Thái Lan và Hàn Quốc hợp tác phục hồi du lịch
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, các nhà khai thác du lịch của Thái Lan và chính quyền Hàn Quốc đang tăng cường phối hợp để phục hồi ngành du lịch ở hai nước trong bối cảnh hầu hết các hạn chế đi lại liên quan đại dịch COVID-19 đã được dỡ bỏ.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Seoul, Hàn Quốc ngày 6/5/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Mới đây, Tổ chức du lịch Gyeonggi và Hãng hàng không Korean Air đã phối hợp tổ chức chuyến tham quan cho các đại lý du lịch và công ty lữ hành từ Thái Lan nhằm quảng bá các điểm đến du lịch mới tại tỉnh Gyeonggi, nằm ở Tây Bắc Hàn Quốc, tiếp giáp với Incheon, sân bay quốc tế Incheon. Gyeonggi là tỉnh đông dân nhất của Hàn Quốc với dân số 13 triệu người, bao gồm 28 thành phố và 3 quận.
Từ ngày 1/4/2022, Hàn Quốc đã cho phép khách du lịch từ 46 quốc gia, bao gồm cả Thái Lan, thuộc diện miễn thị thực có thể nhập cảnh mà không bị cách ly, mặc dù du khách vẫn phải đăng ký Giấy phép du lịch điện tử Hàn Quốc (K-ETA) trong vòng 72 giờ trước khi tới Hàn Quốc. Tuy nhiên, các công ty lữ hành lo ngại rằng việc Hàn Quốc vẫn còn áp dụng một số biện pháp hạn chế liên quan đại dịch cũng như áp dụng các biện pháp cứng rắn nhằm ngăn chặn những người Thái Lan đến Hàn Quốc tìm việc bất hợp pháp sẽ cản trở nỗ lực thu hút khách du lịch từ Thái Lan.
Video đang HOT
Theo Tổ chức Du lịch Gyeonggi, vào năm 2019, trước thời điểm dịch COVID-19 bùng phát, Thái Lan là quốc gia có số lượng khách du lịch đến Hàn Quốc cao nhất trong khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, số lượng du khách Thái Lan đến Hàn Quốc đã giảm 95% trong thời gian xảy ra đại dịch. Ông Kang Dong-Han, Giám đốc bộ phận du lịch quốc tế của Tổ chức Du lịch Gyeonggi, thừa nhận yêu cầu xét nghiệm PCR nhằm phát hiện virus SAR-CoV-2 đối với du khác khi nhập cảnh đã khiến du khách phần nào cảm thấy bất tiện và nhiều người có thể quyết định đặt các chuyến đi đến Nhật Bản để thay thế.
Ông Kang Dong-Han cho biết yêu cầu xét nghiệm đã bị loại bỏ từ ngày 1/10, tuy nhiên trong bối cảnh nhiều quốc gia khác cũng nới lỏng các quy định phòng dịch cũng có thể khiến khách du lịch Thái Lan rời xa Hàn Quốc. Nhật Bản, một điểm đến phổ biến khác của khách du lịch Thái Lan, đã mở cửa trở lại cho khách du lịch từ ngày 11/10. Nước này cũng đã khôi phục các quy định miễn thị thực cho một số quốc gia, bao gồm cả Thái Lan.
Khi tình hình đại dịch COVID-19 bắt đầu lắng dịu, Hàn Quốc vẫn duy trì một số hạn chế đi lại nhất định, chẳng hạn như yêu cầu áp dụng K-ETA. Theo ông Charoen Wangananont, Chủ tịch Hiệp hội Đại lý du lịch Thái Lan, một số trường hợp du khách bị từ chối nhập cảnh vào Hàn Quốc do quy trình kiểm tra ngẫu nhiên theo công nghệ trí tuệ nhân tạo. Do vậy, nếu Hàn Quốc muốn thu hút khách du lịch Thái Lan trở lại, cần giảm bớt các hạn chế để giúp du khách nhập cảnh dễ dàng hơn. Ông cho biết thêm rằng nhiều du khách Thái Lan dự kiến sẽ đến các thành phố vệ tinh xung quanh Seoul. Điều này đã thúc đẩy các công ty du lịch đưa ra các sản phẩm du lịch mới để phục vụ nhu cầu của du khách.
Trong khi đó, ông Thanapol Cheewarattanaporn, Giám đốc điều hành của công ty Quality Express Co, cho biết năm 2023 sẽ là năm chứng kiến sự cạnh tranh khốc liệt trong ngành du lịch. Ông đồng thời lưu ý thêm rằng các doanh nghiệp du lịch sẽ phải hợp tác chặt chẽ với chính phủ để thu hút nhiều khách du lịch nhất có thể.
Theo ông Thanapol, Hàn Quốc vẫn là một điểm đến du lịch nổi tiếng đối với người Thái và nước này nên giảm bớt các quy định để thu hút khách du lịch Thái Lan trở lại. Ông cho biết mặc dù Gyeonggi có rất nhiều điểm du lịch, văn hóa và thiên nhiên, nhưng nhiều du khách Thái Lan có thể vẫn thích những điểm đến đã quá nổi tiếng như Seoul, Busan hoặc đảo Jeju.
Nhật Bản và Hàn Quốc nhất trí theo dõi sát sao những động thái của Triều Tiên
Ngày 6/10, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã tiến hành điện đàm liên quan tới các vụ phóng tên lửa mới đây nhất của Triều Tiên.
Động thái này diễn ra sau khi Bình Nhưỡng phóng 2 tên lửa đạn đạo tầm ngắn ra vùng biển phía Đông nước này trước đó cùng ngày.
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol (trái) và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Theo hãng thông tấn Kyodo, trong cuộc điện đàm, Thủ tướng Kishida đã khẳng định tầm quan trọng của hợp tác an ninh với Hàn Quốc và Mỹ sau loạt vụ phóng tên lửa đạn đạo của Triều Tiên. Trả lời báo giới sau cuộc điện đàm kéo dài 25 phút, Thủ tướng Kishida cho hay hai nhà lãnh đạo còn nhất trí duy trì liên lạc để xây dựng mối quan hệ "hướng về tương lai" giữa hai nước.
Trong khi đó, hãng tin Yonhap dẫn thông báo của Phó phát ngôn viên Phủ Tổng thống Hàn Quốc, ông Lee Jae-myoung, cho hay hai bên phản đối các vụ phóng tên lửa mới đây của Triều Tiên, cho đây là những động thái ảnh hưởng đến hòa bình và an ninh trên Bán đảo Triều Tiên, khu vực Đông Bắc Á cũng như cộng đồng quốc tế. Tổng thống Lee Jae-myoung và Thủ tướng Kishida cũng nhất trí có phản ứng chung trước các hành động của Triều Tiên.
Thủ tướng Kishida và Tổng thống Yoon Suk-yeol cũng khẳng định rằng hai nước cần hợp tác giải quyết một số vấn đề toàn cầu đồng thời đánh giá xu hướng tích cực trong quan hệ song phương, bao gồm cuộc gặp giữa 2 nhà lãnh đạo vừa qua bên lề Khóa 77 Đại Hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) tại New York (Mỹ) và nhất trí tiếp tục thúc đẩy nỗ lực ngoại giao. Hai bên cũng nhất trí thường xuyên có cuộc trao đổi về nhiều vấn đề, bao gồm an ninh.
Vụ phóng 2 tên lửa đạn đạo tầm ngắn sáng 6/10 là vụ phóng tên lửa thứ 6 của Triều Tiên trong vòng chưa đầy 2 tuần qua. Vụ phóng diễn ra trong bối cảnh ngày 5/10, một số nước thành viên LHQ, trong đó có Hàn Quốc, Nhật Bản, Anh, Pháp, đã ra tuyên bố chung về Triều Tiên, sau khi HĐBA LHQ không đạt được thỏa thuận về các biện pháp trừng phạt bổ sung hoặc thông qua tuyên bố chính thức phản đối Triều Tiên. Theo tuyên bố, các vụ phóng của Bình Nhưỡng đã "vi phạm nhiều nghị quyết của HĐBA" và kêu gọi các nước thành viên LHQ hối thúc Triều Tiên từ bỏ chương trình phát triển vũ khí hạt nhân một cách toàn diện, có thể kiểm chứng và không thể đảo ngược, đồng thời tham gia các hoạt động ngoại giao hướng tới phi hạt nhân hóa.
Thái Lan hy vọng Tổng thống Nga Putin sẽ dự Hội nghị cấp cao APEC 2022 Hôm 6/9, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Don Pramudwinai cho biết Thái Lan hy vọng Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ tham dự Hội nghị cấp cao APEC 2022 (Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương) vào tháng 11 tới. Ảnh: EPA-EFE "Tổng thống Putin thường xuyên tham dự các Hội nghị cấp cao APEC, ngoại...