Thẩm định SGK cần nhìn nhận trong mối quan hệ: SGK – giáo viên – học sinh
Các thành viên khi thẩm định SGK cần nhìn nhận trong mối quan hệ: SGK – giáo viên – học sinh. Đây phải là mối quan hệ tương hỗ.
Ảnh minh họa/internet
Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, SGK giáo dục phổ thông mới không chỉ cụ thể hóa Chương trình giáo dục phổ thông 2018, mà còn có chức năng định hướng về phương pháp giáo dục và cách thức kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục.
PGS.TS Nguyễn Xuân Thành – Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD&ĐT) nhấn mạnh điều này tại buổi khai mạc Hội đồng quốc gia thẩm định SGK lớp 6 biên soạn theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, SGK phải hỗ trợ giáo viên sử dụng các kỹ thuật và phương pháp dạy học phù hợp. Đây là tính năng mà nhiều SGK trước đây không có.
Để học sinh học tốt, hình thành và phát triển được các năng lực, phẩm chất thì mỗi bài học trong SGK phải thể hiện được một lệnh nào đó, giúp học sinh khai thác được kiến thức đã có; đồng thời tìm hiểu kiến thức mới và giải quyết trọn vẹn yêu cầu của bài học.
Tuy nhiên, theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, sách giáo khoa chỉ là một trong những phương tiện giúp giáo viên hướng dẫn học sinh giải quyết các vấn đề của thực tế cuộc sống.
Đồng thời là phương tiện giúp học sinh thực hiện các hoạt động học dưới sự hướng dẫn của giáo viên, từ đó vận dụng kiến thức học được vào cuộc sống.
Trên quan điểm đó, khi thẩm định SGK, Hội đồng xem xét xem các bản mẫu SGK đã đáp ứng tốt yêu cầu để khi giáo viên tổ chức cho học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập, các em có thể thao tác, phân tích nội dung trong SGK; từ đó có kiến thức và vận dụng vào thực tế.
Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học nhấn mạnh, các thành viên khi thẩm định cần nhìn nhận SGK trong mối quan hệ: SGK – giáo viên – học sinh. Đây phải là mối quan hệ tương hỗ; giáo viên chỉ là người hướng dẫn học sinh tương tác trực tiếp với SGK để thực hiện các nhiệm vụ được giao, chứ không phải giáo viên ở giữa để giảng từng nội dung trong SGK cho học trò ghi chép.
Với 1/3 số lượng là giáo viên đang trực tiếp giảng dạy môn học ở cấp THCS là thành viên trong Hội đồng thẩm định SGK lớp 6; các thầy cô giáo cần mạnh dạn đóng góp cho các bản mẫu SGK, giúp Hội đồng đưa ra ý kiến thẩm định xác đáng, phù hợp với thực tiễn dạy học và tâm lý lứa tuổi học sinh.
Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ, để tổ chức thẩm định SGK, Bộ đã ban hành các văn bản pháp lý, trong đó có Thông tư 33 (năm 2017) Ban hành về tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa; tiêu chuẩn, tổ chức cá nhân biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa và Thông tư 23 (năm 2020) sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư 33.
Các văn bản này quy định rõ 5 tiêu chuẩn, 13 tiêu chí trong thẩm định SGK và đã được cụ thể hoá thành 40 chỉ báo. Đây là những nội dung quan trọng, đề nghị các thầy cô nắm vững để thẩm định và giúp tác giả hoàn thiện bản mẫu, cho ra được những SGK cho tốt.
Thứ trưởng lưu ý, các thành viên Hội đồng thẩm định cần nắm chắc chương trình tổng thể, chương trình từng môn học; hiểu rõ sự khác biệt của chương trình hiện hành so với Chương trình giáo dục phổ thông mới; từ đó thấy được cách tiếp cận của SGK mới so với sách hiện hành khác nhau như thế nào và có sự phân tích, đánh giá sách mới tốt hơn.
Trả ngày khai trường về đúng nghĩa
Thông tin Bộ GD-ĐT quy định không được dạy trước ngày khai giảng được học sinh, phụ huynh, giáo viên đón nhận một cách tích cực.
