Thách thức nguồn nhân lực ngành Trái đất – Mỏ
Nhận diện hạn chế, từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành khoa học Trái đất – Mỏ được thảo luận tại hội thảo khoa học Trái đất – mỏ – môi trường bền vững (EME 2018) diễn ra ngày 26/4 tại Hà Nội.
Sinh viên Trường ĐH Mỏ – Địa chất (một trong các cơ sở đào tạo nhân lực ngành Trái đất – Mỏ) tham gia ngày hội tuyển dụng tại trường. Ảnh:http://humg.edu.vn
Hội thảo do Hội đồng chức danh Giáo sư liên ngành khoa học Trái đất – mỏ phối hợp với Trường ĐH Mỏ – Địa chất, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG Hà Nội) và các trường ĐH, viện nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học trái đất – mỏ tổ chức.
Còn tư duy manh mún
GS Mai Trọng Nhuận – Chủ tịch Hội đồng chức danh Giáo sư liên ngành khoa học Trái đất – Mỏ trong phát biểu khai mạc hội thảo cho rằng: Phát triển nguồn nhân lực, khoa học công nghệ trái đất, mỏ, môi trường vẫn còn theo tư duy manh mún và chậm tiến.
Nguyên nhân chủ yếu từ chính sách chuyên ngành, từ cơ sở đào tạo, nghiên cứu chưa thực sự xuất phát từ nhu cầu, yêu cầu mới của phát triển kinh tế – xã hội, phát triển bền vững, ứng phó biến đổi khí hậu; không dựa trên tầm nhìn và chiến lược vĩ mô, dài hạn và nhất quán; chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo nguồn nhân lực với thực hiện các đề tài, dự án, chương trình khoa học công nghệ.
Cùng với đó, thiếu sự kết nối, hợp tác và hỗ trợ hoạt động giữa cơ quan quản lý, doanh nghiệp và xã hội với các cơ sở đào tạo, nghiên cứu trái đất, mỏ, môi trường trong đánh giá, dự báo, đặt hàng số lượng, chất lượng, yêu cầu sử dụng đối với nguồn nhân lực, sản phẩm nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và chuyển giao tri thức cũng như tổ chức đào tạo, nghiên cứu khoa học công nghệ.
Chính sách, đầu tư, hỗ trợ cho phát triển nguồn nhân lực , khoa học công nghệ trái đất, mỏ, môi trường chưa phù hợp do nhu cầu sử dụng lao động và thu nhập còn thấp; thiếu điều kiện và cơ hội phát triển và thực hiện khát vọng nghề nghiệp; đánh giá của xã hội không tương xứng với những đóng góp và khó khăn nghề nghiệp; thiếu đầu tư và chính sách nhất quán trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
Đây là những nguyên nhân quan trọng làm suy giảm khát vọng học tập và cống hiến cho khoa học công nghệ và gây khó khăn trong tuyển sinh đào tạo và xây dựng đội ngũ các nhà chuyên môn có chất lượng cao trong các ngành và chuyên ngành Trái đất, Mỏ, Môi trường.
GS Mai Trọng Nhuận phát biểu tại hội thảo
Video đang HOT
Tạo môi trường làm việc, học tập thúc đẩy sáng tạo, cống hiến
Trước các tồn tại và thách thức nói trên, GS Mai Trọng Nhuận cho rằng, cần phải xác định các định hướng, chiến lược, giải pháp và kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, khoa học công nghệ Trái đất, Mỏ, Môi trường một cách đồng bộ, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển bền vững đất nước, ứng phó với biến đổi khí hậu, thiên tai, đảm bảo cho tương lai, hạnh phúc và an toàn, tận dụng cách mạng công nghiệp 4.0.
Các giải pháp khắc phục hạn chế nói trên đã được tập trung thảo luận, đề xuất tại hội thảo. Trong đó, đối với các cơ sở đào tạo, nghiên cứu cần đánh giá, dự báo nhu cầu, yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển bền vững đất nước, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, tận dụng cách mạng 4.0 để xây dựng, cập nhật,thực hiện các chương trình đào tạo và khoa học công nghệ, chuyển giao tri thức về trái đất, mỏ, môi trường; xây dựng và thực hiện chiến lược đào tạo, nghiên cứu khoa học công nghệ, phát triển đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên, CBQL và hệ thống tổ chức, cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu.
