Thách thức khi đầu tư giáo dục đại học – Bài 1: Làn sóng thay hiệu trưởng

Theo dõi VGT trên

LTS: Thời gian gần đây, nhiều tập đoàn tư nhân đẩy mạnh đầu tư vào giáo dục đại học, minh chứng cho chủ trương xã hội hóa đúng đắn của Đảng và Nhà nước nhằm phát huy được nguồn lực xã hội, giảm sự lệ thuộc vào giáo dục công, tăng cường hiệu quả đào tạo từ việc cạnh tranh.

Tuy nhiên, một khi nhà đầu tư can thiệp quá sâu, chạy theo lợi nhuận, thiếu tôn trọng đội ngũ sư phạm, không có tinh thần cởi mở và dân chủ của một trường đại học… thì quan hệ giữa nhà đầu tư và đội ngũ quản lý cũng không bền chặt, nhiều mâu thuẫn nảy sinh. Cũng từ đó, chất lượng đào tạo, môi trường giáo dục cũng bị ảnh hưởng không nhỏ dù trường được đầu tư nhiều về cơ sở vật chất, nhân lực.

Trong 5 năm gần đây, khi các nhà đầu tư tên t.uổi đầu tư vào các trường đại học tư thì hiệu trưởng là chiếc ghế đắt giá. Để chọn người ngồi vào “ghế nóng” này, nhiều nhà giáo tên t.uổi ở các trường đại học công lập là ưu tiên hàng đầu. Sự lựa chọn này có nhiều mục đích, một là để trường có thêm sức hút với người học, hai là có chiến lược bài bản để trường phát triển tốt. Song, nếu hiệu trưởng vì lý do nào đó mà không đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư thì dễ dàng bị thay thế.

Thách thức khi đầu tư giáo dục đại học - Bài 1: Làn sóng thay hiệu trưởng - Hình 1

PGS-TS Võ Thị Ngọc Thúy được bổ nhiệm Quyền Hiệu trưởng Trường Đại học Hoa Sen tháng 3-2021 và làm hiệu trưởng từ ngày 1-8-2021

Hiệu trưởng đại học tư là ai?

Chiếc ghế nóng của hiệu trưởng đại học tư thường được các chủ trường nhắm đến là hiệu trưởng trường đại học công lập đã nghỉ hưu, hoặc những nhà giáo, nhà khoa học có uy tín trong giới học thuật và đương nhiên học hàm phải từ tiến sĩ trở lên.

Theo một vị giáo sư của Đại học Quốc gia TPHCM, hiện nay ở Việt Nam, đại học tư đang tồn tại 3 mô hình hiệu trưởng.

Thứ nhất là theo kiểu gia đình: nhà đầu tư đủ điều kiện theo luật định, tự mình làm hiệu trưởng, rồi sau đó tiếp tục xây dựng cho con mình điều kiện kế tục sự nghiệp theo kiểu “cha truyền con nối”.

“Nhiều đại học tư đang đi theo con đường thứ nhất này như Trường Đại học Duy Tân, Trường Đại học Bình Dương… Tôi tin rằng, kiểu lựa chọn như thế còn kéo dài, bởi nó không vi phạm các quy định hiện hành”, vị giáo sư này nói.

Thứ hai, nhà đầu tư tìm nhân sự là hiệu trưởng các trường công lập vừa nghỉ hưu để mời về làm hiệu trưởng. Mô hình này khá phổ biến hiện nay và theo quan điểm nhà đầu tư, điều này vừa bảo đảm được tiêu chuẩn cứng theo luật định, vừa có vị trí, uy tín trong giới cùng kinh nghiệm và năng lực quản lý. Thứ ba, nhà đầu tư vừa tuyển dụng những hiệu trưởng về hưu một thời gian, vừa đầu tư xây dựng một số nhân lực trẻ để có quy hoạch thay thế dần.

Theo một chuyên gia cố vấn của một trường đại học tư tại TPHCM, dễ thấy rằng mục tiêu của nhà đầu tư thế nào, sẽ quyết định con người hiệu trưởng được chọn. Mọi nhà đầu tư đều quan tâm đến lợi nhuận, nhưng khác nhau ở tầm nhìn. Nếu người nhìn xa về lợi nhuận sẽ ủng hộ hiệu trưởng có cái nhìn dài hạn, chiến lược bài bản… để xây dựng đại học của mình trở thành danh tiếng, ổn định, bền vững. Nhà đầu tư và hiệu trưởng như thế tất yếu sẽ quan tâm đến nhân lực trên hết, chăm chút cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm, thư viện và chú trọng khoa học – công nghệ.

Hiệu trưởng nào làm không tốt những đòi hỏi này, nhà đầu tư sẽ tìm cách, hoặc tìm người khác. Ngược lại, nhà đầu tư có cái nhìn ngắn hạn, chỉ chăm chú về lợi nhuận, thì thường quan tâm đến việc làm sao tuyển sinh cho tốt, mở thêm nhiều cơ sở, mua thêm nhiều trường để mở rộng thị trường và bất động sản, bất kể điểm đầu vào thế nào, cơ sở vật chất chỉ ở điều kiện vừa phải, không quan tâm lắm đến việc phát triển và tính kế thừa của đội ngũ lẫn khoa học công nghệ, hay chuyển giao… thì chỉ làm cho có.

Video đang HOT

Cho dù hiệu trưởng là ai và theo mô hình nào cũng không quan trọng, cái chính vẫn là phải đi theo hướng mà nhà đầu tư quyết định.

Thay hiệu trưởng như “thay áo”

Vài năm gần đây, hiệu trưởng các trường đại học tư liên tục thay đổi. Đây là hiện tượng hiếm thấy kể từ khi mô hình đại học này hình thành suốt 32 năm qua (từ năm 1989).

