Thái Lan hạ cấp nguy hiểm, xếp COVID-19 cùng loại với cúm mùa
Bộ Y tế Thái Lan cho biết nước này sẽ loại bỏ COVID-19 khỏi nhóm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cùng với bệnh dịch hạch và bệnh đậu mùa.
Người dân tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Bangkok, Thái Lan. Ảnh: Xinhua
Hãng Bloomberg dẫn thông báo của bộ trên cho biết, kể từ tháng 10 tới, Thái Lan sẽ hạ cấp COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nguy hiểm xuống thành bệnh cần theo dõi do tình hình dịch bệnh trong nước đã bắt đầu ổn định.
Bộ trưởng Y tế Anutin Charnvirakul nói rằng động thái này sẽ loại bỏ COVID-19 khỏi nhóm cùng với bệnh dịch hạch và đậu mùa, xuống cùng mức với cúm và sốt xuất huyết.
Quyết định trên phản ánh sự sẵn sàng của hệ thống y tế Thái Lan, cũng như các phương pháp điều trị và thói quen tự bảo vệ phù hợp của người dân trên khắp đất nước.
Bộ trưởng Anutin cho biết thêm Thái Lan cũng sẽ điều chỉnh kế hoạch quản lý hậu đại dịch của đất nước để cho phép các bệnh viện tư nhân bắt đầu trực tiếp mua thuốc kháng virus thay vì thông qua các kênh của chính phủ.
Tuần trước, nhà chức trách dự báo số ca mắc mới và tử vong do COVID-19 ở Thái Lan sẽ bắt đầu giảm sút từ giữa tháng 8. Ngày 1/7, quốc gia Đông Nam Á này đã dỡ bỏ hầu hết các hạn chế đi lại và quy định bắt buộc đeo khẩu trang ngoài trời.
COVID-19 tại ASEAN hết 18/12: Cả khối trên 14,5 triệu ca mắc; Malaysia thêm 11 ca nhiễm biến thể Omicron
Theo trang thống kê worldometers.info, trong ngày 18/12, các quốc gia thành viên ASEAN ghi nhận 25.796 ca mắc COVID-19 và 424 ca tử vong.
Tổng số người mắc bệnh tại ASEAN từ đầu dịch đã là 14.559.312 ca, trong đó 299.807 người tử vong.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Bangkok, Thái Lan, ngày 6/12/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Nhìn chung, tình hình dịch bệnh tại Đông Nam Á tiếp tục xu thế đi xuống mạnh ở các quốc gia, trừ Việt Nam.
Video đang HOT
Việt Nam dẫn đầu về ca mắc mới trong ASEAN với 15.894 ca trong ngày 18/12.
Malaysia đứng thứ hai khu vực về ca nhiễm mới. Trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 4.362 ca COVID-19, nâng tổng số bệnh nhân nhiễm COVID-19 lên 2.711.764.
Tổng Thư ký Bộ Y tế Malaysia (MOH) Noor Hisham Abdullah đã xác nhận thêm 11 người nhiễm biến thể Omircon, trong đó 6 người đã cách ly tại các trung tâm cách ly tập trung và 5 người khác đã cách ly tại nhà.
Hành khách chờ làm thủ tục tại sân bay quốc tế Kuala Lumpur, Malaysia, ngày 29/11/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong tuyên bố ngày 18/12, Tiến sỹ Noor Hisham co biết 11 bệnh nhân này nằm trong số 18 trường hợp mà Bộ trưởng Khairy Jamaluddin đã đề cập trong buổi họp báo công bố ca nhiễm biến thể Omicron hôm 16/12 vừa qua.
Theo ông Noor Hisham, 11 trường hợp này đều là các ca bệnh nhập cảnh, cụ thể 3 trường hợp nhập cảnh vào Malaysia từ Vương quốc Anh, 3 người đến từ Mỹ, 2 người đến từ Nigeria, 2 người đến từ Saudi Arabia và trường hợp còn lại từ Australia. Ông cũng tiết lộ thêm, 9 trong số 11 người này liên quan tới công dân Việt Nam và 2 người còn lại là công dân Nigeria.