Đẩy mạnh kết nối, hợp tác với xã hội, các bên liên quan (các đơn vị, cá nhân sử dụng sản phẩm đào tạo, nghiên cứu khoa học, cơ quan, đơn vị quản lý, lãnh đạo, doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ…) trong xác định, đánh giá, dự báo, chia sẻ thông tin về nhu cầu, yêu cầu của xã hội… Lấy ý kiến phản hồi về đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động của nhà trường, nhất là xây dựng, cập nhật chiến lược, kế hoạch phát triển, chương trình và phương pháp đào tạo, nghiên cứu;
Các cơ sở đào tạo cũng cần xây dựng và thực hiện kế hoạch cụ thể hợp tác về đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao tri thức, phát triển và sử dụng hiệu quả các nguồn lực. Hỗ trợ đào tạo, nghiên cứu khoa học, tạo thêm giá trị, tạo thêm gia trị gia tăng để phát triển đào tạo, nghiên cứu, chuyển giao tri thức;
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, khả năng có việc làm của người học. Cần có đầu mối đặc trách công việc hợp tác này một cách chuyên nghiệp, hệ thống, nhất quán và bền vững. Tạo môi trường làm việc, học tập, thúc đẩy sáng tạo, cống hiến, khát vọng nghề nghiệp. Phát triển hợp tác quốc tế; ưuu tiên phát triển đội ngũ cán bộ giảng dạy, nghiên cứu có năng lực và trình độ chuyên môn cao…
Đối với các cơ quan quản lý nhà nước, các ý kiến thảo luận cho rằng, cần đánh giá, dự báo nhu cầu, yêu cầu để bổ sung các nội dung có tính chiến lược phát triển nguồn nhân lực, khoa học công nghệ trái đất, mỏ, môi trường trong các chiến lược, kế hoạch tương ứng; đặt hàng đào tạo nguồn lực, các sản phẩm, định hình các hướng, nội dung ưu tiên nhiên cứu khoa học công nghệ trái đất, mỏ, môi trường.
Ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách cụ thể và khả thi để phát triển nguồn nhân lực, khoa học công nghệ trái đất, mỏ, môi trường. Đầu tư cần thiết, có chính sách thu hút nguồn lực từ xã hội đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực, khoa học công nghệ trái đất, mỏ, môi trường mang lại lợi ích chính đáng cho nhà đầu tư.
Cải cách cơ bản về các chế độ chính sách tài trợ, đãi ngộ và tiền lương thích đáng cho các hoạt động khoa học công nghệ và đội ngũ làm khoa học công nghệ và giảng viên đại học thuộc các lĩnh vực khoa học công nghệ trái đất, mỏ theo chất lượng và số lượng sản phẩm và theo đặc thù ngành nghề thường xuyên phải làm việc, đi công tác ở các vùng sâu, vùng xa, khó khăn.
Áp dụng chính sách tuyển dụng và sử dụng công bằng, công khai, minh bạch theo năng lực, phẩm chất thực sự vào các vị trí công tác thích hợp để khuyến khích sự học tập của sinh viên.
Đối với các đơn vị sử dụng nguồn nhân lực, sản phẩm khoa học công nghệ trái đất, mỏ, môi trường, nên có đề xuất/đặt hàng yêu cầu, nhu cầu số lượng, chất lượng nguồn nhân lực, sản phẩm khoa học công nghệ trái đất, mỏ, môi trường cho các cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu và tham gia đầu tư để tạo ra sản phẩm đáp ứng yêu cầu sử dụng.
Đồng thời, tăng cường sự liên kết với các cơ sở đào tạo, nghiên cứu theo các nội dung nói trên; tài trợ, hỗ trợ tài chính (thông qua các giải thưởng khoa học công nghệ, cung cấp học bổng, tài trợ nghiên cứu, tổ chức các hội nghị, hội thảo…); hỗ trợ cán bộ tham gia đào tạo, nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, hỗ trợ cơ sở vật chất, trang thiết bị…
Hiếu Nguyễn
Theo giaoducthoidai.vn
Tham vấn, tư vấn học đường - khoảng trống nhân lực
Một hạn chế lớn trong thực tiễn triển khai công tác tham vấn - tư vấn học đường thời gian qua chính là nguồn nhân lực có đủ trình độ và kỹ năng.
Ảnh minh họa/internet
Vấn đề này được đưa ra tại hội thảo "Đào tạo chuyên gia tham vấn học đường trong bối cảnh 4.0" do Trường ĐH Giáo dục (ĐHQG Hà Nội) tổ chức hôm nay (23/4).
GS Nguyễn Quý Thanh - Hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục (ĐHQG Hà Nội) dẫn số liệu khảo sát của Bộ GD&ĐT tại Hà Nội và Hải Dương cho thấy: khoảng 80% học sinh có những vướng mắc cần chia sẻ và mong muốn có một không gian riêng tư ở trong Trường để nói ra và tìm giải pháp cho những vấn đề của bản thân.
Nghiên cứu dịch tễ trên 7 tính phía Bắc của cán bộ Trường ĐH Giáo dục cũng cho thấy khoảng 20% các em học sinh có tổn thương sức khỏe tâm thần tới mức phải can thiệp trị liệu.
Thực trạng xã hội cho thấy để đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục, chúng ta phải tập trung chăm sóc đời sống và sức khỏe tinh thần cho HSSV để giảm thiểu những khó khăn tâm lý, phát huy tối đa tiềm năng cá nhân người học.
