Thách thức và cơ hội dập Covid-19 trong 2 tuần giãn cách xã hội ở TPHCM
Nếu người dân TPHCM thực hiện nghiêm các quy định về giãn cách thì đây chính là cơ hội để chúng ta hạn chế Covid-19 lây lan trong cộng đồng. 14 ngày giãn cách lần 2 là cơ hội tiên quyết để chúng ta hoàn tất công tác phòng chống dịch.
Ngược lại, nếu trong 2 tuần này vẫn có tiếp xúc không an toàn, vẫn tụ tập đám đông, để phương tiện vận chuyển người một cách bừa bãi, chắc chắn đây không phải cơ hội mà sẽ thành nguy cơ lây lan dịch ở mức cao – ông Nguyễn Trường Sơn – Thứ trưởng Bộ Y tế, Trưởng Bộ phận thường trực chống dịch đặc biệt của Bộ Y tế tại TPHCM chia sẻ chiều 16/6.
Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn trong đợt kiểm tra công tác phòng chống dịch tại Bệnh viện Dã chiến Củ Chi (Ảnh: Phạm Nguyễn).
- Dịch Covid-19 tại TPHCM có gì khác so với điểm nóng tại Bắc Giang vừa qua, thưa ông?
Tại tỉnh Bắc Giang, dịch được phát hiện trong một nhà máy, ủ bệnh tương đối lâu nên công nhân đã lây cho nhiều người khác tại đơn vị sản xuất và nơi ở.
Dịch Covid-19 ở TPHCM lại phát hiện ở cộng đồng. Đã có một số ca xâm nhập từ bên ngoài vào các cơ sở y tế, bắt đầu có trong cơ sở sản xuất ở khu chế xuất, khu công nghiệp nhưng được khống chế, dập tắt nguy cơ.
Ở TPHCM hiện nay ca nhiễm mới không chỉ ghi nhận trong các ổ dịch mà còn phát hiện ở cộng đồng, nên việc tổ chức sàng lọc tại các địa bàn có nguy cơ đòi hỏi khẩn trương, quyết liệt hơn những vùng phát hiện chuỗi dịch.
Chúng tôi đã làm việc với Viện Pasteur về quá trình truy vết mẫu. Thực tế cho thấy, ngành y thành phố đã tập trung cao độ khi phát hiện những ca bệnh đầu tiên. Ngành đã kết hợp nhiều biện pháp trong đó có xét nghiệm PCR để xác định tải lượng virus, xác định nguy cơ lây nhiễm và phân tích các yếu tố dịch tễ.
Việc tổ chức sàng lọc tại các địa bàn có nguy cơ đòi hỏi khẩn trương, quyết liệt hơn những vùng phát hiện chuỗi dịch (Ảnh: Hải Long).
Video đang HOT
- Thành phố có cần điều chỉnh, bổ sung “chiến thuật” chống dịch gì khác không, thưa Thứ trưởng?
Để hoạt động khoanh vùng nguy cơ, truy vết, xác định ca bệnh trong cộng đồng được sớm và hiệu quả hơn, chúng tôi có sự điều chỉnh theo hướng tận dụng mọi năng lực xét nghiệm kể cả test nhanh kháng nguyên, xét nghiệm mẫu đơn, xét nghiệm mẫu gộp, nhằm đảm bảo thời gian sớm nhất phát hiện ca bệnh nghi ngờ dương tính.
Hiện nay, chu kỳ lây nhiễm biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 nhanh hơn rất nhiều so với các biến chủng trước đây. Do đó, phương án sử dụng test nhanh để quét ngay tại các vùng xuất hiện ổ dịch sẽ được thực hiện trên những đối tượng tiếp xúc gần.
Thời gian test nhanh khoảng hơn 2 giờ, căn cứ trên các mẫu dương tính, những người liên quan sẽ được cách ly. Sau đó chúng ta sử dụng phương pháp xét nghiệm PCR mẫu đơn để xác định ca bệnh.
Với những đối tượng trong nhóm nguy cơ đã có mẫu test nhanh âm tính sẽ được xét nghiệm PCR mẫu gộp để quét qua một lần nữa, đảm bảo không bỏ sót ca bệnh. Đây là giải pháp giúp đẩy nhanh việc xác định và truy vết ca bệnh so với trước.
TPHCM đang nỗ lực rút ngắn thời gian xét nghiệm để phát hiện ca bệnh nghi ngờ dương tính sớm nhất (Ảnh: Hải Long).
- Trong bối cảnh này, TPHCM được ưu tiên vắc xin Covid-19 ra sao, thưa ông?
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, TPHCM là một trong những địa phương được ưu tiên về vắc xin. Trong đợt này, TPHCM sẽ được phân bổ hơn 800.000 liều. Đây là số lượng nhiều nhất được phân bổ cho một tỉnh thành.
Bên cạnh các nhóm được ưu tiên chích ngừa theo nghị quyết 21, vắc xin sẽ được tập trung để bảo vệ công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, nhằm duy trì lực lượng trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất.