Chào đón học sinh lớp 10 Trường THPT Lê Quý Đôn (TP.HCM) trong ngày khai giảng năm học mới 2019-2020 - Ảnh: TỰ TRUNG
Video đang HOT
Tuy vậy, đâu đó vẫn còn những băn khoăn.
Tiểu học nhẹ nhõm
Tại Hà Nội, TP.HCM những năm trước, đa số các trường cho học sinh học 1 buổi/ngày trước thời điểm khai giảng năm học mới. Mặc dù học trước 1-2 tuần nhưng tâm lý của cả giáo viên, phụ huynh và học sinh đều xem thời gian này là "học chưa chính thức". Và phụ huynh chật vật đưa đón con, lo gửi con khi đón ở trường về. Học vài tuần mới khai giảng trẻ không còn cảm xúc của ngày khai trường để bước vào "học chính thức".
Chị Nguyễn Thị Thanh Nhã - phụ huynh có con học lớp 4 ở Q.6, TP.HCM - tâm sự: "Dạy trước khai giảng lợi bất cập hại. Học sinh không cảm nhận được đầy đủ ý nghĩa thiêng liêng của ngày khai giảng năm học mới. Thậm chí con tôi còn không muốn đi dự khai giảng nữa. Năm nay, Bộ GD-ĐT quyết định không dạy học trước khai giảng là rất đúng đắn. Nên giữ gìn và tạo cho các em một cảm xúc đặc biệt trong ngày đầu tiên đến trường trong năm học mới".
Tại Hà Nội, dù các năm trước thời điểm tựu trường vào khoảng 15 đến 20-8 nhưng trường học nhiều quận, huyện đều bố trí thời gian thực học sau ngày 5-9. Thời điểm học sinh tựu trường trước đó chỉ để nhận lớp, nhận cô giáo mới, nghe phổ biến quy chế, nề nếp, bầu ban cán sự lớp. Một số trường dành thời gian trước khai giảng để tổ chức các ngày hội, các chương trình cho học sinh lớp 1 làm quen với cô giáo, với nhà trường...
THCS, THPT lo lắng
Tuy nhiên, trao đổi với Tuổi Trẻ, hiệu trưởng một trường THCS ở TP.HCM lo lắng: "Tôi đồng tình với chủ trương không dạy học trước khai giảng để tạo cảm xúc đặc biệt cho học sinh. Nhưng các cấp quản lý nên tính toán về ngày thi tuyển sinh lớp 10. Nếu vẫn giữ nguyên như cũ, tức là ngày thi vào lớp 10 sẽ diễn ra sau khi năm học kết thúc vài ngày, sẽ rất khó khăn cho giáo viên các lớp cuối cấp".
Hiệu trưởng trên phân tích: "Tuy học sinh lớp 9 không phải thi tốt nghiệp THCS nhưng trường phải mất ít nhất 1 tuần để hoàn thành công tác vào sổ điểm, học bạ, xét tốt nghiệp THCS cho học sinh lớp 9. Sau đó, phải có thêm từ 2-3 tuần để ôn tập cho các em đi thi vào lớp 10. Nếu không cho dạy học trước khai giảng thì đến cuối năm học, giáo viên lớp cuối cấp sẽ không còn thời gian ôn tập cho học sinh".
Tương tự, lãnh đạo một trường THPT ở TP.HCM cho biết thêm: "Đối với học sinh khối lớp 12 còn căng thẳng hơn, vì các em phải thi tốt nghiệp THPT. Những năm gần đây, trường chúng tôi sẽ tính toán thời khóa biểu để có ít nhất bốn tuần ôn tập trước khi các em đi thi tốt nghiệp. Nếu không cho dạy trước khai giảng thì thời gian này sẽ còn rất ít. Học sinh vùng ven mà không được ôn tập kỹ càng thì kết quả thi tốt nghiệp sẽ rất thấp".
Một số hiệu trưởng trường THCS, THPT ở Hà Nội cũng băn khoăn về tính toán "cơ học" số tuần thực học tương ứng với khung thời gian Bộ GD-ĐT dự kiến vì cho rằng còn có nhiều nội dung hoạt động, những việc phát sinh trong năm học. Nếu thời gian dự phòng quá ít có thể sẽ gặp khó khăn.
