Thẩm mỹ viện du ký: Mũi đẹp không cần dao kéo
Lindi Mngaza, 36 tuổi, đến từ Birmingham, đã thử nghiệm thành công chất làm đầy da để nâng mũi mà không cần phẫu thuật thẩm mỹ.
Cô đã có một cái mũi đẹp không cần dao kéo.
Dáng mũi quyết định 50% vẻ đẹp gương mặt
Mũi đẹp không lo tác dụng phụ
Trước đây, hình dạng tự nhiên của chiếc mũi khiến Lindi cảm thấy tự ti. “Nó luôn khiến tôi bận tâm. Tôi liên tục soi gương và ao ước chiếc mũi của mình thẳng hơn, có nét hơn, nhưng tôi không muốn phẫu thuật thẩm mỹ”, Lindi giải thích.
Để che được khuyết điểm của mình, Lindi đã phủ rất nhiều lớp trang điểm. Hơn nữa, ở tuổi 36, thói quen trang điểm của cô tốn nhiều thời gian và cô cảm thấy nó không mang lại kết quả như mong muốn.
Khi biết đến phương pháp nâng mũi sử dụng chất làm đầy qua da (không phẫu thuật), cô đã quyết định tìm hiểu kỹ quy trình.
UTH Deep được tiêm vào màng xương của Lindi để tạo dáng mũi thẳng hơn, mũi đẹp hơn
Video đang HOT
Không cần trang điểm nhiều nhờ… mũi đẹp
Cô hào hứng chia sẻ: “Hình dạng mới của chiếc mũi khiến tôi xinh đẹp hơn. Sau khi nhận ra mình có thể nâng mũi mà không cần phẫu thuật thẩm mỹ, tôi đã cắt giảm thói quen trang điểm của mình”.
Thực tế, vài năm trở lại đây, sửa mũi không phẫu thuật là một xu hướng ngày càng phổ biến. Một chất làm đầy được tiêm vào màng xương của để tạo ra phần lưng thẳng hơn của mũi và nâng cao phần nhân trung.
Lindi cho biết, công nghệ mới mang lại cho cô chiếc mũi đẹp như ý, và vì thế, cô chỉ cần sử dụng highlighter khi trang điểm vào buổi sáng. Thậm chí có những ngày cô không cần trang điểm.
“Tôi chưa bao giờ tác động bất cứ điều gì trên khuôn mặt của mình, vì vậy, khi sử dụng quy trình này, tôi cảm thấy khá căng thẳng nhưng đồng thời cũng rất thú vị. Kể từ khi điều trị, tôi hoàn toàn ổn. Tôi đã trở lại cuộc sống của mình như bình thường và không hề bị đau hay có tác dụng phụ nào cả”.
Kể từ khi điều trị với chiếc mũi đẹp., cô tự tin hơn với vẻ ngoài của mình
Để được điều trị, Lindi đã đến gặp bác sĩ Martyn King tại Phòng khám Da Cosmedic ở Tamworth, nơi thực hiện một loạt các thủ thuật. Lindi nói thêm: “Khi được điều trị xong, bạn trai của tôi có mặt và anh ấy nhận thấy sự thay đổi tích cực ngay lập tức. Sau đó, tôi cũng đi dự tiệc, một vài người bạn khen tôi đẹp hơn, nhưng họ không thể biết được nguyên nhân của sự thay đổi là gì”.
Tiêm Mũi hay Làm Mũi? Từ chia sẻ của bác sĩ thẩm mỹ, bạn sẽ biết nên chọn phương pháp nào để sớm có "giao diện" chuẩn xinh
Dù là tiêm mũi hay phẫu thuật làm mũi thì vẫn có điểu lợi - hại khác nhau. Trước khi muốn xinh hơn, bạn cần tìm hiểu rõ từng phương pháp đã nhé.
Ai cũng mưu cầu cái đẹp. Ai cũng thích có mũi cao, mũi thon. Sửa mũi, đổi vận đến đâu thì chưa biết nhưng ắt sẽ giúp dung nhan chính chủ thay đổi ngoạn mục (tất nhiên là trong trường hợp bạn chỉnh sửa thành công).
Và hai trong số những phương pháp cân chỉnh dáng mũi phổ biến nhất là tiêm filler (làm đẹp không xâm lấn) và phẫu thuật nâng mũi hoàn chỉnh (có xâm lấn). Vậy chúng khác nhau như thế nào và ai nên tiêm mũi, ai nên thực hiện phẫu thuật nâng mũi hẳn luôn?
Tiêm mũi/phẫu thuật nâng mũi khác gì nhau?
Về cơ bản, tiêm mũi là tiêm 1 lượng gel lỏng trong suốt, có thành phần chính là Hyaluronic Acid quen thuộc vào sống mũi. Từ đó, nó giúp làm đầy phần sống mũi và khiến mũi trông cao hơn. Phương pháp này có ưu điểm là thực hiện rất nhanh chóng, không gây đau đớn. Thông thường, bạn chỉ mất khoảng 30 phút để ủ tê, sau đó bác sĩ sẽ tiến hành công đoạn tiêm filler vào mũi rồi sẽ nắn chỉnh sao cho thật phù hợp với gương mặt.
Vì khá đơn giản nên nhiều người thường tìm đến phương pháp này trước rồi sau đó mới quyết định có nên phẫu thuật nâng mũi hay không.
Phẫu thuật nâng mũi thì phức tạp hơn, được chia làm 2 loại: nâng sống mũi đơn thuần. và nâng mũi cấu trúc. Theo phó giáo sư/tiến sĩ Nguyễn Tài Sơn - chủ nhiệm Khoa Phẫu thuật Hàm mặt và Tạo hình Thẩm mỹ của bệnh viện TƯQĐ 108, với phương pháp đầu tiên, bác sĩ sẽ chỉ tạo đường hầm dưới da lẫn cốt mạc xương mũi rồi đặt ngay chất liệu để nâng cao sống mũi, các cấu trúc khác như vách mũi, cánh mũi... đều sẽ được giữ nguyên. Các chất liệu ở đây có thể là chất liệu tổng hợp (VD: Gortex, Medpor, Silicon), chất liệu đồng loại (VD: Alloderm) hoặc chất liệu tự thân (VD: Sụn sườn, sụn vành tai, sụn vách mũi, xương).
Nâng mũi cấu trúc thì khó hơn, phải đan xen nhiều yếu tố hơn hẳn. Vì ngoài việc nâng sống mũi, bác sĩ sẽ phải can thiệp thêm ở phần sụn đầu mũi nữa. Thường thì những ai có đầu mũi quá nhỏ/lớn, sống mũi ngắn hay có di chứng khe hở môi vòm... sẽ được chỉ định áp dụng phương pháp này.
Những biến chứng có thể xảy ra
Ngoài ra, để làm rõ hơn 1 số vấn đề về tiêm mũi/nâng mũi, bác sĩ Trần Tuấn Anh - nguyên trưởng khoa phẫu thuật thẩm mỹ tại bệnh viện Thu Cúc và giờ là người sáng lập Thẩm Mỹ Tuấn Anh cũng lưu ý 1 số vấn đề sau.
Bất cứ thủ thuật phẫu thuật nào cũng tiềm ẩn các khả năng biến chứng nhưng tỉ lệ biến chứng cao hay thấp phụ thuộc vào các yếu tố sau: tay nghề bác sĩ, chất liệu dùng để nâng mũi hoặc filler dùng để tiêm, cơ địa hay sức khoẻ ban đầu của bạn (với trường hợp đông máu kém thì sẽ dễ gặp tình trạng bầm tím hơn) và cuối cùng là chỉ định cho riêng từng người.
Một vài biến chứng của tiêm mũi mà bạn cần biết: viêm da tại vùng tiêm, chảy máu làm vùng da bị tịt, nhiễm trùng dẫn đến hoại tử, tiêm vào động mạch vùng bên của sống mũi và ảnh hưởng đến thần kinh thị giác. Thêm vào đó, nếu filler bị tràn sang hai bên dẫn đến thẩm mỹ kém.
Các biến chứng của phẫu thuật nâng mũi cũng không đơn giản gì. Đầu tiên là việc mũi phản ứng với chất liệu (có thể xảy đến trong những tháng đầu và nếu chăm dùng kháng sinh sẽ hết nhưng có những trường hợp phải tháo chất liệu mới xử lý được). Thứ hai là nhiễm trùng, với biến chứng này thì phần lớn là phải tháo chất liệu và phải đợi ít nhất từ 3 - 6 tháng mới có thể nâng lại. Ngoài ra còn có lệch vẹo mũi, hoại tử da (do trường hợp da căng quá, bác sĩ cắt bỏ quá nhiều động mạch quá), lộ chất liệu sống mũi và vùng đầu mũi.
Nên tiêm mũi nhiều lần hay nâng mũi luôn 1 lần?
Đây có lẽ là trăn trở của khá nhiều người. Bác sĩ Tuấn Anh phải khẳng định đúng là tiêm filler mang đến cảm giác nhẹ nhàng thoải mái hơn, ít bị sưng nề, thời gian phục hồi nhanh hơn. Nhiều người trẻ không thể nghỉ dài ngày nên chọn phương pháp này. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng tiêm filler quá nhiều vì khiến vùng sống mũi bị mỏng và có thể bị tràn filler sang hai bên gây mất thẩm mỹ.
Một điều quan trọng nữa là bạn nên đi tư vấn, xem xét kĩ về tình trạng mũi để chỉ định chuẩn xác từ phía bác sĩ. Chẳng hạn nếu bạn có đầu mũi ngắn thì tiêm filler hầu như không hợp lý nhưng nếu bạn vốn đã có đầu mũi đẹp nhưng chỉ thiếu sống mũi thì tiêm filler cũng được. Có điều, hãy chọn loại tốt nhất để được kết quả lâu dài (2 năm hoặc hơn 2 năm).
Với trường hợp muốn thay đổi mũi nhiều, mũi vẹo lệch, hoặc đã can thiệp thủ thuật trên mũi rồi thì nên phẫu thuật dứt điểm nhé.
Nâng mũi, nên chọn phẫu thuật hay tiêm filler? Nâng mũi đang là một trào lưu làm đẹp được rất nhiều người yêu thích. Chiếc mũi chiếm hơn 50% sắc thái gương mặt, chỉ một thay đổi nhỏ từ chiếc mũi cũng giúp gương mặt trở nên sang trọng, cân đối và hài hòa hơn. Tuy nhiên, nên phẫu thuật nâng mũi hay nâng mũi bằng cách tiêm chất làm đầy (filler)...