TPHCM là địa phương có năng lực tiếp nhận, phân phối, bảo quản và chích ngừa vắc xin cao nhất trên cả nước ở thời điểm hiện tại. Các kho chứa tại Viện Pasteur có khả năng bảo quản, tiếp nhận 800.000 liều được phân bổ. Kế hoạch tổ chức tiêm chủng tới đây không chỉ có cơ sở y tế tham gia mà huy động cả lực lượng quân đội, bệnh viện từ Trung ương đến trạm y tế xã.
Tiêm chủng ngừa có thể tổ chức ở các điểm tiêm lưu động để tiêm đủ số lượng Chính phủ phân bổ cho thành phố trong thời gian ngắn nhất.
Kế hoạch tổ chức tiêm chủng không chỉ có cơ sở y tế tham gia mà huy động cả lực lượng quân đội, bệnh viện từ Trung ương đến trạm y tế xã (Ảnh: Phạm Nguyễn).
- Xin Thứ trưởng đánh giá về cơ hội dập dịch ở TPHCM trong 2 tuần giãn cách xã hội này?
Tôi cho rằng đây vừa là thách thức, vừa là cơ hội.
Nếu chúng ta thực hiện nghiêm các quy định về giãn cách thì đây là cơ hội để hạn chế Covid-19 lây lan trong cộng đồng. Tôi cho rằng đây là cơ hội tiên quyết để hoàn tất công tác phòng chống dịch.
Ngược lại, nếu 2 tuần này vẫn để người tiếp xúc không an toàn, vẫn tụ tập đám đông, để phương tiện vận chuyển người một cách bừa bãi, chắc chắn không còn là cơ hội mà thành nguy cơ lây lan dịch ở mức cao.
Trong hai tuần tới, nếu cộng đồng thực hiện không nghiêm túc các chỉ thị phòng chống dịch của thành phố và của trung ương, cơ hội sẽ trôi qua.
TPHCM sẽ đứng trước nguy cơ và thách thức lớn trong cuộc chiến với dịch Covid-19.
Nếu người dân TPHCM thực hiện nghiêm các quy định về giãn cách thì đây chính là cơ hội để chúng ta hạn chế Covid-19 lây lan trong cộng đồng (Ảnh: Hải Long).
Tôi hy vọng với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và nhận thực của người dân thành phố, sự hỗ trợ của các cơ quan trung ương, bộ ngành và Chính phủ, trong 2 tuần tới, thành phố sẽ cơ bản kiểm soát được dịch Covid-19.
- Xin cảm ơn Thứ trưởng!
Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức chuyên trách chống dịch
Tính đến trưa 16-6, TP.HCM ghi nhận hơn 1.000 ca mắc COVID-19 lây nhiễm trong cộng đồng. Đây là ngưỡng ca bệnh đòi hỏi TP.HCM phải chuyển sang kịch bản chống dịch COVID-19 khác.
Phó chủ tịch UBND TP Dương Anh Đức chỉ đạo công tác phòng chống dịch tại Công ty PouYuen - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong vừa ký văn bản phân công công tác tạm thời cho Thường trực UBND TP trong tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhằm hoàn thành tốt các nhiệm vụ thực hiện mục tiêu kép năm 2021.
Theo đó, chủ tịch UBND TP tạm thời phân công Phó chủ tịch UBND TP Dương Anh Đức tập trung chỉ đạo tất cả những vấn đề liên quan đến công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Phó chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan tạm thời phụ trách công tác chỉ đạo, xử lý các công việc thuộc lĩnh vực công tác của Phó chủ tịch UBND TP Dương Anh Đức.
Thời gian phân công công tác tạm thời của Thường trực UBND TP.HCM bắt đầu từ ngày 16-6 cho đến khi có chỉ đạo khác.
Trước đó, ngày 14-6, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong quyết định tiếp tục giãn cách xã hội toàn TP.HCM theo chỉ thị 15 thêm 2 tuần, bắt đầu từ 0h ngày 15-6.
Việc giãn cách thêm 2 tuần là cần thiết để các lực lượng chức năng có thể khoanh vùng, truy vết, giải quyết căn cơ được các chuỗi lây nhiễm trong cộng đồng.
Người dân TP cần tuân thủ để hợp tác với ngành y tế, chính quyền địa phương quyết tâm dập dịch trong 2 tuần tiếp theo này. Trong đó, cần tiếp tục thực hiện biện pháp 5K, đặc biệt mang khẩu trang, khử khuẩn tay và vệ sinh cá nhân.
Phần chìm của "tảng băng" Covid-19 tại TPHCM Số ca mắc Covid-19 được phát hiện trong cộng đồng đang như phần nổi của tảng băng. Cộng đồng cần giúp nhà quản lý kiểm soát được dịch, vét hết số ca bệnh. Phần chìm của "tảng băng" Covid-19 tại TPHCM Số ca mắc Covid-19 được phát hiện trong cộng đồng đang như phần nổi của tảng băng. Cộng đồng cần ý thức...