Thái Nguyên giải “bài toán” duy trì chuẩn quốc gia cho trường vùng cao
Với một số nhà trường ở vùng cao của Thái Nguyên, việc “đạt chuẩn” quốc gia vốn đã khó thì việc “giữ chuẩn” quốc gia cũng không phải dễ dàng, nhất là về điều kiện cơ sở vật chất phòng lớp học.
Phòng học tạm nhà cấp IV cũ đã xuống cấp tại trường Tiểu học Khe Mo (Đồng Hỷ, Thái Nguyên)
Những năm vừa qua, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia của Thái Nguyên được chú trọng đầu tư và đạt nhiều kết quả tích cực. Tính đến đầu năm học 2021 – 2022, toàn tỉnh có 586/686 trường đạt chuẩn quốc gia, tỉ lệ hơn 85%.
Đối với các nhà trường ở địa bàn thành phố, thị trấn, đồng bằng, mục tiêu là tiếp tục phấn đấu để nâng cấp độ chuẩn. Nhưng đối với một số nhà trường ở địa bàn vùng cao, ngay cả việc “giữ chuẩn” cũng đang gặp phải khó khăn, trong đó chủ yếu nhất là ở vấn đề điều kiện cơ sở vật chất phòng lớp học.
Học sinh trường Tiểu học Tràng Xá (Võ Nhai, Thái Nguyên) phải học cả âm nhạc, mỹ thuật trong cùng phòng lớp hằng ngày
Tại huyện vùng cao Võ Nhai, do điều kiện về kinh tế – xã hội, mức đầu tư cơ sở vật chất trường học còn hạn chế, việc cân đối bố trí nguồn vốn sửa chữa, cải tạo chống xuống cấp thường xuyên các công trình trường học hằng năm cũng khó khăn.
Trường Tiểu học Tràng Xá (Võ Nhai) được công nhận chuẩn quốc gia từ năm 2005, khi đó là niềm tự hào của toàn huyện, sau 3 lần kiểm định lại, cơ bản vẫn giữ chuẩn chất lượng. Đội ngũ giáo viên của nhà trường ngày càng tiến bộ, vượt chuẩn, nhưng cơ sở vật chất lại ngày càng xuống cấp. Năm học này, nhà trường thiếu 1 phòng học, do số học sinh tăng. Trường có 2 điểm lẻ nằm cách trường chính từ 4 đến 5km, các điểm trường này còn thiếu 15 phòng học chức năng (Ngoại ngữ, Mỹ thuật, Âm nhạc, Tin học, Thư viện).
Video đang HOT
Trong số 45/64 trường đạt chuẩn quốc gia của huyện Võ Nhai, có trên 60% nhà trường đã được công nhận cách đây trên 10 năm, trong đó hầu hết các trường đều thiếu phòng học chức năng theo yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông mới. Một số trường phải tận dụng các phòng họp hội đồng, phòng công tác Đoàn, Đội, nhà kho, thậm chí cải tạo cả nhà để xe… làm phòng học chức năng.
“Đạt chuẩn đã khó, giữ chuẩn còn khó hơn. Quy mô học sinh ngày càng tăng, thiếu phòng học, yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông mới cần có các phòng học chức năng chuyên biệt (Âm nhạc, Mỹ thuật, tiếng Anh, Tin học, phòng học cho học sinh khuyết tật học hòa nhập…) mà các hạng mục cơ sở vật chất cũ chưa có hoặc chưa đầu tư kịp. Đến năm 2022, nhà trường sẽ kiểm định lại, nếu không có thêm nguồn lực đầu tư thì sẽ khó giữ chuẩn” – cô giáo Trần Thị Tâm, Hiệu trưởng trường Tiểu học Tràng Xá (Võ Nhai) bày tỏ lo lắng.
Đối với huyện Đồng Hỷ, đến nay toàn huyện đã có 51/53 nhà trường từ cấp mầm non đến THCS đạt chuẩn quốc gia. Trong số này, có gần 70% nhà trường đã được công nhận chuẩn cách đây từ 10 năm trở lên, đến nay không ít hạng mục trường lớp đã và đang xuống cấp.
Tại trường Tiểu học Khe Mo (Đồng Hỷ), dù đã bước sang năm thứ hai triển khai thực hiện chương trình mới, nhưng các điều kiện phòng lớp học để đáp ứng vẫn chưa đảm bảo. “Hiện nhà trường vẫn thiếu 1 phòng học, đang phải dồn ghép thư viện với với phòng học môn Tin, trong khi đó vẫn phải sử dụng 3 phòng học tạm nền xi măng trần cót cũ mục. Không chỉ Nhà làm việc hiệu bộ mà còn nhiều phòng lớp học hiện vẫn phải sử dụng nhà cấp IV” – cô giáo Nguyễn Thị Oanh, Hiệu trưởng Nhà trường trao đổi.
