Thái Nguyên đón nhận tích cực chương trình GD mới
Sau gần hai tháng triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018, bắt đầu đối với khối lớp 1, bước đầu cho thấy Thái Nguyên đang thực hiện một cách nhịp nhàng, bài bản, cả cô và trò đang đón nhận một cách tích cực.
Ông Hoàng Văn Khởi, Phó trưởng Phòng GD&ĐT Phú Lương kiểm tra thực tế tại trường tiểu học Yên Đổ I
Chuẩn bị tốt các điều kiện
Năm học 2020 – 2021, toàn tỉnh Thái Nguyên có hơn 25.000 học sinh bước vào lớp 1. Với sự nỗ lực trong rà soát, chuẩn bị, sắp xếp bố trí và tổ chức, hiện nay 100% các lớp học khối lớp 1 được tổ chức sĩ số không quá 35 học sinh, có phòng để tổ chức học 2 buổi/ngày, đảm bảo các yêu cầu trong thực hiện chương trình mới.
Với tỉ lệ đạt 1,52 giáo viên/lớp, số lượng và cơ cấu giáo viện hiện có đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ giảng dạy theo chương trình mới. Tất cả giáo viên giảng dạy khổi lớp 1 đã được tập huấn bồi dưỡng về chương trình mới, qua đó có sự chuẩn bị sẵn sàng về cả tâm thế lẫn kiến thức, phương pháp.
Ông Hoàng Văn Khởi, Phó trưởng Phòng GD&ĐT Phú Lương cho biết: Ngay từ trước khi bước vào năm học mới, Phòng đã chỉ đạo cho các trường tiểu học tổ chức cho cán bộ quản lí, giáo viên học tập, nghiên cứu nội dung chương trình mới, đặc biệt là việc nghiên cứu, đọc hiểu các bộ sách giáo khoa lớp 1. Nhờ đó, các nhà trường có sự chuẩn bị tốt, việc triển khai cơ bản thuận lợi.
Cô giáo Lương Thị Hòe cùng các học trò lớp 1 trường tiểu học Dương Tự Minh (huyện Phú Lương)
Bà Hà Thị Liễu, Hiệu trưởng trường tiểu học Dương Tự Minh (huyện Phú Lương) cho biết: “Công tác chỉ đạo của các cấp các ngành rất sát sao và kịp thời. Đội ngũ giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm được nhà trường lựa chọn dạy lớp 1. Phụ huynh học sinh được tuyên truyền đầy đủ nên nắm bắt được tinh thần đổi mới về sách giáo khoa, từ đó tích cực phối hợp với thầy cô giáo để chuẩn bị các điều kiện cho con em mình”.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Văn Hưng, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Thái Nguyên đánh giá: “Qua nắm bắt, có thể thấy các nhà trường đã xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình lớp 1 phù hợp với thực tiễn địa phương; giáo viên đã bước đầu áp dụng được các phương pháp kỹ thuật dạy học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh; nền nếp dạy học đã bắt đầu được ổn định, tạo được sự chủ động, tự tin trong học tập cho học sinh lớp 1″.
Tích cực triển khai
Đối với trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân (TP Thái Nguyên), hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn được tăng cường, chú trọng. “Giáo viên được thường xuyên trao đổi thảo luận, đồng thời tổ chức nắm bắt và đánh giá, rút kinh nghiệm ngay sau mỗi tuần. Đến nay, cả cô và trò đều đón nhận tích cực chương trình mới. Sự phối hợp, chia sẻ và phản hồi của phụ huynh cũng rất tốt” – cô giáo Lê Kim Anh, Hiệu trưởng nhà trường cho biết.
Là người trực tiếp đứng lớp, cô giáo Lê Thị Kim Chi, giáo viên chủ nhiệm lớp 1E của nhà trường chia sẻ: “Với các hình thức hoạt động, tương tác, thư giãn sinh động, tôi thấy các em học sinh tỏ ra vui vẻ hứng thú và thoải mái trong học tập. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng thường xuyên trao đổi, chia sẻ với phụ huynh để có sự thấu hiểu, phối hợp hiệu quả”.
