Thái Lan lên kế hoạch mua thêm vaccine ngừa COVID-19 thế hệ thứ 2
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Bộ Y tế Thái Lan đang lên kế hoạch mua vaccine ngừa COVID-19 thế hệ 2.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Bangkok, Thái Lan. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN
Phó Tổng giám đốc Cục Kiểm soát bệnh tật (DDC) thuộc Bộ Y tế Thái Lan, Tiến sĩ Sophon Iamsirithaworn, cho biết, trong tháng 10 tới, Viện Vaccine Quốc gia (NVI) sẽ tổ chức họp thảo luận về kế hoạch mua sắm trên và quyết định về chủng loại cũng như số lượng vaccine mua thêm.
Theo Tiến sĩ Sophon, mặc dù hãng Pfizer đã phát triển một loại vaccine cải tiến nhằm vào các biến thể phụ BA.4 và BA.5 của Omicron, NVI vẫn cần thực hiện các nghiên cứu riêng trước khi quyết định nên mua thêm vaccine thế hệ hai nào.
Video đang HOT
Tiến sĩ Sophon cũng cho biết thêm, DDC đã mua 3 triệu liều vaccine của Pfizer để tiêm cho trẻ em trong độ tuổi từ 6 tháng đến 5 tuổi và đợt tiêm chủng mới sẽ bắt đầu từ tháng tới.
Trong một diễn biến khác, Giám đốc NVI Nakhon Premsri, cho biết, giai đoạn 2 thử nghiệm lâm sàng vaccine HXP-GPOVac do Thái Lan phát triển đã bắt đầu hồi tháng 8 vừa qua. Hai vaccine khác là ChulaCov19 do Đại học Chulalongkorn phát triển và Baiya của công ty Baiya Phytopharm, cũng sắp kết thúc giai đoạn thử nghiệm lâm sàng.
Tiến sĩ Nakhon dự kiến, 3 vaccine nội địa nói trên sẽ được đưa vào sử dụng làm liều tăng cường từ cuối năm tới.
*Ngày 7/9, Tổng thống Indonesia Joko Widodo cho biết, chính phủ nước này đã hành động đúng và hợp lý trong nỗ lực phòng chống dịch COVID-19.
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, phát biểu tại Hội thảo 100 nhà kinh tế tổ chức tại Tháp Mega Bank, Tổng thống Joko Widodo cho biết, nếu phong tỏa toàn bộ đất nước, kinh tế Indonesia có thể tăng trưởng âm 17%, đẩy quốc gia Đông Nam Á này vào tình cảnh khó khăn.
Tổng thống Joko Widodo nêu rõ: “Chúng tôi đã triển khai linh hoạt chính sách làm việc tại nhà và học sinh, sinh viên học tập trực tuyến”.
Theo nhà lãnh đạo Indonesia, chính phủ nước này đã phải học hỏi cách thích ứng linh hoạt và nhạy bén khi đại dịch COVID-19 xuất hiện, những biến đổi tình hình chính trị trên thế giới và trong khu vực gây ra những rủi ro mang tính toàn cầu. Điều này được thể hiện qua tình hình kinh tế Indonesia vẫn vững chắc trong bối cảnh đại dịch COVID-19 chưa chấm dứt và cuộc xung đột đang diễn ra ở Ukraine. Cụ thể, tăng trưởng kinh tế của Indonesia đều ở mức hơn 5% trong 2 quý đầu năm nay nhờ sự hợp tác chặt chẽ giữa chính phủ và các cộng đồng ở nước này.
Thái Lan ghi nhận ca đầu tiên mắc đậu mùa khỉ
Bộ Y tế Thái Lan ngày 21/7 xác nhận đã phát hiện ca mắc bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên ở nước này tại đảo Phuket. Bệnh nhân là nam giới, 27 tuổi, mang quốc tịch Nigeria.
Hình ảnh dưới kính hiển vi cho thấy virus đậu mùa khỉ trong mẫu bệnh phẩm của một bệnh nhân. Ảnh: Reuters/TTXVN
Theo nhân viên y tế cấp cao Opas Karnkawinpong, bệnh nhân từ Nigeria tới và đã ốm mệt khoảng 1 tuần nay.
Như vậy, hiện khu vực châu Á có 4 quốc gia và vùng lãnh thổ đã ghi nhận các ca mắc đậu mùa khỉ gồm Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) và Thái Lan.
Bệnh đậu mùa khỉ lây từ động vật sang người và ca bệnh đầu tiên trên thế giới được ghi nhận vào năm 1970 tại Congo. Trước đây, bệnh đậu mùa khỉ chỉ xảy ra ở các nước lưu hành bệnh thường xuyên - chính là các quốc gia châu Phi. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, căn bệnh này đã bùng phát tại nhiều quốc gia châu Âu, trong đó ca bệnh đầu tiên được phát hiện ở Anh vào tháng 5/2022. Đây được đánh giá là đợt dịch hiếm gặp. Các nhà khoa học đang tìm hiểu rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 21/7 đã triệu tập họp ủy ban chuyên gia về bệnh đậu mùa khỉ để quyết định liệu căn bệnh này có trở thành tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, mức cảnh báo cao nhất mà WHO có thể ban bố, hay không. Đây là cuộc họp thứ 2 của ủy ban trên nhằm đánh giá liệu có phải tình hình đang xấu đi trong bối cảnh WHO đã nhận được báo cáo về gần 14.000 ca mắc bệnh đậu mùa khỉ ở hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ.
COVID-19 tại ASEAN hết 18/12: Cả khối trên 14,5 triệu ca mắc; Malaysia thêm 11 ca nhiễm biến thể Omicron Theo trang thống kê worldometers.info, trong ngày 18/12, các quốc gia thành viên ASEAN ghi nhận 25.796 ca mắc COVID-19 và 424 ca tử vong. Tổng số người mắc bệnh tại ASEAN từ đầu dịch đã là 14.559.312 ca, trong đó 299.807 người tử vong. Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Bangkok, Thái Lan, ngày 6/12/2021. Ảnh: AFP/TTXVN Nhìn...