Bộ GD&ĐT đã có nhiều văn bản chỉ đạo liên quan đến nội dung này; gần đây nhất là Thông tư 31/2017/TT-BGDĐT "Hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường phổ thông" có hiệu lực từ ngày 2/2/2018.
Tuy nhiên, một hạn chế lớn trong thực tiễn triển khai công tác tham vấn - tư vấn học đường thời gian qua chính là nguồn nhân lực có đủ trình độ và kỹ năng.
Ông Bùi Văn Linh phát biểu tại hội thảo
Theo GS Nguyễn Quý Thanh, cho tới hiện tại, hầu hết các nhà trường chưa có cán bộ chuyên trách làm công tác tham vấn tâm lý.
Đội ngũ làm công tác tham vấn tâm lý trong nhà trường chủ yếu là giảng viên một số chuyên ngành như Luật, Tâm lý, Ngữ văn, Giáo dục công dân; một số khác là giáo viên dạy Lịch sử và Địa lí hay cán bộ chuyên trách tại các phòng ban như phòng Công tác HSSV, Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên tham gia.
Mặc dầu hàng năm đội ngũ cán bộ kiêm nhiệm công tác tham vấn tâm lý đều được tập huấn nâng cao trình độ nhưng nội dung tài liệu tập huấn còn chưa chuẩn hóa, cán bộ tập huấn không phải là chuyên gia tham vấn học đường có nhiều kinh nghiệm thực tế làm hạn chế năng lực tham vấn tư vấn trên thực tế của đội ngũ này.
"Ý thức được tầm quan trọng của vấn đề, Trường ĐH Giáo dục, ĐHQG Hà Nội thời gian qua, bên cạnh tham gia xây dựng và góp ý phản biện các văn bản chính sách có liên quan, đã hoàn thành việc xây dựng chương trình thạc sĩ Tham vấn học đường theo định hướng nghiên cứu (được ĐHQGHN phê duyệt và triển khai đào tạo thử nghiệm) và chương trình Thạc sĩ Tham vấn học đường theo định hướng ứng dụng (đang chờ phê duyệt).
Nhà trường cũng đang triển khai xây dựng Bộ tài liệu tập huấn theo Khung chương trình Bồi dưỡng năng lực Tư vấn học đường cho giáo viên phổ thông do Bộ GD&ĐT sẵn sàng tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên" - GS Nguyễn Quý Thanh cho hay.
Nhấn mạnh yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu các nhà trường, trung tâm tư vấn tâm lý tại cộng đồng, ông Bùi Văn Linh - Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh sinh viên - cho biết: Trong thời gian tới, yêu cầu 100% các giáo viên tham gia tư vấn tâm lý được bồi dưỡng chương trình chuẩn do Bộ GD&ĐT qui định.
Các trường đào tạo tâm lý giáo dục có trách nhiệm đào tạo nguồn nhân lực, cung cấp chuyên gia, nghiên cứu tham mưu các chính sách khác; nghiên cứu thành lập các trung tâm tư vấn tâm lý tại cộng đồng để xử lý các ca nặng.
"Bộ GD&ĐT sẽ xây dựng Thông tư qui định bộ quy tắc ứng xử; chỉ đạo tập huấn cốt cán phụ trách công tác tư vấn tâm lý tại các địa phương; các Sở GD&ĐT sẽ tổ chức các lớp tập huấn để cấp chứng chỉ cho giáo viên trực tiếp làm công tác tư vấn tâm lý" - ông Bùi Văn Linh chia sẻ.
Tại hội thảo, các nhà khoa học, chuyên gia nghiên cứu giáo dục, những nhà thực hành tham vấn học đường chia sẻ những cơ hội và thách thức đối với công tác đào tạo và phát triển nghề từ kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam; tham khảo các mô hình tham vấn học đường chuyên nghiệp từ các trường quốc tế và trong nước.
Điều kiện thực tiễn để triển khai đào tạo chuyên gia tham vấn học đường trong bối cảnh CMCN 4.0, các chiến lược phát triển ngành tham vấn học đường ở Việt nam học tập từ kinh nghiệm thế giới, điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo tham vấn học đường ở Việt Nam cũng như đảm bảo chất lượng hành nghề của các chuyên gia tham vấn học đường trong bối cảnh hiện nay cũng được các đại biểu tập trung thảo luận.
Hải Bình
Theo giaoducthoidai.vn
Viện Công nghệ châu Á tại VN đào tạo nhiều nhân tài trong 25 năm Nhiều năm qua, AITVN đã đóng góp cho sự phát triển của Việt Nam hơn 4.000 thạc sĩ và tiến sĩ, 25.000 học viên khóa ngắn hạn. 25 năm thành lập và phát triển tại Việt Nam (1993-2018), Viện Công nghệ châu Á (AIT) đã có nhiều đóng góp trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao về kỹ thuật và...