Thái Lan coi ASEAN và Canada là ‘những đối tác cùng chí hướng’

Theo dõi VGT trên

Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Don Pramudwinai đã nhấn mạnh rằng ASEAN và Canada là “những đối tác cùng chí hướng”, đặc biệt trong việc thúc đẩy chủ nghĩa đa phương.

Thái Lan coi ASEAN và Canada là những đối tác cùng chí hướng - Hình 1
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Don Pramudwinai. Ảnh: AFP/TTXVN

Bộ Ngoại giao Thái Lan cho biết Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Don Pramudwinai đưa ra nhận xét trên tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Canada diễn ra dưới hình thức trực tuyến ngày 5/8, nơi ông cũng nhấn mạnh việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bao trùm và đề xuất Mô hình kinh tế Sinh học-Tuần hoàn-Xanh (BCG) như một giải pháp hướng tới phục hồi từ COVID-19.

Theo Bộ Ngoại giao Thái Lan, Hội nghị đã thảo luận về sự phát triển của Quan hệ Đối thoại ASEAN-Canada nhằm thúc đẩy hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực. Trọng tâm là các nỗ lực chung nhằm khắc phục tốt hơn hậu quả từ đại dịch COVID-19, bao gồm cả thông qua việc Canada đóng góp 3,5 triệu CAD cho Quỹ ASEAN ứng phó với COVID-19.

Hội nghị cũng thảo luận về cách thức thúc đẩy hợp tác ASEAN-Canada trong các lĩnh vực khác mà đôi bên cùng có lợi, như chống tội phạm xuyên quốc gia, an ninh mạng, thương mại và đầu tư, đặc biệt là về phát triển doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME), tăng cường kết nối khu vực, bình đẳng giới, chương trình nghị sự phụ nữ, hòa bình và an ninh (WPS), quản lý và cứu trợ thiên tai, lao động di cư và giáo dục.

Hội nghị trao đổi quan điểm về các vấn đề khu vực và quốc tế, trong đó Canada tái khẳng định sự ủng hộ tiếp tục đối với tính trung tâm của ASEAN và các nguyên tắc trong Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (AOIP). Canada đề xuất triệu tập Hội nghị Cấp cao Kỷ niệm ASEAN-Canada để đánh dấu kỷ niệm 45 năm Quan hệ Đối thoại ASEAN-Canada vào năm 2022.

Tại Hội nghị, ông Don Pramudwinai đề xuất các lĩnh vực hợp tác mà có thể góp phần cho sự phục hồi mạnh mẽ từ COVID-19. Lĩnh vực hợp tác thứ nhất là tăng cường năng lực cạnh tranh và tăng trưởng kinh tế bao trùm thông qua khởi động đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) giữa ASEAN và Canada, phát triển kỹ thuật số của các MSME, và tăng cường khả năng tiếp cận tài chính và cải tiến mới cho các nữ doanh nhân

Video đang HOT

Lĩnh vực hợp tác thứ hai được đề xuất là thúc đẩy chuyển đổi mô hình xanh với Mô hình BCG là một phần của giải pháp này và Trung tâm Đối thoại và Nghiên cứu Phát triển Bền vững ASEAN (ACSDSD) là một nền tảng hợp tác khả thi.

Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Thái Lan cũng cho rằng việc có môi trường tin cậy trong khu vực sẽ là chìa khóa cho sự hồi sinh kinh tế sau đại dịch.

Hội nghị kết thúc với việc chuyển giao cương vị nước điều phối quan hệ đối thoại ASEAN-Canada từ Myanmar sang Malaysia cho giai đoạn 2021-2024.

Từng là điểm sáng chống COVID-19, vì sao châu Á tụt hậu trong chiến dịch vaccine?

Israel, Anh và Mỹ đang nhìn thấy ánh sáng cuối đường hầm trong cuộc chiến chống COVID. Nhưng tại châu Á, những vấn đề liên quan đến nguồn cung cùng hoài nghi về vaccine đang khiến chiến dịch tiêm chủng ở khu vực tiến triển chậm chạp.

Từng là điểm sáng chống COVID-19, vì sao châu Á tụt hậu trong chiến dịch vaccine? - Hình 1
Nhân viên y tế và xe cứu thương được huy động để chuyển bệnh nhân COVID-19 tại Phnom Penh, Campuchia ngày 19/3/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Tại Israel, hơn 50% trong tổng dân số 9 triệu người đã được tiêm vaccine ít nhất một mũi. Sau khi đã có 24 triệu liều vaccine được đưa vào tiêm chủng, Anh dự kiến sẽ dỡ bỏ mọi biện pháp giãn cách xã hội vào cuối tháng 6 tới. Còn tại Mỹ, giới chuyên gia dự báo có khoảng 70% dân số - ngưỡng cần thiết để đạt được miễn dịch cộng đồng, sẽ được tiêm ngừa vaccine, đưa nhịp sống trở lại bình thường vào cuối mùa hè này. Ở chiều hướng khác, chiến dịch tiêm chủng tại châu Á lại diễn ra khá chậm chạp.