Tại trường tiểu học Yên Đổ I (huyện Phú Lương), mỗi phòng học lớp 1 đều có thiết bị hỗ trợ dạy học (màn hình tivi, kết nối mạng intenet), giúp cho giáo viên có thể sử dụng bộ sách điện tử hoặc các học liệu bổ sung cho các môn học rất thuận tiện. Mỗi giáo viên dạy lớp 1 đã tự đầu tư cho mình một bộ âm thanh trợ giảng để hỗ trợ, phục vụ cho công tác giảng dạy được thuận lợi.
“Việc kết hợp sử dụng bộ sách mềm, những học liệu sinh động đã hỗ trợ rất nhiều cho giáo viên trong quá trình giảng dạy, tạo nhiều hứng thú trong học tập cho các em học sinh. Tuy nhiên, phải nói rằng, khả năng nhận thức của học sinh không đồng đều, một số ít em nhút nhát, tiếp thu bài còn chậm” – cô giáo Ma Thị Yêu, Hiệu trưởng nhà trường đánh giá.
Tiết học Tiếng Việt của các em học sinh trường tiểu học Yên Đổ I (huyện Phú Lương)
Đối với trường tiểu học Thanh Ninh (huyện Phú Bình), việc triển khai cơ bản diễn ra đúng theo kế hoạch. “Chúng tôi tổ chức một số chuyên đề, không chỉ trong trường mà còn cho cả các trường trong huyện, để qua đó đội ngũ giáo viên cùng trao đổi, thống nhất, tìm ra cách làm. Bước đầu, đến nay việc triển khai chương trình mới là khá ổn. Phải nói là giáo viên cũng khá vất vả, nhưng các cô đều nỗ lực hết mình” – cô giáo Vũ Thị Phương, Hiệu trường nhà trường cho biết.
Để tiếp tục triển khai hiệu quả chương trình mới cho lớp 1, Sở GD&ĐT Thái Nguyên đã chỉ đạo các nhà trường một số nội dung: Phân bố hợp lí về nội dung và thời lượng dạy học giữa các môn học, hoạt động giáo dục để không gây quá tải, đồng thời phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi học sinh; Tăng cường trao đổi thông tin để cha mẹ học sinh nắm được yêu cầu đổi mới của chương trình và đồng hành cùng nhà trường thực hiện hiệu quả chương trình mới…
Dạy - học 2 buổi/ngày khối lớp 1: Tổ chức hoạt động ngoại khóa sao cho phù hợp?
Việc thiết kế các hoạt động giáo dục ở nhà trường trong thời gian còn lại sau khi học chính khóa mỗi ngày đối với lớp 1 như thế nào cho phù hợp; Thực hiện thu - chi các hoạt động này sao cho đúng... thực sự là bài toán khó.
Tiết học ngoại khóa của học sinh Trường Tiểu học Ban Mai (Hà Nội). Ảnh: Nguyễn Lâm
Thiếu kinh phí
Ở lớp 1, Chương trình GDPT 2018 quy định thời lượng dạy các môn chính khóa là 25 tiết/tuần, các môn tự chọn 2 tiết/tuần và yêu cầu nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày (9 buổi/tuần) trừ những trường chưa đủ các điều kiện để tổ chức.
Hiện tại, theo hướng dẫn kế hoạch dạy học 2 buổi/ngày của Bộ GD&ĐT (Công văn số 10176/TH ngày 7/1/2000), đa số các nhà trường tiểu học tổ chức dạy học 2 buổi/ngày theo thời khóa biểu: Sáng 4 tiết, chiều 3 tiết. Thời gian còn lại sau khi học các tiết chính khóa (QĐ: 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5/5/2006 của Bộ GD&ĐT) các nhà trường sử dụng cho việc ôn tập Toán, Tiếng Việt, hướng dẫn tự học, dạy một số tiết Giáo dục kỹ năng sống (GDKNS), tổ chức một số hoạt động trải nghiệm...
Từ năm học 2020 - 2021, theo tinh thần đổi mới của chương trình giáo dục, nội dung dạy học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh; quy định về thời lượng dạy các môn học chính khóa và tự chọn ở các khối lớp rất rõ ràng. Chính vì vậy mà việc đưa thêm các tiết ôn tập Toán, ôn tập Tiếng Việt, ôn tập Tiếng Anh, hướng dẫn tự học... như hiện nay sẽ không còn phù hợp với yêu cầu của đổi mới.