Về triệu chứng lâm sàng, tuyên bố cho hay 8 trong số 11 người nhiễm Omicron có triệu chứng nhiễm COVID-19 nhưng ở dạng nhẹ trong khi 3 người khác không có bất kỳ biểu hiện nào.
Tổng thư ký MOH cũng cho biết thêm tất cả 11 bệnh nhân trên đang được điều tra thêm để xác định nguyên nhân lây nhiễm và xác định tất cả những người tiếp xúc gần.
Tính đến nay, Malaysia đã phát hiện tổng cộng 13 ca nhiễm biến thể Omicron và đều là những ca nhập cảnh.
Thái Lan đứng thứ ba khu vực về ca nhiễm mới với 3.132 ca trong ngày 18/12. Tổng số ca mắc từ đầu đại dịch ở Thái Lan là 2.188.629.
Một điểm tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 tại Bangkok, Thái Lan. Ảnh: THX/TTXVN
Trước đó, Cục Dịch vụ Y tế (DMS) của Thái Lan đang kêu gọi người dân nước này tuân thủ nghiêm các biện pháp phòng ngừa COVID-19 do lo ngại khả năng gia tăng các ca nhiễm biến thể Omicron sau kỳ lễ Giáng sinh và đón Năm mới.
Truyền thông sở tại dẫn lời Cục trưởng DMS Somsak Akksilp nói rằng biến thể Omicron dường như lây lan nhanh hơn biến thể Delta. Nếu người dân có các triệu chứng nhẹ thì có thể được điều trị khi cách ly tại nhà và cách bảo vệ tốt nhất là tuân thủ các biện pháp phòng chống COVID-19.
Ông Somsak nhấn mạnh mức độ nghiêm trọng của biến thể mới sẽ phụ thuộc vào số lượng ca nhiễm, đồng thời nói thêm rằng cho đến nay chưa có bệnh nhân nào nhiễm biến thể mới này ở Thái Lan cần phải điều trị trong phòng chăm sóc tích cực (ICU).
Thái Lan hiện đã xác nhận 11 ca nhiễm biến thể Omicron, tất cả đều là người đến từ nước ngoài. Theo ông Wasun Chantratita, người đứng đầu Trung tâm gene tại Bệnh viện Ramathibodi, Cục Kiểm soát Dịch bệnh (DDC) có thể sử dụng xét nghiệm RT-PCR để xác nhận bệnh nhân nhiễm biến thể Delta hay biến thể Omicron. Ngoài ra, Thái Lan cũng nên nhanh chóng tiêm liều vaccine tăng cường cho người dân.
Lào đứng thứ tư về ca mắc mới tại ASEAN trong ngày 18/12. Bộ Y tế Lào cho biết trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 1.249 ca mắc mới COVID-19 tại 18 tỉnh, thành phố, trong đó chỉ có 2 ca nhập cảnh, và 2 ca tử vong do dịch bệnh này.
Người dân di chuyển trên đường phố tại Viêng Chăn, Lào. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo Bộ Y tế Lào, sau một ngày tăng cao, số ca mắc mới tại nước này ngày 18/12 đã giảm mạnh (ít hơn 453 ca so với ngày 17/12) nhưng vẫn ở mức 4 con số. Đáng chú ý, tuy số ca cộng đồng tại thủ đô Viêng Chăn giảm 374 trường hợp so với ngày 17/12 nhưng vẫn đứng đầu cả nước với 540 ca trong một ngày.
Bộ Y tế Lào cho biết tỷ lệ lây nhiễm tại thủ đô Viêng Chăn ở mức cao nhất cả nước trong nhiều ngày liên tiếp là do nhiều trường hợp đến lấy mẫu xét nghiệm và có kết quả dương tính, nhưng đã cố tình che giấu thông tin nghề nghiệp làm tăng nguy cơ lây nhiễm rộng trong cộng đồng khiến chuỗi lây nhiễm tiếp tục kéo dài. Điều này đã gây khó khăn cho công tác kiểm soát dịch bệnh tại Viêng Chăn.
Trước tình hình trên, Chính phủ Lào giao chính quyền thủ đô Viêng Chăn và các tỉnh trên cả nước phối hợp với các bên liên quan tiếp tục cải thiện trung tâm cách ly và cơ sở điều trị; đồng thời khuyến cáo người dân tuân thủ nghiêm các quy định phòng chống dịch bệnh, không tham gia các cuộc tụ họp đông người, nhất là tại vùng đỏ để tránh rủi ro mắc COVID-19.
