Thái Bình: Sẽ chấm dứt suất “ngoại giao” vào Trường THPT Chuyên
Trao đổi xung quanh vụ sai phạm tuyển sinh của Trường THPT Chyên Thái Bình, bà Cao Thị Hải-Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình nhấn mạnh: “Chúng tôi đã chỉ đạo từ nay trở đi sẽ chấm dứt suất “ngoại giao” vào trường Chuyên. Nếu còn tái diễn, giám đốc Sở GD-ĐT phải chịu trách nhiệm”.
Bà Hải cũng cho rằng, phong trào học Trường THPT Chuyên rất tích cực, HS đua nhau học tập. Bên cạnh đó thầy cô cũng rất tốt, dạy đến nơi đến chốn và trách nhiệm. Chính vì thế rất nhiều người muốn cho con mình được vào học ở môi trường đó. Tuy nhiên UBND tỉnh không bao giờ chỉ đạo có các suất ngoại giao nhưng trên thực tế khi triển khai đôi khi vướng “cái tình” nên lãnh đạo trường và Sở cũng khó xử nên cũng linh động cho một vài trường hợp.
“Vụ việc lần này chủ yếu là do người lớn tham gia vào còn HS thì không biết, chính vì thế nếu sự việc làm tới cùng thì sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ sau. Chính vì thế UBND đã chỉ đạo là cần phải rút kinh nghiệm trong thời gian tới, tiếp thu ý kiến phản ánh của báo Dân trí để năm sau không còn tái diễn tình trạng này. Vấn đề thi tuyển vào trường chuyên những năm sau sẽ hết sức chặt chẽ và công khai đối với cả lớp chuyên và lớp không chuyên” – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình đánh giá và nêu ra quan điểm.
Cũng theo bà Hải thì việc đã chiếu cố các suất “ngoại giao” theo học lớp không chuyên nhưng hiệu trưởng nhà trường lại luân chuyển sang lớp chuyên trong khi Sở GD-ĐT lại không biết, chính điều này đã gây bức xúc cho phụ huynh. Do đó quan điểm của UBND tỉnh là xử lý nghiêm về sai phạm này.
Đánh giá về bản kết luận thanh tra bà Hải cho rằng, về cơ bản thì đáp ứng đúng với tình hình thực tế còn những vấn đề chưa rõ thì UBND tỉnh sẽ tiếp tục yêu cầu Đoàn thanh tra rà soát và báo cáo lại.
Video đang HOT
Trước câu hỏi vụ việc liên quan trực tiếp đến cả Sở GD-ĐT Thái Bình lẫn Trường THPT Chuyên Thái Bình nhưng dường như trong biên bản kết luận thanh tra không có một kiến nghị xử lý nào đối với lãnh đạo Sở GD-ĐT, bà Hải cho biết: “Sau khi xảy ra vụ việc lãnh đạo Sở GD-ĐT Thái Bình cũng đã báo cáo với UBND và đã nghiêm túc rút kinh nghiệm”.
Nguyễn Hùng
Theo dân trí
Bàn thêm về quan điểm giáo dục và trường chuyên
Là một kiến trúc sư và có con đang ở tuổi học hành, tôi thấy thích thú khi được đọc bài trên Diễn đàn Dân trí với dầu đề "Vài suy nghĩ về tuyên dương trong giáo dục và Olympic Toán". Đây là bài viết tuy ngắn nhưng súc tích và thâm thúy.
Bài viết đã gợi lên cho tôi những cảm xúc và suy nghĩ muốn được chia sẻ với tác giả Nguyễn Huỳnh Mai cùng các độc giả.
Trước hết tôi xin gửi lời cám ơn tác giả đã đúc kết và chia sẻ quan điểm Học để trở thành người tự do. Với quan điểm này tôi như được cổ vũ và khẳng định những điều tôi cần làm để giúp các con tôi sao cho các cháu có đủ những yều tố cơ bản nhất để bước vào đời. Nhưng tôi nghĩ quan điểm này nhìn ở góc độ khái quát và sâu xa nhất thì điều đó không chỉ cần thiết cho trẻ em ở tuổi học trò mà còn dành cho những nguời lớn cần học tập suốt đời trong xã hội học tập thời nay, kể cả những người đã có nhiều bằng cấp. Chúng ta có thể thấy rõ điều này qua các vấn đề hiện nay của đất nước. Nếu như mỗi người VN hiểu và học theo quan điểm đó, tôi chắc chắn chúng ta đã đạt được những thành tựu cao hơn trong nhièu lĩnh vực và vị thế cũng như uy tín của đất nước chúng ta còn được nâng cao hơn nữa ở trong khu vực cũng như trên thế giới.
Ý thứ hai cũng rất tuyệt vời của bài viết là Lấy học sinh làm gốc của trường. Quan điểm này có vẻ không mới và đúng tới mức hiển nhiên không cần phải tranh cãi, tuy nhiên trong cơ chế hiện nay nếu tôi là một cá nhân giữ trọng trách trong ngành giáo dục, tôi lại sa vào quan điểm"Lấy thành tích làm gốc của trường". Bởi vì "thành tích" qua những con số và những liệt kê có tính "phong trào" nói lên "thành tích" của nhà trường có ý nghĩa quyết định thu nhập và sự thăng tiến của những cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong trường.
