Thẩm định đề cương chi tiết tài liệu “Giáo dục địa phương tỉnh Kon Tum lớp 2″”
Chiều 25/3, Sở GD&ĐT tỉnh Kon Tum đã tổ chức phiên họp thẩm định đề cương chi tiết tài liệu “ Giáo dục địa phương tỉnh Kon Tum lớp 2″.
Cô Đinh Thị Lan – Phó giám đốc Sở GD&ĐT Kon Tum, Phó Chủ tịch HĐTĐ chủ trì phiên họp.
Phát biểu tại phiên họp, cô Huỳnh Thị Thu Vân – Trưởng phòng giáo dục Tiểu học, Sở GD&ĐT Kon Tum, Chủ biên Tài liệu GDĐP cấp Tiểu học tỉnh Kon Tum cho biết, năm 2020-2021 ngành giáo dục tỉnh đã hoàn thành chương trình “Giáo dục địa phương tỉnh Kon Tum lớp 1″ và đưa vào sử dụng trong các trường học trên địa bàn. Qua đó, đã nhận được nhiều sự ủng hộ của các bậc phụ huynh, học sinh.
Đối với tài liệu “Giáo dục địa phương tỉnh Kon Tum lớp 2″ có nội dung nằm trong hoạt động giáo dục bắt buộc, thuộc hoạt động trải nghiệm. Bên cạnh đó, nội dung tài liệu “Giáo dục địa phương tỉnh Kon Tum lớp 2″ là cơ sở để gợi ý ngữ liệu tích hợp ở một số môn học lớp 2.
Cô Huỳnh Thị Thu Vân ghi nhận các ý kiến góp ý của Hội đồng thẩm định.
Theo ban biên soạn, nội dung giáo dục địa phương cấp tiểu học, nội dung tài liệu là những vấn đề cơ bản về lịch sử hình thành và phát triển, truyền thống quê hương, địa lý, dân cư, cảnh quan, môi trường. Bên cạnh đó một số nội dung về kinh tế, xã hội, giáo dục đạo đức lối sống, kỹ năng sống của địa phương.
Về hình thức tích hợp, tài liệu được thiết kế theo từng chủ đề riêng biệt, được tích hợp qua 2 hình thức. Cụ thể, tích hợp bộ phận, tích hợp toàn phần trong hoạt động trải nghiệm. Ngoài ra tài liệu là cơ sở để gợi ý ngữ liệu tích hợp ở một số môn học lớp 2.
Video đang HOT
Tài liệu có tính mở nên việc tích hợp nội dung giáo dục địa phương được thực hiện linh hoạt, không máy móc, hình thức. Khuyến khích cách tiếp cận đa dạng trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường trong tổ chức dạy học của giáo viên, đảm bảo đáp ứng mục tiêu, yêu cầu cần đạt của chương trình.
Buổi làm việc của Hội đồng thẩm định.
Cô Vân cho hay, tài liệu “Giáo dục địa phương tỉnh Kon Tum lớp 2″ sẽ phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Tạo điều kiện cho học sinh trải nghiệm, sáng tạo thông qua tìm tòi, vận dụng kiến thức và kinh nghiệm đã có vào đời sống. Từ đó, tạo cơ hội cho học sinh thực hành những nội dung vừa khám phá.
Ngoài ra, học sinh có thể vận dụng các kiến thức đã học để bày tỏ quan điểm của mình qua các hình thức: tham quan thực tế, vẽ, nặn, viết cảm tưởng…
Kết thúc phiên họp, Hội đồng thẩm định thống nhất với đề cương chi tiết tài liệu “Giáo dục địa phương tỉnh Kon Tum lớp 2″ của ban biên soạn và không yêu cầu chỉnh sửa.
Lào Cai: Lãnh đạo trường Tiểu học chia sẻ kinh nghiệm triển khai CTGDPT mới
Tại Lào Cai, từ 23-24/3 đã diễn ra hội thảo Câu lạc bộ Hiệu trưởng trường tiểu học về CT, SGK lớp 1 và chuẩn bị các điều kiện lớp 2, năm học 2020-2021.