Còn cô Nguyễn Thị Nhiếp - hiệu trưởng Trường THPT Yên Hòa (Hà Nội) - cho biết: "Chúng tôi đã tính toán cho từng tuần học thì thấy hoàn toàn đủ thời gian. Dĩ nhiên là phải chủ động rà soát, sắp xếp lại. Ví dụ có những nội dung dạy ba tiết, nhưng sau khi lược bớt, chỉ tập trung vào nội dung trọng tâm thì chỉ còn hai tiết.
Nếu chưa yên tâm, cần rèn luyện thêm cho học sinh, có thể đưa lại vào các chủ đề hoạt động, thực hành, trải nghiệm. Có những nội dung môn học hoặc liên môn tích hợp trong một chủ đề cũng giúp giảm thời gian dạy học trên lớp...".
Học sinh trong ngày khai giảng năm học 2019 - 2020 tại Trường THPT Sơn Tây, Hà Nội - Ảnh: NAM TRẦN
Trường tư muốn tựu trường trong hè
Trong khi đó, nhiều trường tư ở Hà Nội bày tỏ lo ngại về định hướng của Bộ GD-ĐT tập trung học sinh vào đầu tháng 9 và bắt đầu tổ chức dạy học sau ngày khai trường (5-9).
"Đặc thù của trường tư thục khác với trường công lập. Chúng tôi tuyển sinh xong là cho học sinh tập trung vào trường trong dịp hè luôn. Lý do phải làm như vậy là vì phụ huynh không có điều kiện trông nom, chăm sóc con ở nhà, họ có nhu cầu gửi con ngay trong hè.
Thứ hai, tập trung học sinh để giáo viên ôn tập kiến thức cũ cho các em trước khi bước vào năm học mới. Điều này có ý nghĩa đặc biệt đối với học sinh yếu và trung bình. Nếu không ôn tập thì khi bước vào năm học mới, các giáo viên sẽ rất vất vả giúp các em ôn lại kiến thức cơ bản" - cô Phạm Thị Thúy Vĩnh, hiệu trưởng Trường THPT tư thục Ngô Thời Nhiệm, Q.9 (TP.HCM), bộc bạch.
Tương tự, thầy Nguyễn Xuân Khang - hiệu trưởng Trường Marie Curie (Hà Nội) - bày tỏ quan điểm: "Không nên đánh giá việc thời gian nào nên hay không nên tựu trường ở bình diện chung cả nước. Vì mỗi nơi mỗi khác và Bộ GD-ĐT là cơ quan quản lý nhà nước chỉ có thể ban hành khung thời gian năm học chứ không nên áp đặt, ấn định thời gian tựu trường".
Trao đổi với Tuổi Trẻ, PGS.TS Nguyễn Xuân Thành cho biết các trường tư thục tùy theo tình hình thực tế có thể báo cáo UBND cấp tỉnh, thành phố để được phép tập trung học sinh sớm hơn so với các trường khối công lập để ổn định hoạt động nhưng không vượt quá 4 tuần và không được thu thêm học phí.
Bộ GD-ĐT chỉ ban hành khung thời gian năm học, trên cơ sở đó UBND các tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch thời gian năm học cụ thể, trong đó có lưu ý đến đặc thù của các trường tư thục.
2.307 ý kiến ủng hộ
Thăm dò trên Tuổi Trẻ Online về không dạy trước ngày khai giảng, tính đến 8h ngày 3-7 có 2.307 người ủng hộ, 249 ý kiến cho rằng tùy vào thiên tai, dịch bệnh và 58 ý kiến khác.