Sau khi được thế giới ngợi ca về thành công vượt trội phương Tây trong ngăn chặn dịch COVID-19 lây lan, các quốc gia châu Á-Thái Bình Dương đã bị tụt hậu so với Mỹ, Israel, Anh trong tiêm ngừa vaccine, do các vấn đề về nguồn cung, thách thức hậu cần, rào cản quy định, chủ nghĩa hoài nghi vaccine và cũng có thể là cả tâm lý hông coi vaccine là quá cấp thiết sau khi đạt thành công trong triển khai biện pháp kiểm soát bệnh dịch.

Trong khi Mỹ, Canada, Anh, Israel và một số nước khác triển khai tiêm ngừa COVID-19 từ tháng 12/2020 nhờ các hợp đồng đặt mua vaccine từ rất sớm, trước cả khi phê chuẩn cấp phép, đa phần các nước châu Á khởi động chiến dịch tiêm chủng trong tháng trước.

Tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Hong Kong/Trung Quốc và Australia, những nước có số ca tử vong ở mức thấp, giới chức chính quyền nhấn mạnh cách tiếp cận cẩn trọng khi tiêm chủng, muốn có thêm thời gian để kiểm chứng tác dụng phụ và buộc vaccine phải tuân thủ các tiêu chuẩn quy định nội địa dù đã được chứng minh an toàn ở nước ngoài.

Tháng 12/2020, với dưới 1.000 ca tử vong trong nước, Thủ tướng Australia Scott Morrison tuyên bố sẽ ưu tiên quan sát chiến dịch tiêm chủng ở nước ngoài, để bảo vệ cho kế hoạch của chính phủ về khởi động tiêm vaccine Pfizer từ tháng 3/2021.

Bộ trưởng Y tế Hàn Quốc tháng 2/2021 cũng nói rằng, chính quyền Seoul không nhận thấy phải vội vã trong chiến dịch tiêm chủng. Còn tại Singapore, nước khởi động chương trình trích ngừa sớm gần như nhất khu vực, từ cuối năm 2020, Thủ tướng Lý Hiển Long cũng nói Singapore không "chịu sức ép quá lớn" buộc phải đẩy nhanh tiêm chủng, khi số ca mắc mới đứng ở mức thấp.

Còn tại Nhật Bản, nơi tiến trình phê duyệt cấp phép sử dụng vaccine AstraZeneca và Moderna bị chậm lại do những quy định về thử nghiệm lâm sàng trong nội địa, chủ nghĩa hoài nghi vaccine cùng với những rườm rà trong thủ tục hành chính cũng là nguyên nhân khiến chương trình tiêm chủng bị trì hoãn. Rất khó để Nhật Bản hoàn tất trích ngừa vaccine cho dân chúng trong năm 2021.

Từng là điểm sáng chống COVID-19, vì sao châu Á tụt hậu trong chiến dịch vaccine? - Hình 2
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Jakarta, Indonesia ngày 10/3/2021. Ảnh: THX/TTXVN

Tâm lý e ngại vaccine cũng làm cho việc tiêm ngừa ở Hong Kong/Trung Quốc ít tiến triển. Hong Kong đa phần sử dụng vaccine Sinovac do Trung Quốc bào chế cho chiến dịch tiêm chủng. Vùng lãnh thổ này đã ghi nhận 7 ca tử vong sau khi tiêm vaccine, dù cơ quan chức năng khẳng định các trường hợp này không liên quan đến vaccine Sinovac. Khảo sát gần đây qua cho thấy, chỉ có 3/10 người dân Hong Kong nói sẵn sàng tiêm vaccine ngừa COVID-19.

Các nước châu Á đều sử dụng hợp lý nguồn cung vaccine hạn hẹp dựa trên nhu cầu, ưu tiên các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, như người trên 65 tuổi, nhân viên y tế, người mắc bệnh nặng. Giới chuyên gia nhận định, theo cách tiếp cận này, các nước phát triển ở châu Á vẫn có thể đạt được miễn dịch cộng đồng trong năm nay, tuy có chậm hơn vài tháng so với những quốc gia phương Tây.

