoàn toàn có thể làm điều đó. Bởi khả năng nhẩm tính nhanh như thế là không thể có. Quá phi thường".
PGS Văn Như Cương
Trong suốt mấy chục năm đi dạy và tham gia công tác nghiên cứu giáo dục, thầy Văn Như Cương cho biết ông chưa bao giờ gặp một trường hợp nào có khả năng đặc biệt như thế. "Thế giới cũng có những người tính được nhanh nhưng là những người đã có tuổi đời lâu năm trong học tập, nghiên cứu, hoặc là họ nhẩm tính được ở những con số mang tính đặc trưng, được tính toán nhiều lần trước đó chứ không phải là những phép tính cộng trừ nhân chia được đưa ra một cách bất ngờ như thế. Hoặc là một phép nhân, chia, cộng trừ độc lập với nhau, chứ không liên tục như trường hợp của cậu bé trong clip đang gây bão cộng đồng mạng. Với một cậu bé còn quá nhỏ như thế thì khả năng ấy càng không có. Bây giờ nếu để xác thực về trường hợp này, thì những người dựng nên clip này hãy để em bé "biểu diễn" trước các chuyên gia toán học Việt Nam. Nếu đúng là em bé có khả năng siêu Việt như thế thì đó là điều đáng mừng, đáng được ca ngợi".
PGS Văn Như Cương cho biết thêm, hiện nay có rất nhiều bậc phụ huynh thích gọi con cái là "thần đồng". Việc yêu con thái quá hay thói quen "con hát mẹ khen" của người Việt là điều không có gì đáng trách nhưng lúc nào cũng ca ngợi con như một thần đồng là điều rất không nên. Ca ngợi thái quá sẽ làm ảnh hưởng đến con cái, khiến chúng luôn nghĩ mình là giỏi nhất, sẽ tự kiêu. Nặng hơn nữa là trẻ em sẽ rơi vào sự rối loạn về tâm lý và cần phải được các nhà tâm lý điều trị để cân bằng trở lại. Với trẻ em nên để chúng phát triển toàn diện chứ không chỉ tập trung phát triển một lĩnh vực sẽ dẫn đến sự mất cân bằng.
Theo Giadinhvn
Học bài về hệ mặt trời với TH true MILK (Kiến Thức) - Hình ảnh 9 hành tinh trong hệ mặt trời sẽ đồng hành cùng các em học sinh trong năm học này từ Chương trình quà tặng hấp dẫn do Tập đoàn TH triển khai. Đó là chương trình "Vui Học Hăng Say, Cào Ngay - Trúng Lớn" của Tập đoàn TH có thời hạn đến hết 17h ngày 21/11/2015. Theo...