Học sinh An Giang đến trường trong ngày khai giảng năm học mới - Ảnh: BỬU ĐẤU
* Cô Nguyễn Hoài Thu (hiệu rưởng Trường tiểu học Thị Trấn 2, huyện Vĩnh Thuận, Kiên Giang): Ngày bắt đầu một năm đèn sách
Tôi rất vui khi Bộ GD-ĐT quy định không dạy trước khi khai giảng năm học mới. Lý do đầu tiên là ý nghĩa của từ "khai giảng" đã được trở về đúng nghĩa của nó. Ngày khai giảng là ngày mà học sinh bắt đầu cho một năm đèn sách và thực sự là ngày lễ hội lớn của tuổi học trò. Dấu ấn về ngày khai trường sẽ in đậm trong tâm hồn mỗi người vì ai cũng có một thời cắp sách. Thầy cô đón nhận tin này trong sự phấn khởi vì mong mỏi bấy lâu đã thành hiện thực. (THÙY TRANG)
* Cô Nguyễn Thị Phương Minh (hiệu trưởng Trường THPT Trần Cao Vân, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định): "Khai" với "giảng" phải là một
Thông thường hằng năm các trường kết thúc năm học từ ngày 25-5 đến 30-5. Rèn luyện hè, thi lại trong tháng 7 là xong. Bắt đầu đến tháng 8 là tuyển sinh năm học mới. Cho nên chương trình học cũng gọn gàng chứ không có vấn đề gì và nếu có vẫn có những tuần dự phòng.
Do đó, đối với quy định của Bộ GD-ĐT không dạy trước khi khai giảng năm học mới sẽ không ảnh hưởng đến chương trình học. Mọi người đều cảm thấy vui, đúng với ý nghĩa của ngày khai giảng. Khai giảng là một ngày thiêng liêng để học trò háo hức đón nhận. Các trường có thể tập trung học sinh trước để tập dượt chuẩn bị cho ngày đó thật trang trọng, nhưng nên để ngày khai giảng có niềm vui tràn trề trong lòng học trò.
"Khai" và "giảng" phải là một chứ không phải "khai" một đường, "giảng" một ngõ giống như lâu nay, mang tính giảm tải nhưng thật ra không giảm được bao nhiêu, giãn ra thời gian thì thêm mệt mỏi. (THÁI THỊNH)
* Cô Hoàng Thị Lý (nguyên giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Khánh Hòa): Rất hay
Từ trước đến nay chỉ có các trường tư thục tổ chức học trước một tuần, còn lại phần lớn các trường tại tỉnh đều khai giảng rồi mới tổ chức dạy học. Mọi năm trước ngày 5-9, các trường chỉ cho học sinh tập, làm quen với các nghi thức chuẩn bị lễ khai giảng chứ không dạy học. Năm nay tựu trường rồi mới khai giảng rồi học luôn thì tôi thấy cái đó rất hay, vì để cho ngày khai giảng thực sự có ý nghĩa với học sinh.
(ĐÌNH CƯƠNG)
* Ông Nguyễn Trọng Hoàn (chánh văn phòng Sở GD-ĐT Nghệ An): Giúp học sinh thoải mái hơn
Chúng tôi rất đồng tình với dự thảo khung kế hoạch thời gian năm học, trong đó tổ chức khai giảng vào ngày 5-9 và không dạy học trước ngày khai giảng.
Thay đổi không tổ chức dạy học trước ngày khai giảng sẽ có thêm thời gian cho học sinh được nghỉ hè, giúp học sinh được thoải mái hơn, không bị áp lực về chuyện học hành. Mặc dù lùi thời điểm tựu trường trùng với dịp khai giảng năm học mới nhưng trong các môn học đã được tinh giản nội dung mà vẫn đảm bảo chất lượng đào tạo để không gây xáo trộn kế hoạch thời gian năm học.
(DOÃN HÒA)
* Ông Nguyễn Hữu Nhân (trưởng phòng chính trị tư tưởng Sở GD-ĐT Cần Thơ): Mong đợi đã lâu
Chúng tôi mong đợi điều này lâu lắm rồi. Đây cũng là nguyện vọng của phụ huynh, học sinh và giáo viên vì nó trả lại đúng ý nghĩa của ngày khai giảng. Nếu như trước đây học trước hai tuần rồi mới khai giảng, đó chỉ là hình thức. Học sinh có thời gian nghỉ hè thoải mái đầu năm học sẽ có cảm giác nôn nao chờ đợi ngày khai trường. Mọi thứ sẽ trở nên mới mẻ, thu hút mà không rập khuôn hình thức.