Nhưng rất khó để cho nhóm nước thu nhập thấp, đang phát triển tại khu vực đạt được mục tiêu này trong năm 2021. Nhiều nước Đông Nam Á hiện gặp khó khăn trong tìm kiếm nguồn cung, đặt mua vaccine khi các nước giàu nhanh chân hơn trong ký kết hợp đồng với các công ty dược chuyên chế tạo vaccine. Trong khi đó, khả năng cung ứng vaccine từ Cơ chế Covax (Covax Facility) lại hạn hẹp, không đủ để lấp chỗ trống.

Theo Hsu Li Yang, chuyên gia bệnh truyền nhiễm tại Đại học Y khoa Saw Swee Hock thuộc Đại học Quốc gia Singapore, vướng mắc về hậu cần cũng là một rào cản lớn với nhiều nước trong khu vực. Hai mẫu vaccine hàng đầu sử dụng công nghệ mRNA hiện nay là Pfizer và Moderna đều đặt ra những yêu cầu khắt khe trong khâu vận chuyển và bảo quản, ví như phải giữ ở nền nhiệt độ lạnh sâu, vượt quá khả năng hậu cần của phần lớn các quốc gia châu Á.

Thái Lan hiện mới chỉ trích ngừa được 117.000 liều vaccine AstraZeneca và khoảng 200.000 mũi vaccine Sinovac. Philippines tiếp nhận khoảng 1,1 triệu liều hai loại vaccine kể trên, rất nhỏ so với con số 148 triệu liều mà chính quyền nước này hy vọng sẽ có trong năm nay.

Tại tâm dịch lớn nhất Đông Nam Á là Indonesia, mới chỉ có khoảng 4,5 triệu mũi vaccine được trích ngừa tính đến thời điểm ngày 15/3, một tiến độ khá chậm so với mục tiêu hoàn tất tiêm chủng cho 181,5 triệu người dân nước này vào tháng 3/2022.

Tại Trung Quốc và Ấn Độ, hai nước đông dân nhất thế giới, việc phân phối và tiêm ngừa cho gần 3 tỉ dân là thách thức lớn nhất trong mục tiêu đạt miễn dịch cộng đồng. Đây là hai nước có khả năng tự chủ nguồn cung vaccine lớn, nhờ khả năng tự sản xuất, bào chế, nhưng cũng rất khó hoàn tất tiêm chủng vào cuối năm 2022.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tỉ phú Elon Musk sẽ lãnh đạo một bộ dưới thời Tổng thống Trump
12:36:41 13/11/2024
Điều gì sẽ xảy ra nếu ông Trump giải thể Bộ Giáo dục Mỹ?
11:19:16 13/11/2024
Giá vàng cắm đầu lao dốc, chuyên gia nói không phải chỉ do Trump
12:39:23 12/11/2024
Cậu út nhà Trump đã giúp cha chinh phục cử tri trẻ bằng cách nào?
22:48:22 11/11/2024
Nguyên nhân khiến tiền điện tử liên tục phá đỉnh thời gian gần đây
21:23:01 12/11/2024
Mỹ điều chiến đấu cơ tấn công Houthi ở Yemen
22:58:34 11/11/2024
Giai đoạn quyết định đến vị thế đàm phán trong xung đột Nga - Ukraine
22:04:59 12/11/2024
Bộ trưởng Quốc phòng Israel nhận định thời cơ tấn công Iran đã đến
05:00:43 13/11/2024

Tin đang nóng

Cận cảnh căn nhà của Miss International 2024 Thanh Thuỷ ở Đà Nẵng
17:34:10 13/11/2024
Hình ảnh đầu tiên từ tang lễ buồn của tài tử Mặt Trăng Ôm Mặt Trời
18:47:07 13/11/2024
1 sao nữ hạng A xấu tính đến mức bắt cả đoàn phim cạo trọc đầu giống mình, quyền lực cỡ nào mà không ai dám phản kháng?
15:15:45 13/11/2024
Xôn xao thái độ lạ của Quế Anh sau khi Thanh Thủy đăng quang Miss International
19:36:30 13/11/2024
Em chồng xây nhà, tôi muốn giúp một tay, nào ngờ mẹ chồng nói một câu lạnh gáy, khiến gia đình lâm vào cảnh "nội chiến"
15:12:33 13/11/2024
Subeo lâu rồi mới lộ diện, nhìn 1 chi tiết trong bức ảnh với bố đại gia mà ngỡ ngàng!
17:20:57 13/11/2024
Dòng cập nhật cuối đầy xót xa của tài tử Mặt Trăng Ôm Mặt Trời
16:29:03 13/11/2024
Lý Nhã Kỳ đóng cửa một nhà hàng hạng sang, chi tiền làm điều này
17:03:30 13/11/2024

Tin mới nhất

Thẩm phán New York hoãn ra phán quyết về vụ án chi tiền mua chuộc của ông Trump

20:04:10 13/11/2024
Thẩm phán Merchan ban đầu dự kiến sẽ ra phán quyết vào ngày 12/11 về việc liệu có hủy bỏ kết tội ông Trump hay không, sau khi Tòa án Tối cao Mỹ vào tháng 7 khẳng định tổng thống được miễn trừ truy tố.

