Thái Bình: Biến ruộng thành ao nuôi 2 loài con đặc sản bơi lội rất tài, nông dân này thu tiền tỷ
Từ việc chuyển đổi ruộng cấy lúa kém hiệu quả thành ao nuôi ếch và nuôi cá rô đồng, giờ đây mỗi năm gia đình chị Nguyễn Thị Rinh, thôn Phú Vinh, xã Minh Phú (huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình) thu về trên 1 tỷ đồng từ việc cung cấp cho thị trường 2 loại con cho giá trị kinh tế cao.
Sinh ra trong một gia đình thuần nông ở vùng quê nghèo, từ bé chị Nguyễn Thị Rinh (xã Minh Phú, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình) đã gắn bó với ruộng lúa, bờ ao, lớn lên lập gia đình trở thành người nông dân chính hiệu, luôn hăng say với đồng ruộng nhưng cấy lúa lại phụ thuộc nhiều vào thời tiết, sâu bệnh, năng suất không cao, khó tích lũy để làm giàu.
Chị Nguyễn Thị Rinh (xã Minh Phú, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình) thành công với mô hình nuôi ếch và cá rô đồng.
Sau một thời gian nghiên cứu các mô hình chuyển đổi hiệu quả, năm 2001 vợ chồng chị quyết định vay vốn chuyển đổi 8 sào ruộng khoán của gia đình đào ao nuôi ếch và cá rô đồng.
Mua giống bảo đảm chất lượng, tuân thủ đúng quy trình chăm sóc, phòng, trừ bệnh kịp thời theo hướng dẫn, sau 1 năm chị Rinh thấy thời gian nuôi ếch và cá rô đồng ngắn, lợi nhuận cao, gấp nhiều lần cấy lúa.
Tiếp đó, anh chị mạnh dạn vay thêm vốn tín chấp từ Hội Liên hiệp Phụ nữ xã và của bạn bè, người thân tích tụ thêm ruộng mở rộng mô hình chăn nuôi lên 1,7 mẫu chia thành 5 ao to, nhỏ nuôi ếch, cá rô đồng, ba ba, ốc nhồi, ong.
Video đang HOT
Chị Rinh cho biết: Tôi duy trì nuôi khoảng 5 vạn ếch con và 500 cặp ếch bố mẹ nuôi trong 12 lồng; cá rô đồng hàng vạn con trong diện tích 3.000m 2; 500 con ba ba, 50 đàn ong mật. Để giảm chi phí trong chăn nuôi, tôi nuôi ếch kết hợp cá nhằm tận dụng phân, da lột, lượng thức ăn dư thừa của ếch cho cá rô ăn;
Chị Rinh còn trồng nhãn, bưởi, mít và một số loại cây ăn quả khác quanh bờ ao để ong làm mật. Trong quá trình nuôi, không chỉ chọn giống tốt, chị dùng men vi sinh làm sạch nước ao 20 ngày/lần, giữ mực nước đủ sâu, nhất là các ao nuôi ếch và cá rô đồng; với ao nuôi ba ba thả bèo tây 1/2 diện tích, thả lẫn cá chép, rô phi vừa tận dụng thức ăn thừa vừa làm sạch ao.
Không chỉ nuôi con đặc sản bán thịt, vợ chồng chị Rinh còn mày mò học hỏi và đã thành công với việc nuôi cá rô đồng sinh sản vừa lấy giống nuôi vừa cung cấp cho các hộ dân trong vùng.
Hay lam hay làm, chịu khó học hỏi, tiếp thu, tích lũy kinh nghiệm áp dụng vào thực tiễn, từ khi triển khai đến nay mô hình của gia đình chị Rinh luôn đạt hiệu quả cao: 1 năm thu 2 lứa cá rô đồng khoảng 40 tấn, 4 – 5 lứa ếch khoảng 10 tấn, thị trường tiêu thụ chủ yếu các tỉnh miền Bắc.
Ngoài ra anh chị còn tiêu thụ mỗi năm hàng chục tấn ếch, cá rô đồng thương phẩm giúp các hộ nuôi trong và ngoài xã. Từ mô hình chuyển đổi này, mỗi năm gia đình chị Rinh đạt doanh thu trên 1 tỷ đồng, trừ chi phí còn lãi trên 300 triệu đồng.
Chị Nguyễn Thị Rinh nuôi ba ba thương phẩm để tăng thu nhập.
Chi Rinh chia sẻ: Có được thành công này gia đình tôi rất cảm ơn cấp ủy, chính quyền địa phương, các đoàn thể, nhất là Hội LHPN xã đã tạo điều kiện giúp đỡ, hỗ trợ về thủ tục chuyển đổi đất, tiếp cận khoa học kỹ thuật, vốn.
Đây thực sự là hoạt động hỗ trợ hết sức hữu ích không chỉ giúp tôi mà còn cho tất cả các hộ dân khó khăn khác có thêm động lực phấn đấu thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.
Chị Nguyễn Thị Hiền, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Minh Phú (huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình) khẳng định: Chị Rinh là gương điển hình về tinh thần cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, biết vươn lên làm giàu chính đáng. Không chỉ chọn hướng đi đúng tăng thu nhập cho gia đình, chị còn giúp nhiều chị em khác về giống, kiến thức để cùng phát triển kinh tế, xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc.