Đến nay, Lào đã ghi nhận tổng cộng 97.505 ca mắc COVID-19, trong đó có 268 người tử vong.
Tại Singapore, có 412 ca mắc mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca mắc tại nước này từ đầu đại dịch lên 275.384. Số ca mắc mới COVID-19 hàng ngày tại Singapore tiếp tục có chiều hướng giảm tích cực.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Vịnh Marina, Singapore. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày trước đó, Singapore ghi nhận thêm 8 ca nhiễm biến thể Omicron, nâng tổng số ca nhiễm biến thể mới này lên 24 ca, với 3 ca nhiễm trong cộng đồng, tập trung tại sân bay Changi.
Singapore đang đẩy mạnh công tác chuẩn bị để sẵn sàng đối phó với khả năng xuất hiện làn sóng lây nhiễm mới do biến thể Omicron, trong đó tiêm mũi vaccine bổ sung và triển khai tiêm cho trẻ em là một phần quan trọng trong chiến lược đối phó với Omicron. Bộ Y tế Singapore đang thiết lập các trung tâm tiêm vaccine cho trẻ em để có thể khởi động chiến dịch tiêm vào cuối tháng này.
Học sinh đăng ký xét nghiệm COVID-19 trước khi trở lại trường học tại Quezon, Philippines, ngày 6/12/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Tại Philippines, ca nhiễm mới giảm đáng kể so với thời kỳ đỉnh cao, chỉ còn 291 ca trong ngày18/12. Số ca tử vong mới ở nước này vẫn khá cao, với 106 trường hợp. Số ca mắc COVID-19 giảm và tỷ lệ bao phủ tiêm chủng tăng đã cho phép Philippines hồi sinh ngành du lịch với việc mở cửa biên giới từ ngày 1/12.
Tại Indonesia, ca mắc mới trong ngày 18/12 là 232, nâng tổng số ca mắc từ đầu dịch lên 4.260.380.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã kêu gọi người dân kiềm chế đi du lịch nước ngoài sau khi ca nhiễm biến thể Omicron đầu tiên được phát hiện ở quốc gia Đông Nam Á này. Ông cũng yêu cầu các quan chức nhà nước không đi du lịch các nước khác, ít nhất là cho đến khi tình hình lắng xuống
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại thành phố Bandung, Tây Java, Indonesia, ngày 16/12/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Ông Widodo nhấn mạnh dư luận không nên hoang mang với những phát hiện về biến thể Omicron. Theo ông, biến thể mới chưa thể hiện tính chất nguy hiểm cho bệnh nhân, đặc biệt là bệnh nhân đã tiêm vaccine. Tổng thống Indonesia kêu gọi: "Tôi yêu cầu những người dân chưa tiêm vaccine đến ngay các cơ sở y tế để tiêm. Mặc dù tình hình trên cả nước đang dần bình thường nhưng đừng buông lỏng mà hãy tuân thủ các quy trình đeo khẩu trang, giữ gìn. khoảng cách và thường xuyên rửa tay".
Myanmar ghi nhận 217 ca mắc mới, nâng tổng số ca mắc từ đầu đại dịch lên 527.931 ca mắc. Trong khi đó, Campuchia chỉ ghi nhận 5 ca nhiễm mới.
Về số ca tử vong, 9 quốc gia ASEAN ghi nhận ca tử vong mới: Việt Nam (248 ca), Philippines (106 ca), Thái Lan (28 ca), Malaysia (18 ca), Indonesia (12 ca), Myanmar (7 ca), Lào (2 ca), Campuchia (2 ca) và Singapore (1 ca).
COVID-19 tại ASEAN hết 15/12: Toàn khối ghi nhận trên 400 ca tử vong; Các nước đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 15/12, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 21.304 ca mắc mới COVID-19 và 437 ca tử vong. Tổng số ca bệnh hiện đã trên 14.464.100 trường hợp và 298.239 ca tử vong. Du khách tới Thái Lan sau khi nước này...