Ukraine lo ngại vì ông Mike Pompeo 'không có chỗ' trong chính quyền của ông Trump

20:00:50 13/11/2024
Những tuyên bố trên được đưa ra sau khi Tổng thống đắc cử Donald Trump phủ nhận thông tin về ý định đề cử ông Pompeo làm Bộ trưởng Quốc phòng trong chính quyền tương lai.

Giá đồng Dogecoin tăng vọt 20% sau khi ông Trump công bố Bộ Hiệu quả Chính phủ

19:49:43 13/11/2024
Sự kết hợp giữa thông báo về Bộ Hiệu quả Chính phủ của ông Trump và sự tham gia của ông Elon Musk đã tạo ra một làn sóng tích cực trong cộng đồng tiền điện tử.

Liệu tỷ phú Musk có thể 'xây cầu' kết nối Mỹ - Trung Quốc?

19:46:53 13/11/2024
Trong chuyến thăm gần đây nhất vào tháng 4, CEO Tesla và SpaceX đã gặp Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường. Ông Lý Cường đề cập Tesla là ví dụ về hợp tác thương mại thành công giữa Bắc Kinh và Washington.

Nga tuyên bố sẽ đáp trả việc Mỹ mở căn cứ phòng không tại Ba Lan

19:44:02 13/11/2024
Ông Peskov nói: Điều này xác nhận rằng Tổng thống Putin đã đúng. Những kế hoạch này vẫn đang được thực hiện. Đây là sự tiến triển của cơ sở hạ tầng quân sự của Mỹ trên lãnh thổ châu Âu hướng về biên giới của Nga .

Bệnh cận thị ngày càng gia tăng ở trẻ em trên toàn thế giới

19:20:28 13/11/2024
Bên cạnh đó, thuốc nhỏ mắt atropine đã được chứng minh là có tác dụng làm chậm tiến triển cận thị một cách thành công. Thuốc nhỏ mắt có thể dễ sử dụng, có tác dụng phụ tối thiểu và không có nguy cơ nhiễm trùng liên quan đến kính áp tròn...

Nhật Bản đối mặt vấn đề già hóa nghiêm trọng vào năm 2050

19:15:59 13/11/2024
Điều này càng đặt ra yêu cầu cấp bách về các giải pháp giảm tốc độ già hóa dân số và xây dựng các hệ thống hỗ trợ tương ứng như dịch vụ điều dưỡng, chăm sóc y tế tại nhà.

Tương lai nào cho Trung Đông trong nhiệm kỳ 2 của ông Trump

19:07:44 13/11/2024
Lần này, giữa lúc căng thẳng đang dâng cao ở Trung Đông, "món quà" của ông Trump có thể là lơ đi và để Israel "hoàn thành nhiệm vụ" như ông từng đề cập.

Mục đích chuyến đi khẩn trương của Ngoại trưởng Mỹ tới Brussels sau khi ông Trump đắc cử

19:03:25 13/11/2024
Theo ông Mark Cancian, cố vấn cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, từ nay đến cuối năm, chính quyền của Tổng thống Biden sẽ cố gắng chuyển giao mọi thứ có thể có cho Ukraine.

Bầu cử Mỹ 2024: Ưu tiên của đảng Cộng hòa tại Quốc hội

18:24:44 13/11/2024
Vấn đề đặt ra là ông Trump sẽ tìm cách định hình chương trình nghị sự như thế nào. Ông Trump nhanh chóng nói rõ rằng ông muốn Thượng viện do đảng Cộng hòa lãnh đạo phải tuân theo ý muốn của mình.

Philippines nhận tin xấu khi 4 cơn bão cùng lúc 'khuấy đảo' Tây Thái Bình Dương

18:22:07 13/11/2024
Ngày 7/11, bão Yinxing đổ bộ vào vùng Đông Bắc Philippines với sức gió tương đương bão cấp 4 Đại Tây Dương. Không có ghi nhận về thương vong nhưng cơn bão đã gây ra mưa xối xả, nước dâng và lở đất trong khu vực.