Ông Nguyễn Thế Dũng - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Lào Cai phát biểu tại Hội thảo.
Tham dự có ông Nguyễn Thế Dũng - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Lào Cai; lãnh đạo, chuyên viên phòng GDTH (Sở GD&ĐT); lãnh đạo, chuyên viên các phòng GD&ĐT huyện, thị xã, thành phố cùng 213 Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng trường TH và trường có học sinh TH.
Tại hội thảo, đại biểu đã cùng nhau trao đổi chia sẻ, học tập những kinh nghiệm trong công tác giáo dục và triển khai CTGDTP mới ở lớp 1 năm học 2020-2021; Tháo gỡ khó khăn sau một học kì và chuẩn bị cho công tác triển kha CT, SGK lớp 2 năm học 2021-2022.
Đặc biệt, lãnh đạo các nhà trường cũng đã chia sẻ những kinh nghiệm trong đổi mới công tác quản lý, xây dựng mô hình tiêu biểu về trường học gắn với thực tiễn, xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường, giáo dục STEM... nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện tỉnh Lào Cai.
Đại biểu tham quan các mô hình trường học
Phát huy những sáng kiến, nâng cao hiệu quả, chất lượng đảm bảo tính vững chắc và có chiều sâu nhằm phát huy tối đa phẩm chất, năng lực của từng học sinh...
Ngoài các hoạt động sinh hoạt chuyên môn, câu lạc bộ Hiệu trưởng còn tổ chức hoạt động thể thao, giao lưu văn nghệ và tham quan mô hình trường học du lịch của trường TH Y Tý (Bát Xát - Lào Cai).
Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Thế Dũng - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Lào Cai cho rằng: Hội thảo ý nghĩa, thiết thực, thể hiến sự quyết tâm của các nhà trường, phòng GD&ĐT trong việc thực hiện nhiệm vụ năm học.
Đây cũng là cơ hội để các trường TH tỉnh Lào Cai cùng giao lưu, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Cùng giải quyết những nhiệm vụ trọng tâm trong năm học như việc dạy học lớp 1, CTGDPT 2018; chọn SGK lớp 2.
Cùng trao đổi nhiều kinh nghiệm
Đặc biệt, các trường đã được học tập các mô hình mang thương hiệu riêng phù hợp với điều kiện của địa phương như: Mô hình trường học gắn với thực tiễn; Mô hình trường học du lịch...
Tuy nhiên, lãnh đạo Sở GD&ĐT Lào Cai lưu ý, các mô hình trường học MN, TH, THCS cần có tính liên thông lẫn nhau để tạo thương hiệu riêng thành chuỗi sản phẩm. Các nhà trường khi xây dựng mô hình trường học cần chú ý đến bảo đảm an ninh...
Giao lưu và trao đổi với HS, GV trường Tiểu học
Đánh giá về kết quả triển khai CT, SGK lớp 1, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Lào Cai cho rằng các đơn vị trường học đã chú trọng đến việc triển khai; đặc biệt trường học vùng cao đã quan tâm tăng cường tiếng Việt cho HS dân tộc... Do đó tới nay kết quả triển khai CT, SGK lớp 1 tại Lào Cai tương đối tốt (trên 90% đạt yêu cầu).
Tuy vậy còn 1 số khó khăn cần tiếp cần tháo gỡ để cuối năm học trên 99% HS đạt yêu cầu. Làm nền tảng vững chắc cho việc triển khai CT, SGK lớp 2 ở năm học tới.
Trải nghiệm 'tuyệt vời' khi được học lịch sử tại bảo tàng Học sinh hai lớp 6 của trường THCS Chu Văn An (quận Tây Hồ, Hà Nội) vừa có những trải nghiệm mà như các em đánh giá là "tuyệt vời" tại Bảo tàng lịch sử Quốc gia. Video hoạt động trải nghiệm của học sinh trường THCS Chu Văn An (quận Tây Hồ, Hà Nội) tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt...