Thái Nguyên xây dựng 4 phương án tổ chức kỳ thi tuyển sinh lớp 10
Chiều 27/5, Ban chỉ đạo kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2021 – 2022 tỉnh Thái Nguyên đã họp bàn công tác chuẩn bị, xây dựng các phương án tổ chức.
Quang cảnh cuộc họp.
Tại cuộc họp, Sở GD&ĐT Thái Nguyên đã báo cáo tổng thể công tác chuẩn bị tổ chức kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2021 – 2022, tham mưu và xin ý kiến Ban chỉ đạo về phương án cho các kỳ thi.
Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2021 – 2022 của tỉnh Thái Nguyên có hơn 15.000 thí sinh đăng kí dự thi, được tổ chức thành 30 điểm thi, với khoảng 2.700 nhân sự được huy động tham gia công tác làm thi (lãnh đạo hội đồng thi, cán bộ coi thi, cán bộ giám sát, phục vụ, bảo vệ, y tế…). Căn cứ tình hình thực tiễn, Sở GD&ĐT Thái Nguyên đã chủ động xây dựng 4 phương án tổ chức kỳ thi.
Phương án 1: Tổ chức 1 đợt thi (ngày 8-9-10/6/2021). Theo đó, các thi sinh bình thường thi theo kế hoạch; thí sinh thuộc diện F1, F2, giãn cách sẽ thi tại phòng thi cách ly tại điểm thi. Phương án này được thực hiện nếu số lượng thí sinh diện cách ly, giãn cách ít; điều kiện tổ chức thi đáp ứng được yêu cầu phòng dịch.
Phương án 2: Tổ chức 2 đợt thi, đợt 1 (ngày 8-10/6/2021) dành cho các thí sinh không thuộc đối tượng cách ly, giãn cách; đợt 2 (thời gian thích hợp đủ để các học sinh hết thời gian cách ly, giãn cách có thể tham dự kỳ thi) dành cho các thí sinh không dự thi đợt 1. Phương án này được thực hiện nếu tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp hơn, có nhiều học sinh diện cách ly, giãn cách; điều kiện tổ chức thi không đáp ứng được yêu cầu phòng dịch.
Video đang HOT
Phương án 3: Lùi thời gian tổ chức thi (nhưng vẫn phải tiến hành trước khai giảng năm học mới). Phương án này được thực hiện nếu tình hình dịch bệnh bùng phát, không thể tổ chức kỳ thi theo kế hoạch.
Phương án 4: Chuyển sang hình thức xét tuyển (không thi tuyển) đối với các trường THPT đại trà; chỉ tổ chức thi tuyển đối với trường THPT Chuyên. Phương án này được thực hiện nếu tình hình dịch bệnh kéo dài, không thể tổ chức kỳ thi.
Giáo viên trường PT Dân tộc bán trú THCS Văn Lăng (huyện Đồng Hỷ) giao bài, hướng dẫn học sinh lớp 9 ôn tập tại nhà
Chủ trì cuộc họp, ông Đặng Xuân Trường, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Nguyên nhấn mạnh: Sở GD&ĐT chủ trì tham mưu kế hoạch cụ thể về công tác chuẩn bị tổ chức kỳ thi, các sở ngành liên quan có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ để chuẩn bị các nguồn lực tốt nhất; Ban chỉ đạo sẽ xem xét quyết định phương án phù hợp với tình hình thực tiễn, đảm bảo kỳ thi an toàn, hiệu quả, đúng quy định.
Đến thời điểm hiện tại, học sinh khối lớp 9 trên địa bàn toàn tỉnh đã hoàn thành nội dung chương trình năm học và đang được nhà trường, thầy cô giáo tiếp tục hướng dẫn ôn tập theo các phương thức trực tuyến, nhằm chuẩn bị tốt cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tới đây.
Sẵn sàng đội ngũ giáo viên triển khai chương trình SGK mới
Sẵn sàng về đội ngũ giáo viên là một trong những vấn đề được ngành giáo dục tỉnh Thái Nguyên đặc biệt chú trọng trong quá trình chuẩn bị để triển khai chương trình mới.
Giáo viên trường THCS Vô Tranh (huyện Phú Lương) trao đổi về chương trình GDPT mới
Năm học 2020 - 2021, Thái Nguyên đang có gần 5.200 giáo viên bậc Tiểu học (trong đó khoảng 65% có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn), gần 3.500 giáo viên bậc THCS (trong đó khoảng 89% có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn).