Có thể thấy, trong khi công tác đảm bảo trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ giáo viên đã được làm tốt nhằm từng bước nâng cao chất lượng dạy học, thì vấn đề điều kiện cơ sở vật chất phòng lớp học đáp ứng yêu cầu thực tiễn, nhất là phục vụ chương trình mới, vẫn đang là bài toán với các trường địa bàn vùng cao.
Xây dựng trường chuẩn quốc gia: Nỗ lực để cán đích
Xác định xây dựng trường chuẩn quốc gia là nhiệm vụ quan trọng, trong những năm qua Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ hiệu quả và đến nay đã đạt được những kết quả nhất định.
Xây dựng trường chuẩn trong bối cảnh dịch bệnh, nhiều trường gặp khó khăn. Ảnh: INT
Nỗ lực để đáp ứng yêu cầu
Tính đến tháng 6/2021, tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia toàn thành phố là 62,5% (1.729/2.768 trường), trong đó công lập là 76,9% (1.694/2.204), đã hoàn thành kế hoạch trước 1 năm và vượt 7% so với kế hoạch được giao đến năm 2020. Toàn thành phố hiện có 22 trường chất lượng cao, trong đó có 16 trường công lập. Mô hình trường chất lượng cao đang phát huy tác dụng tốt với học sinh và tạo uy tín với cha mẹ học sinh.
Thầy Nguyễn Duy Chung - Hiệu trưởng Trường THPT Mê Linh (huyện Mê Linh) thông tin: Trước kia, thông tư cũ quy định về phòng học bộ môn có khác so với hiện tại, cùng với đó là các trang thiết bị đi kèm. Dự án xây dựng, cải tạo của trường cơ bản đã hoàn thiện, đáp ứng với tiêu chuẩn mới. Nhà trường đang làm thủ tục, đăng ký để được đánh giá, kiểm định, công nhận đạt chuẩn quốc gia trong năm nay.
Trường THCS Đốc Tín (huyện Mỹ Đức) đạt chuẩn quốc gia từ năm 2014, đến nay có nhiều hạng mục xuống cấp. Theo thầy Đặng Bá Văn - Hiệu trưởng nhà trường, UBND huyện đã cấp kinh phí để trường có thể sửa chữa hệ thống cửa, lát nền, bàn ghế... để đủ điều kiện xét công nhận trường chuẩn mức độ 2.
"Hà Đông có 70% trường chuẩn quốc gia. 30% còn lại do các trường mới xây dựng chưa đủ thời gian công nhận trường chuẩn, nằm trong khu vực đông dân cư, sĩ số đông, cơ sở vật chất không tương thích theo quy định hiện hành... Vì vậy, chúng tôi mong muốn thời gian tới được mở rộng, chuyển đổi quỹ đất để ưu tiên cho giáo dục...", Trưởng phòng GD&ĐT quận Hà Đông.
Chia sẻ về quá trình xây dựng trường chuẩn, bà Phạm Thị Lệ Hằng - Trưởng phòng GD&ĐT quận Hà Đông cho biết: Quận đã cố gắng xây nhiều trường học. Tuy nhiên, Hà Đông cũng như một số quận khác ở nội thành có sĩ số học sinh ở mức cao... là rào cản cho việc đăng ký trường đạt chuẩn.
Ngoài ra, quy định về diện tích phòng bộ môn theo Chương trình giáo dục phổ thông mới cũng là vấn đề khó khăn với nhiều trường. Những trường đã xây dựng theo quy chuẩn cũ sẽ không thể thay đổi hay cơi nới được thêm diện tích. Bên cạnh đó, quỹ đất dành cho giáo dục ngày càng hạn hẹp, không đủ diện tích để xây dựng thêm phòng để giảm sĩ số học sinh/lớp. Việc thiếu giáo viên cũng ảnh hưởng đến kiểm định chất lượng, công nhận trường chuẩn quốc gia.
Trường Tiểu học Mỹ Đình 1 (Nam Từ Liêm, Hà Nội) sớm đạt chuẩn quốc gia vì được đầu tư đồng bộ về cơ sở vật chất và đội ngũ. Ảnh: INT
Từng bước tháo gỡ
Theo ông Hoàng Mạnh Cường - Phó Trưởng phòng GD&ĐT huyện Phúc Thọ, đối với nội thành, các trường gặp nhiều khó khăn về vấn đề diện tích (yêu cầu 10 m2/học sinh đối với cấp tiểu học, THCS, THPT. Riêng đối với trường mầm non, yêu cầu 12 m2/học sinh). Mặt khác, nhiều trường không đáp ứng được tiêu chuẩn về sĩ số học sinh/lớp đúng quy định, do mật độ dân số đông.
Với khu vực ngoại thành như ở huyện Phúc Thọ, những trường mới quy hoạch, trong diện quy hoạch sẽ thuận lợi, bảo đảm về mặt diện tích, mặt bằng. Với trường cũ gặp không ít khó khăn do quỹ đất, kinh phí. Mặt khác, Luật Giáo dục năm 2019 quy định giáo viên cấp tiểu học phải có trình độ đại học. Đây là bài toán khó đối với những giáo viên có trình độ trung cấp, cần có thời gian để thầy cô đạt chuẩn trình độ.
Cũng theo ông Cường, dự kiến trong năm nay, huyện Phúc Thọ xây dựng 2 trường mới, 7 trường công nhận lại chuẩn. Việc sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, xây mới của các trường bị ảnh hưởng do dịch bệnh, không bảo đảm tiến độ đã đề ra. Vì vậy, Phòng GD&ĐT huyện Phúc Thọ đang đề nghị sở GD&ĐT nới lỏng, gia hạn thêm thời gian.
"Định hướng của Sở GD&ĐT Hà Nội để 100% trường học đạt chuẩn quốc gia là cần thiết và đúng đắn. Đặc biệt, với Thủ đô Hà Nội, đó là sứ mệnh, dù thực tế còn gặp nhiều khó khăn nhưng toàn ngành GD-ĐT nói riêng và cả xã hội nói chung, cùng chung tay nỗ lực để điều kiện, chất lượng giáo dục ngày càng phát triển, đi lên" - ông Cường nói.
Theo Kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025, lộ trình năm 2021, Hà Nội xây mới 119 trường, trong đó thành lập mới 42 trường; nâng cấp, cải tạo, sửa chữa 195 trường; khối THPT thành lập 3 trường. Sở GD&ĐT đã và đang tiếp tục triển khai quyết liệt công tác cải tạo, sửa chữa nhà vệ sinh trong các trường học.
Theo ông Trần Thế Cương - Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, thời gian tới Hà Nội triển khai tích cực công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia và trường chất lượng cao, coi đây là giải pháp nâng cao chất lượng cũng như phát triển toàn diện các trường học.
Sở đã tham mưu với UBND TP đưa vào Chương trình công tác số 06 của Thành ủy, phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng từ 5 trường phổ thông liên cấp có diện tích từ 5ha trở lên ở một số quận, huyện có điều kiện phát triển, theo hướng hiện đại, ngang tầm khu vực và quốc tế.
Sở GD&ĐT Hà Nội xác định 5 nhiệm vụ cụ thể với trường phổ thông, trong đó có việc phát triển mạng lưới trường, lớp gắn với các điều kiện bảo đảm chất lượng để đáp ứng tốt Chương trình giáo dục phổ thông mới với lớp 6 từ năm học 2021 - 2022, lớp 10 từ năm học 2022 - 2023 và các năm học tiếp theo.
Ngành giáo dục cũng tham mưu UBND thành phố đầu tư nguồn lực, thực hiện lộ trình xây dựng trường chuẩn quốc gia với mục tiêu có 100% trường THPT đạt chuẩn vào năm 2025. Phòng Kế hoạch tài chính (Sở GD&ĐT Hà Nội) đang tổng hợp báo cáo của các quận, huyện để xem xét những yếu tố khách quan về điều kiện thuận lợi và khó khăn của từng địa phương, từ đó đề xuất giải pháp tháo gỡ.
Mục tiêu có 100% trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia vào năm 2025, theo Giám đốc Sở GD&ĐT Trần Thế Cương, đó là một nhiệm vụ khó khăn trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, toàn ngành cần xác định đây là điều kiện cần thiết để tạo ra "sản phẩm" đạt chuẩn. Sở sẽ tham mưu thành phố về một số nội dung liên quan. Các trường cần tập trung nâng cao chất lượng theo các tiêu chí của trường chuẩn quốc gia do Bộ GD&ĐT ban hành.
Tăng kết nối, tương tác trong dạy học theo chương trình mới Một trong những vấn đề đang được các nhà trường chú trọng khi triển khai dạy học theo chương trình mới đó là sự tăng cường kết nối, tương tác giữa thầy cô giáo và học sinh. Cô và trò trường Tiểu học Tràng Xá (Võ Nhai, Thái Nguyên) Giáo viên chủ động trong xây dựng Kế hoạch dạy học Năm học 2021...