Thái Lan mở đường cho hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới
Hạ viện Thái Lan ngày 27/3 đã thông qua dự luật Hôn nhân đồng giới sau phiên thảo luận cuối cùng, đánh dấu bước ngoặt đưa Thái Lan trở thành quốc gia Đông Nam Á đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới.
Việc thông qua dự luật đánh dấu một bước quan trọng trong nỗ lực củng cố vị thế của Thái Lan. Ảnh: The New York Times
Phát biểu tại Quốc hội ngày 27/3 trước khi dự luật được thông qua, Nghị sĩ Danuphorn Punnakanta, Chủ tịch Ủy ban Quốc hội phụ trách Dự thảo luật khẳng định, dự luật sẽ giúp giảm bớt sự chênh lệch trong xã hội và mang lại sự bình đẳng cho mọi người dân Thái Lan.
Cuộc bỏ phiếu diễn ra sau quyết định của nội các của Thủ tướng Srettha Thavisin vào năm 2023, cho phép thảo luận về vấn đề này tại Quốc hội.
Thủ tướng đã lên tiếng ủng hộ cộng đồng LGBTQ , biến dự luật này thành một vấn đề nổi bật và cho rằng, sự thay đổi này sẽ củng cố cấu trúc gia đình.
Video đang HOT
Dự luật đã được thông qua với 399 phiếu thuận ở Hạ viện. Tuy nhiên, văn bản này vẫn cần phải trải qua “cửa ải” Thượng viện trước khi được nhà Vua phê chuẩn và công bố trên Công báo Hoàng gia.
Việc thông qua dự luật đánh dấu một bước quan trọng trong nỗ lực củng cố vị thế của Thái Lan- là một trong những xã hội tự do nhất châu Á về các vấn đề LGBT , với thái độ cởi mở và tự do cùng tồn tại với các giá trị Phật giáo truyền thống hay tư tưởng bảo thủ.
Hiện tại, châu Á chỉ có Đài Loan (Trung Quốc) và Nepal công nhận hôn nhân đồng giới.
Ông Nada Chaiyajit, giảng viên luật tại Đại học Mae Fah Luang, cho biết việc thông qua dự luật trên là động thái tích cực, song vẫn còn nhiều vấn đề xã hội cần được giải quyết.
“Tôi rất vui. Tuy nhiên, đây chưa phải là bình đẳng toàn bộ trong hôn nhân, mà chỉ là cho phép hôn nhân đồng giới. Quyền kết hôn đồng giới đã được thông qua, nhưng quyền tạo dựng gia đình đầy đủ thì chưa. Thật tiếc rằng chúng ta chưa làm được điều đó”, ông Chaiyajit cho biết.
Các từ đề cập đến “đàn ông”, “phụ nữ”, “chồng” và “vợ” trong luật hôn nhân được đề xuất đổi thành các thuật ngữ trung lập về giới tính.
Điều đó cũng có nghĩa là các cặp đôi LGBTQ lần đầu tiên sẽ có thể được hưởng quyền thừa kế và nhận con nuôi tại nước này.
Vào năm 2022, các nhà lập pháp Thái Lan đã phê duyệt ban đầu hai dự luật cho phép hôn nhân đồng giới và hai dự luật khác cho phép quan hệ đối tác dân sự đối với các cặp đôi đồng giới.
Tuy nhiên, đạo luật này đã bị bãi bỏ khi Quốc hội bị giải tán để mở đường cho cuộc tổng tuyển cử được tổ chức vào năm ngoái.
Chủ tịch Quốc hội Thái Lan công bố nghị trình bầu thủ tướng tuần tới
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, chiều 18/8, Chủ tịch Quốc hội Thái Lan Wan Muhamad Noor Matha cho biết phiên họp chung của quốc hội để bầu thủ tướng mới sẽ được bắt đầu lúc 10h sáng 22/8.
Chủ tịch Quốc hội Thái Lan Wan Muhamad Noor Matha phát biểu trước Quốc hội ở Bangkok ngày 4/7/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Phiên họp sẽ dành 5 giờ cho các đại biểu thảo luận, trong đó 2 giờ cho các thượng nghị sĩ và 3 giờ cho các nghị sĩ. Cuộc bỏ phiếu bầu thủ tướng dự kiến được tiến hành vào khoảng 15h và kết thúc vào 17h30 cùng ngày.
Nghị trình phiên họp bầu thủ tướng sắp tới được nhất trí sau cuộc họp chiều 18/8 giữa ông Wan Muhamad, cùng các đại diện Thượng viện và đại diện các chính đảng trong Hạ viện Thái Lan.
Ông Wan Muhamad cũng cho biết nếu không có diễn biến bất ngờ nào vào phút chót, đảng Pheu Thai (Vì nước Thái) đứng đầu liên minh với nỗ lực thành lập một chính phủ mới sẽ đề cử ông Srettha Thavisin - cựu Giám đốc điều hành của công ty phát triển bất động sản Sansiri Plc - vào vị trí thủ tướng để quốc hội bầu chọn.
Theo Chủ tịch Quốc hội Thái Lan, các đại biểu dự họp chiều 18/8 cũng nhất trí sẽ không yêu cầu ứng cử viên Srettha phải đưa ra một tuyên bố tầm nhìn trước thềm cuộc bỏ phiếu ngày 22/8 do Hiến pháp Thái Lan cũng như các quy định của quốc hội không có điều khoản bắt buộc một ứng cử viên thủ tướng phải đưa ra tuyên bố tầm nhìn trước khi bỏ phiếu.
Ông Srettha không tranh cử nghị sĩ trong cuộc tổng tuyển cử ngày 14/5, nhưng ông là một trong 3 ứng cử viên thủ tướng mà đảng Pheu Thai đã đăng ký với Ủy ban Bầu cử Thái Lan. Trong khi đó, Hiến pháp Thái Lan không bắt buộc một ứng cử viên thủ tướng phải là nghị sĩ.
Hiện tại, liên minh do đảng Pheu Thai dẫn đầu đang có được sự ủng hộ của 314 trong tổng số 500 nghị sĩ Hạ viện. Để trở thành thủ tướng thứ 30 của Thái Lan, một ứng cử viên thủ tướng sẽ cần sự ủng hộ của đa số tối thiểu, tức 375 phiếu, của lưỡng viện quốc hội gồm 749 thành viên.
Đảng Pheu Thai tuyên bố thành lập liên minh mới Chiều 7/8, lãnh đạo đảng Pheu Thai (Vì nước Thái) Cholnan Srikaew thông tin, đảng này sẽ thành lập một liên minh với đảng Bhumjaithai (Tự hào Thái Lan), đồng thời kêu gọi các đảng khác cùng tham gia thành lập chính phủ. Lãnh đạo Pheu Thai và Bhumjaithai trong cuộc họp báo công bố liên minh hôm 7/8. Ảnh: Reuters. Bangkok Post...