Ngoài ra, nếu đã trả lại kỳ nghỉ hè trọn vẹn cho học sinh thì Bộ GD-ĐT nên cấm mọi hình thức dạy và học thêm. Nên chăng triển khai nhiều hoạt động vui chơi, rèn luyện kỹ năng trong hè.
(T.TRANG)
Học sinh Đà Nẵng coi múa rối trong ngày khai giảng năm học 2019- 2020 - Ảnh: ĐOÀN NHẠN
Đà Nẵng đã thực hiện từ lâu
Thầy Phan Hùng - hiệu trường Trường THPT Trần Phú (Đà Nẵng) - cho biết từ nhiều năm qua các trường ở Đà Nẵng không còn tình trạng học trước, khai giảng sau. Theo thầy Hùng, cùng với việc khai giảng đúng ngày 5-9, Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng cũng đã áp dụng chương trình trả lại ba tháng hè cho học sinh, khung chương trình giảng dạy vẫn đảm bảo theo quy định.
Được biết từ năm học 2016-2017, Đà Nẵng đã thực hiện việc tựu trường 1-9 và khai giảng 5-9, không tổ chức dạy trước rồi mới khai giảng. Đây là ý tưởng của ông Nguyễn Đình Vĩnh - giám đốc Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng thời điểm đó. Lúc đó, ông Vĩnh chia sẻ Đà Nẵng đã thực hiện chủ trương này và trả lại trọn vẹn ba tháng hè cho học sinh, tạo tính chủ động về kế hoạch thực hiện các hoạt động trong hè cho giáo viên, nhân viên, học sinh. Quan trọng hơn là tạo khí thế háo hức đón chào năm học trong giáo viên, học sinh, tránh bệnh hình thức dạy học rồi mới khai giảng sẽ mất đi ý nghĩa, cảm xúc.
(ĐOÀN CƯỜNG)
Bộ GD-ĐT: có thời gian cho tình huống cần thiết
Những hiệu trưởng ở khu vực miền núi như Lai Châu, Điện Biên, khu vực ngoại thành của Ninh Bình, khi trao đổi với Tuổi Trẻ về thời điểm tựu trường, đều cho rằng quy định mới có những ưu điểm như có thêm thời gian nghỉ hè cho giáo viên, học sinh nhưng đều lo lắng cho việc triển khai chương trình.
"Miền núi có những đặc thù riêng. Ví dụ có thời gian rét đậm, rét hại học sinh phải nghỉ học. Hoặc vào các dịp lễ, tết, theo phong tục của đồng bào dân tộc thiểu số, các trường cũng phải cho học sinh nghỉ 1-2 ngày. Chưa kể nếu xảy ra thiên tai, bão lũ, học sinh không đến được trường...Vì thế nếu có thời gian dự phòng thì sẽ đỡ vất vả khi tổ chức dạy bù" - một chuyên viên phòng tiểu học Sở GD-ĐT Lào Cai chia sẻ.
PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, vụ trưởng Vụ GD trung học (Bộ GD-ĐT), cho rằng so với năm học trước, thời điểm học sinh bắt đầu năm học chậm hơn hai tuần. Nhưng Bộ GD-ĐT đã triển khai tinh giản để nội dung chương trình bậc trung học tương tự như tiểu học, chỉ còn 35 tuần. Trong khi theo khung thời gian Bộ GD-ĐT dự kiến, có khoảng 38 tuần, tính cả tuần nghỉ tết. Các trường có hai tuần dự phòng. Ngoài ra, nếu thực hiện việc chủ động rà soát, xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng linh hoạt thì các trường còn có thể dư thời gian hơn để sử dụng trong tình huống cần thiết.
(VĨNH HÀ)
Dạy học, ôn tập thi tốt nghiệp THPT 2020: Nghiêm cấm cắt xén chương trình Vụ trưởng Vụ GD Trung học Bộ GD&ĐT - cho biết: Bộ GD&ĐT đã có công văn gửi các sở GD&ĐT, Cục Nhà trường (Bộ Quốc phòng), Cục Nhà trường (Bộ Công an), các cơ sở GD trung học trực thuộc về việc tổ chức dạy và ôn thi tốt nghiệp THPT năm 2020. Giờ ôn thi môn Tiếng Anh tại Trường THPT...