Mặt khác, Công văn 3866/BGD&ĐT ngày 26/8/2019 hướng dẫn chuẩn bị tổ chức dạy học lớp 1 năm học 2020 - 2021 mặc dù có nêu, "hoạt động sau thời gian học chính khóa trong ngày là hoạt động theo nhu cầu, sở thích, hứng thú của HS trong khoảng thời gian sau giờ học chính thức cho đến thời điểm được cha mẹ HS đón HS về nhà" nhưng chưa hướng dẫn nội dung tổ chức một cách cụ thể. Nếu tổ chức các hoạt động này đòi hỏi nhiều thời gian, công sức chuẩn bị, kinh phí tổ chức... nhiều trường sẽ không thực hiện được, chưa nói đến việc tổ chức thường xuyên. Tổ chức các hoạt động dưới hình thức sinh hoạt câu lạc bộ chưa chắc đã gây hứng thú cho số đông học sinh lớp 1.
Thu - chi thế nào?
GV Trường Tiểu học Ngọc Quỳnh (Nghệ An) trong buổi tập huấn chuyên môn.
Có ý kiến cho rằng: Tổ chức các hoạt động này là trách nhiệm của nhà trường, của GV và cha mẹ HS theo luật đã quy định nên không phải trả tiền cho người hướng dẫn, không thu tiền của cha mẹ HS. Chỉ chi trả kinh phí để mua sắm các dụng cụ, đầu tư về CSVC phục vụ trực tiếp cho việc tổ chức các hoạt động. Kinh phí có được từ nguồn ngân sách và nguồn huy động tài trợ tự nguyện cho từng hoạt động cụ thể.
Tuy nhiên, việc vận động và sử dụng kinh phí từ nguồn tài trợ tự nguyện cũng không đơn giản. Tại Thông tư 16/2018/TT-BGDĐT, Điều 3: Nội dung vận động và tiếp nhận tài trợ quy định:
1. Cơ sở giáo dục được vận động, tiếp nhận các khoản tài trợ để thực hiện các nội dung sau:
a) Trang bị thiết bị, đồ dùng phục vụ dạy và học; thiết bị phục vụ nghiên cứu khoa học; cải tạo, sửa chữa, xây dựng các hạng mục công trình phục vụ hoạt động giáo dục tại cơ sở giáo dục;
b) Hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học trong cơ sở giáo dục.
2. Không vận động tài trợ để chi trả: Thù lao giảng dạy; các khoản chi liên quan trực tiếp cho cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên và nhân viên, các hoạt động an ninh, bảo vệ; thù lao trông coi phương tiện tham gia giao thông của học sinh; thù lao duy trì vệ sinh lớp học, vệ sinh trường; khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; các chi phí hỗ trợ công tác quản lý của cơ sở giáo dục.
Tuy nhiên, theo quy định tại Thông tư số 14/2014/TT-BGD ĐT ngày 28/2/ 2014 và một số văn bản hiện hành khác thì nhà trường được thu tiền và trả chi trả cho các hoạt động này (gồm thù lao cho người hướng dẫn, giảng dạy).
Do đó, chúng tôi kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền cần ban hành sớm văn bản hướng dẫn thực hiện nội dung này một cách cụ thể và kịp thời, để các nhà trường có cơ sở thực hiện cho đúng.
"Việc tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống,các hoạt động ngoài giờ chính khóa không thuộc chương trình, kế hoạch giáo dục do các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thực hiện theo Thông tư số 14/2014/TT-BGD ĐT ngày 28/2/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo..."
- (Mục II, Công văn số 36866)
Đòi hỏi tất yếu Chương trình giáo dục phổ thông 2018 triển khai ở lớp 1 hơn một tháng. So với lộ trình đổi mới giáo dục, đây là thời gian quá ngắn, do đó thật khó để đưa ra nhận định, đánh giá công tâm, khách quan. Ảnh minh họa Thông tin ban đầu của Bộ GD&ĐT và nhiều sở GD&ĐT sau thời gian trực tiếp...