Theo dự kiến, năm học 2021 - 2022, Thái Nguyên sẽ có gần 4.200 lớp với trên 123.000 học sinh cấp Tiểu học, hơn 2.200 lớp với trên 82.000 học sinh cấp THCS. So với năm học đang diễn ra, cơ cấu lớp học và số lượng học sinh cơ bản sẽ giữ ổn định. Việc sắp xếp, bố trí đội ngũ giáo viên, đặc biệt là đối với các khối lớp 1, 2, 6, cơ bản đảm bảo đáp ứng được yêu cầu của chương trình mới.
"Chúng tôi dành sự ưu tiên cho việc bồi dưỡng, tập huấn, lựa chọn giáo viên trực tiếp giảng dạy các khối lớp triển khai chương trình, sách giáo khoa mới , lần lượt là lớp 1 năm học này, lớp 2 và 6 năm học mới, các lớp tương ứng những năm học tiếp theo. Đối với những nhà trường thiếu giáo viên, tỉnh có kinh phí để hỗ trợ kịp thời việc thuê khoán thêm giáo viên nhằm đảm bảo đội ngũ" - ông Nguyễn Văn Hưng, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Thái Nguyên trao đổi.
Một buổi sinh hoạt chuyên môn của giáo viên trường Tiểu học Bình Thuận (huyện Đại Từ)
Hiện tại, các nhà trường đang tiếp tục rà soát để có phương án đảm bảo về đội ngũ nhất là giáo viên cho các khối lớp 1 - 2 - 6, sẵn sàng bước vào năm học thứ hai triển khai chương trình, sách giáo khoa mới.
Tại trường Tiểu học Bình Thuận (huyện Đại Từ), đơn vị hiện có 25 giáo viên, tỉ lệ giáo viên/lớp đạt 1,56%, đồn thời đảm bảo đủ giáo viên ở tất cả các môn học. "Cho đến hiện tại, chúng tôi đã xong phương án sắp xếp bố trí giáo viên khối lớp 1 và 2 của năm học mới. Một số giáo viên đang đứng lớp giảng dạy khối lớp 1 năm học này sẽ kết hợp với một số giáo viên mới để hỗ trợ lẫn nhau trong năm học tiếp theo, nhằm tiếp cận và triển khai hiệu quả chương trình mới" - cô giáo Trần Thị Thúy Hường, Hiệu trưởng nhà trường cho biết.
Đối với trường THCS Vô Tranh (huyện Phú Lương), dự kiến năm học 2021 - 2020 sẽ vẫn giữ nguyên số lượng 4 lớp khối 6 như hiện tại. Nhà trường đã cử giáo viên cốt cán đi tập huấn tiếp cận chương trình mới, triển khai đến toàn bộ đội ngũ cán bộ giáo viên trong trường, chuẩn bị chuyên môn cũng như tâm thế tốt nhất cho năm học đầu tiên sẽ triển khai chương trình mới.
Bên cạnh đó, các giáo viên được đào tạo nhiều môn đã được lựa chọn, bồi dưỡng để phối hợp cùng giảng dạy các môn học tổ hợp trong chương trình mới. Đáng chú ý, đơn vị còn chủ động tổ chức cho giáo viên dự những buổi sinh hoạt chuyên đề theo cụm trường, trực tiếp nghe các chuyên gia, giảng viên trường Đại học Sư phạm (ĐH Thái Nguyên) là thành viên tham gia thiết kế, xây dựng, biên soạn chương trình GDPT 2018 đến trao đổi, hướng dẫn.
"Số lượng, cơ cấu đội ngũ giáo viên cho chương trình mới của Phú Lương cơ bản đáp ứng được yêu cầu. Phòng GD&ĐT đã tham mưu với UBND huyện để có phương án về nhân sự đối với các môn học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 từ sớm, cho nên không bị động, bất ngờ.
Đến nay, kể cả đội ngũ giáo viên các môn học mang tính đặc thù như môn tổ hợp, Âm nhạc, Mỹ thuật, Tin học, Tiếng Anh... cũng đã được chuẩn bị đảm bảo, sẵn sàng cho năm học tiếp theo triển khai chương trình mới" - ông Nguyễn Đức Dũng, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Phú Lương thể hiện sự yên tâm khi đánh giá về công tác chuẩn bị đội ngũ giáo viên.
"Mái nhà" của những mảnh đời thua thiệt Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tỉnh Thái Nguyên là mái nhà của những em nhỏ thua thiệt. Ở đây, các em được nâng đỡ để vượt qua giới hạn bản thân, dần hòa nhập tốt hơn với đời sống. Một giờ học tại lớp Can thiệp sớm cho trẻ tuổi mầm non. Buồn vui chuyện...