Rất dễ hiểu là giáo dục nhân cách, lòng nhân ái, phát hiện và phát triển năng lực từng cá nhân học sinh...khó làm, mất thời gian và khó thấy hơn các con số... "thành tích ảo" rất nhiều nhiều lần.
Con số hơn con người là vấn để của rất nhiều nước trên thế giới chứ không phải của riêng Việt Nam chỉ có khác là ở VN nó quá trầm trọng. Tôi tin đây là vấn đề nhiều người biết nhưng không thể làm gì được vì bản chất của nó theo quan điểm của tôi là ở bất cứ đâu khi anh Vừa nghèo lại vừa rất thấp về trình độ dân trí thì tất yếu sẽ trải qua giai đoạn này. Vậy muốn thoát nghèo và khôn ngoan hơn thì con đường tốt nhất là con đường phát triển bền vững với tiêu chí đã được Liên hợp quốc khuyến cáo là: Phát triển kinh tế phải song hành với phát triển nguồn lực con người và bảo vệ môi trường.
Quay về hai ý cuối của bài viết của tác giả về Trường Chuyên và Olympic Toán 2011, tôi xin bổ sung một vài ý theo quan điểm cá nhân.
Trường chuyên lớp chọn theo tôi nó có nguồn gốc từ giai đoạn hơn 30 năm chiến tranh của VN. Trong giai đoạn này không có điều kiện xây dựng một nền giáo dục đại trà theo tiêu chuẩn thông lệ quốc tế, chúng ta cần tổ chức những trường chuyên lớp chọn đối với những học sinh có năng lực học tập và có năng khiếu về một số môn nhất định, để tạo điều kiện học tập tốt hơn, có thầy giỏi giảng dạy, được cấp học bổng...Từ đó đào tạo nhanh và có hiệu quả nhất về nguồn nhân lực có trí tuệ cần thiết cho cuộc kháng chiến cũng như xây dựng đất nước sau này.
Thời đó không phải thi vào trường chuyên như bây giờ mà những học sinh giỏi Toán thông qua các cuộc thi trong từng lớp, từng trường được gom vào các trung tâm chuyên Toán. Ông anh tôi sinh năm 1953 là một trong những học sinh như vậy. Những người bạn hoặc những cá nhân quen biết anh tôi cùng lứa như vậy hầu hết đều rất thành đạt, có nhiều người thành đạt cả trong công danh và sau này trở thành giàu có.
Trên cơ sở nền tảng đó mà có sự tồn tại và phát triển các trường chuyên lớp chọn như bây giờ. Các phụ huynh khi cho con họ thi vào các trường này hiểu rằng đây là cách ngắn nhất để các cháu có thể thành công trong học tập và thành đạt trong cuộc sống sau này.
Thằng cháu tôi trước đây học chuyên toán trường Amsterdam và hiện nay đang làm luận án tiến sĩ ở Anh là môt trong những cháu đã qua trường chuyên thời kỳ đổi mới. Hầu hêt bạn cùng lớp với cháu đều làm luận án ở Anh, Mỹ... nhưng không nhiều trong số họ làm cho các công ty nhà nước hoặc trong nước mà làm cho các công ty có nguồn gốc nước ngoài hoặc hiện đang làm việc ở nước ngoài.
Vậy theo quan điểm của tôi trường chuyên lớp chọn là đúng chỉ sai là việc không sử dụng được họ sao cho có lợi cho sự phát triển của VN. Tại sao như vậy tôi chắc rằng nhiều người đều biết những nguyên nhân, chủ yếu là điều kiện làm việc và sự đãi ngộ.
Còn nói về kỳ thi Toán Olympic 2011 vừa qua, kết quả kém so với các năm trước và chiều hướng này sẽ còn tiếp tục trong vài năm tới không làm tôi ngạc nhiên và xuất hiện mối lo mới vì:
Chúng ta đã bắt đầu giầu lên nhưng vẫn còn nhiều hạn chế về tầm tư duy trong khi xã hội đang ngày càng hội nhập sâu hơn với thế giới. không ít bậc phụ huynh cho rằng có nhiều con đường để dẫn tới thành công cho con cái (trong đó có cả các con đường tiêu cực) thay vì con đường phấn đấu qua các trường chuyên lớp chọn và càng không cần đầu tư công sức để đi thi Olympic Toán làm gì. Có ai giầu lên khi đi theo con đường nghiên cứu toán học đâu. Đây là một khoảng trống về phương hướng và nếu không chọn cách đào tạo theo phương châm HỌC ĐỂ TRỞ THÀNH NGUỜI TỰ DO thì tình trạng mất phương hướng hiện nay còn tệ hại hơn nhiều lần cách đào tạo "gà nòi"mà chúng ta đã làm.
Một lần nữa xin cám ơn tác giả Nguyễn Huỳnh Mai và mong bà có nhiều bài viết hay đóng góp cho việc xây dựng nền giáo dục nước nhà.
Theo Dân Trí
Toán học 'rớt giá' Kết quả của đội tuyển toán Việt Nam tại kỳ thi Olympic toán quốc tế làm ngạc nhiên người ngoài cuộc. Nhiều người trong cuộc cho rằng lẽ ra nó đã tụt hạng từ những năm trước, nhưng vì đề thi vẫn còn là sự may mắn Đội tuyển toán quốc tế của Việt Nam năm 2011 Bỏ chuyên, chọn từ cấp 2:...