Nhật Bản khởi động lại lò phản ứng hạt nhân từng bị hư hại nghiêm trọng

18:13:43 13/11/2024
Cụ thể, một con ốc trên một khớp nối của một ống dẫn hướng - được thiết kế để đưa thiết bị vào lò phản ứng - bị lỏng sau đợt thay thế hồi tháng 5.

Có thể bạn quan tâm

'Thủ phạm' khiến người đái tháo đường tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Sức khỏe

21:15:12 13/11/2024
Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, bệnh đái tháo đường và bệnh tim thường đi đôi với nhau. Trên thực tế, người lớn mắc bệnh đái tháo đường có nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ cao gấp đôi so với người không mắc bệnh này.

Quỳnh Kool vào vai nữ chính dự án phim "Vì tình yêu Hà Nội"

Hậu trường phim

21:13:25 13/11/2024
Dù đã lên sóng và tạo được ấn tượng mạnh mẽ cho khán giả, nhưng Đài PT-TH Hà Nội bất ngờ thay đổi hàng loạt chi tiết kịch bản cũng như dàn diễn viên của Hà Nội trong mắt em và Mật lệnh hoa sữa .

Trúc Nhân khoe thể hình 6 múi trong MV "Không ra gì"

Nhạc việt

21:10:32 13/11/2024
Trúc Nhân chính thức trở lại với MV Không ra gì - một sáng tác mới của nhạc sĩ Mew Amazing, được sản xuất bởi bộ đôi producer đình đám là TDK và DTAP.

Kinh hoàng clip bà bầu bất ngờ bị cả kệ hàng đổ sập lên người: Tiếng kêu cứu thất thanh gây ám ảnh

Netizen

21:09:06 13/11/2024
Người phụ nữ đang mang thai bất ngờ gặp tai nạn hy hữu khi đang ở nhà một mình khiến nhiều người giật mình thảng thốt.

Sửng sốt với 3 lần "tiên tri" của Hoa hậu Thanh Thủy về màn đăng quang Miss International

Sao việt

21:07:15 13/11/2024
Những chia sẻ của Thanh Thủy trước khi đến với Miss International lại trùng khớp với kết quả chung cuộc một cách khó tin.

Mẹ Quang Hải miệt mài lau dọn nhà cho con trai, nàng dâu Chu Thanh Huyền lúc ấy đang làm gì?

Sao thể thao

21:06:55 13/11/2024
Chiều 13/11, nàng WAG Chu Thanh Huyền chia sẻ video ghi lại khoảnh khắc mẹ của Quang Hải - bà Dương Thị Cúc - sang nhà giúp đỡ vợ chồng con trai.

Tòa tuyên án vụ nam ca sĩ đình đám 33 tuổi bị bắt giữ

Sao châu á

21:04:39 13/11/2024
Ngày 13/11, tờ Nate đưa tin nam ca sĩ Kim Ho Joong đã bị Tòa án Trung tâm Seoul (Hàn Quốc) tuyên án 2 năm 6 tháng tù giam

Vụ lật xe chở dăm gỗ ở Bình Định: Chia sẻ nỗi đau người ở lại, mong pháp luật xử lý nghiêm

Tin nổi bật

20:11:25 13/11/2024
Thời điểm xảy ra vụ tai nạn, cơ quan chức năng làm việc với tài xế lái xe và chủ doanh nghiệp này. Qua kiểm tra, cơ quan chức năng cho biết, đây là loại ô tô tải có mui, được sản xuất năm 2008, niên hạn sử dụng đến năm 2033; được phép c...

Grammy bị chỉ trích vì phớt lờ nghệ sĩ Kpop

Nhạc quốc tế

19:46:08 13/11/2024
Các nghệ sĩ Kpop một lần nữa trắng tay trong các đề cử hạng mục của lễ trao giải Grammy, điều này khiến những người hâm mộ thất vọng.

Đắp mặt nạ từ loại quả siêu dưỡng này, da đen đến mấy cũng bật tông trắng sáng

Làm đẹp

19:41:14 13/11/2024
Bất chấp tất cả, nếu bạn vẫn bị cháy nắng, cà chua có thể đến để giải cứu! Cháy nắng có thể gây khó chịu với các vết mẩn đỏ trên da và phát ban vô cùng ngứa ngáy. Cà chua chứa nhiều vitamin A và C có thể giúp làm dịu da và giảm mẩn đỏ.

Công an TP.HCM bắt kẻ chống phá Nhà nước

Pháp luật

19:36:26 13/11/2024
Ngày 13.11, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP.HCM đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam, khám xét khẩn cấp đối với Huỳnh Nhật Phương (42 tuổi, ở Q.Bình Thạnh) về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.