“Chị Rinh cũng là hội viên tích cực tham gia hoạt động hội, ủng hộ các phong trào, nhất là phong trào xây dựng nông thôn mới ở địa phương, chấp hành nghiêm chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước. Nhiều năm liền, gia đình chị được công nhận là “Gia đình văn hóa”. Chúng tôi khuyến khích chị em học hỏi, áp dụng, nhân rộng mô hình chuyển đổi của chị Rinh trong toàn xã…”, chị Nguyễn Thị Hiền, Chủ tịch Hội LHPN xã Minh Phú.
Giám sát hiệu quả hoạt động Quỹ hỗ trợ nông dân và Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế
Tiếp tục kế hoạch giám sát việc thành lập, công tác quản lý và hiệu quả hoạt động của các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách trên địa bàn tỉnh, chiều ngày 18/11 đoàn giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh đã có buổi làm việc với Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh.
Bà Nguyễn Thị Kim Tuyến - Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, Trưởng đoàn giám sát làm việc với Hội Nông dân và Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh
Báo cáo với đoàn giám sát về tình hình hoạt động của Quỹ hỗ trợ nông dân, lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh cho biết, tính đến thời điểm ngày 30/6/2021, nguồn vốn Trung ương ủy thác cho vay tại Đồng Tháp là 20 dự án, 236 hộ vay với tổng số tiền 10 tỷ đồng. Nguồn vốn ngân sách tỉnh, tính đến thời điểm hiện tại là 20,6 tỷ đồng; đã giải ngân 32 dự án trồng trọt và chăn nuôi cho 418 hộ vay, với tổng số tiền gần 20,6 tỷ đồng; trích lập Quỹ dự phòng rủi ro (0,9%/năm/tổng dư nợ) đến ngày 30/6/2021 được 558 triệu đồng.
Từ nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân đã giúp cho nhiều hộ gia đình hội viên nông dân có điều kiện tăng thêm nguồn vốn để đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, xây dựng và nhân rộng các mô hình kinh tế có hiệu quả, tập trung các ngành hàng theo Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh và ngành hàng có thế mạnh của từng địa phương,...
Lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh kiến nghị HĐND, UBND tỉnh tiếp tục phân bổ nguồn vốn ngân sách cho Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh hàng năm để tạo điều kiện thuận lợi cho Hội Nông dân tỉnh phát huy vai trò vận động, hướng dẫn, giúp hội viên nông dân đầu tư xây dựng các mô hình kinh tế mang tính chất định hướng, thúc đẩy sự phát triển phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường và thời kỳ hội nhập.
Báo cáo với đoàn giám sát về tình hình hoạt động của Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, Hội LHPN tỉnh cho biết vốn điều lệ ban đầu của Quỹ gần 5 tỷ đồng được các tổ chức phi chính phủ hỗ trợ không hoàn lại và tự tạo vốn trên cơ sở các nguồn vận động quyên góp, vận động tài trợ của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước và từ các nguồn tăng trưởng theo quy định của pháp luật để thực hiện.
Đại diện Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh báo cáo kết quả hoạt động của Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế
Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh, Hội đồng quản lý Quỹ và các bộ phận có liên quan đã chỉ đạo thực hiện hoạt động có hiệu quả nguồn vốn, không có nợ quá hạn, thành viên hoàn trả gốc, lãi đạt tỷ lệ 100%. Tính đến ngày 31/10/2021, tổng số dư nguồn của Quỹ là hơn 30 tỷ đồng. Từ 2017-2020, số thành viên được thụ hưởng, tiếp cận nguồn vốn hàng năm là 7.880 thành viên.
Hoạt động của Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế đã tạo điều kiện cho phụ nữ thuộc hộ nghèo, cận nghèo, khó khăn được tiếp cận nguồn vốn, giúp chị em có vốn để mua bán, sản xuất kinh doanh, chăn nuôi. Đồng thời, góp phần thực hiện tốt các hoạt động Hội và phong trào phụ nữ phát triển, đây cũng là nguồn giúp các địa phương hỗ trợ cho hội viên, phụ nữ thiếu vốn, không đủ điều kiện tiếp cận với ngân hàng (tránh tình trạng vay vốn từ tín dụng đen, kiểu cho vay nặng lãi). Từ đó, tạo việc làm, phát triển kinh tế, tăng thu nhập, cải thiện đời sống và vươn lên thoát nghèo bền vững, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm... Kết quả có 1.577 hộ nghèo đã vươn lên thoát nghèo, có 2.208 hộ từ khó khăn nay đã đạt hộ khá.
Qua giám sát, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Kim Tuyến ghi nhận những hiệu quả từ hoạt động của Quỹ hỗ trợ nông dân và Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế. Quỹ hoạt động có cơ chế kiểm soát, quản lý minh bạch, qua đó đã vận động, tập hợp được quần chúng và chăm lo cho đối tượng của hội mình, hỗ trợ nguồn vốn cho hội viên phát triển kinh tế. Đồng thời, đề nghị lãnh đạo Hội Nông dân, Hội LHPN tỉnh đánh giá thêm khả năng tiếp cận nguồn vốn và sẽ có bao nhiêu đối tượng tiếp cận được nguồn vốn...
Sáng 16/11, hàng nghìn F0 cộng đồng trải rộng khắp các tỉnh từ Bắc vào Nam Hà Nội ghi nhận số ca mắc Covid-19 cao nhất, gần 300 ca kể từ khi dịch bùng phát. Hàng loạt các tỉnh khác đều xuất hiện nhiều F0 cộng đồng chưa rõ nguồn lây. Chuyên gia lo ngại dịch bùng phát trở lại. Hà Nội có số F0 trong ngày cao nhất từ khi bùng dịch với 289 ca Sở Y tế...