Ngay sau khi được bổ nhiệm quyền hiệu trưởng từ tháng 3-2021, ngày 12-7-2021, Hội đồng trường của Trường Đại học Hoa Sen có quyết định bổ nhiệm PGS-TS Võ Thị Ngọc Thúy (37 t.uổi), nguyên Phó giám đốc Sở Du lịch TPHCM, giữ chức vụ Hiệu trưởng từ ngày 1-8-2021, thay cho Hiệu trưởng t.iền nhiệm là Viện sĩ – PGS-TS Nguyễn Ngọc Điện, nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Luật (Đại học Quốc gia TPHCM).

Với việc bổ nhiệm quyền hiệu trưởng mới, Trường Đại học Hoa Sen trở thành một trong những trường có số lần thay hiệu trưởng kỷ lục (5 lần) chỉ trong vòng 5 năm. Cụ thể, năm 2014, sau những vụ lùm xùm kéo dài và dắt nhau ra tòa, TS Bùi Trân Phượng thôi làm hiệu trưởng, TS Lưu Tiến Hiệp được UBND TPHCM công nhận hiệu trưởng vào ngày 17-1-2017. Tháng 7-2018, PGS-TS Trần Đan Thư, Trưởng khoa Công nghệ thông tin Trường Đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia TPHCM) được bổ nhiệm làm hiệu trưởng. Nửa cuối năm 2018, Tập đoàn Nguyễn Hoàng mua lại toàn bộ cổ phần và tổ chức lại hoạt động của Trường Đại học Hoa Sen. Đến tháng 12-2018, GS-TS Mai Hồng Quỳ, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TPHCM được bổ nhiệm làm hiệu trưởng. Đến tháng 3-2020, bà Quỳ thôi chức, PGS-TS Nguyễn Ngọc Điện được bổ nhiệm làm hiệu trưởng trường này.

Tháng 9-2014, giới giáo dục đại học trong nước xôn xao trước sự kiện TS Đàm Quang Minh mới 35 t.uổi được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Đại học FPT. Thời điểm ấy, một người trẻ dưới 45 t.uổi làm hiệu trưởng trường đại học chưa từng có t.iền lệ. Nhưng chỉ 2 năm sau, TS Đàm Quang Minh rời trường.

Khi Trường Đại học Thành Tây được Tổ chức Giáo dục Hoa Kỳ mua lại và thay đổi hiệu trưởng, vị hiệu trưởng mới lúc này chính là TS Đàm Quang Minh. Nhưng cũng chỉ một năm sau, Tổ chức Giáo dục Hoa Kỳ thoái vốn khỏi Trường Đại học Thành Tây nên TS Đàm Quang Minh cũng thôi chức hiệu trưởng nhà trường để vào Huế làm Hiệu trưởng Trường Đại học Phú Xuân, nơi vừa được tổ chức giáo dục này mua lại. Cuối tháng 11-2020, vị tiến sĩ này cũng công bố rời chức vụ Hiệu trưởng Trường Đại học Phú Xuân.

Còn với Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng, khi trở thành nhà đầu tư chính của trường này, Tập đoàn Nguyễn Hoàng đã mời PGS-TS Thái Bá Cần, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM về làm hiệu trưởng nhiệm kỳ 2015-2020. Chưa hết nhiệm kỳ, ông Cần chuyển sang đảm nhiệm vai trò mới là Phó Tổng giám đốc phụ trách khối đại học của tập đoàn này và kế vị là PGS-TS Hồ Thanh Phong, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Quốc tế (Đại học Quốc gia TPHCM) từ tháng 10-2018. Đến tháng 4-2021, PGS-TS Hồ Thanh Phong rời chiếc ghế hiệu trưởng. Một trường khác thuộc tập đoàn là Trường Đại học Gia Định cũng vừa đổi hiệu trưởng từ TS Hà Hữu Phúc (trước đó, ông Phúc là Giám đốc Cơ quan Đại diện Bộ GD-ĐT tại TPHCM) bằng PGS-TS Võ Trí Hảo.

Trường Đại học Hùng Vương TPHCM cũng trải qua những cuộc thay đổi tương tự. Được UBND TPHCM công nhận chức vụ hiệu trưởng nhiệm kỳ 2016-2021, nhưng chỉ đến năm 2018, TS Tạ Thị Kiều An đã xin từ nhiệm. Người thay thế là PGS-TS Đỗ Văn Xê, nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ. Bất ngờ là vào tháng 11-2020, PGS-TS Đỗ Văn Xê thôi chức hiệu trưởng và thay thế là TS Nguyễn Kim Quang, nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia TPHCM)…

Tuy không công khai, nhưng người trong giới cho biết, mức lương hiệu trưởng đại học tư được thỏa thuận dựa vào các tiêu chí như danh tiếng và quan trọng nhất là trách nhiệm về định mức tuyển sinh, phát triển quy mô sinh viên qua từng năm… Nhìn chung, mức lương của các hiệu trưởng đại học tư hiện nay dao động khoảng 80-200 triệu đồng/tháng. Một vài trường tư lớn, quy mô từ 10.000 sinh viên trở lên, ít nhất cũng ở mức lương 300 triệu đồng/tháng.

Dĩ nhiên, theo cơ chế thị trường, mức lương càng cao thì áp lực với hiệu trưởng lại càng lớn. Hiện nay, các trường thường dựa trên căn cứ cụ thể để trả lương cho hiệu trưởng, định mức về số lượng sinh viên tuyển hàng năm là tiêu chí sống còn. Nếu không đạt được cam kết chỉ tiêu đề ra thì hiệu trưởng thường bị cắt giảm lương, thưởng, thậm chí có thể sau mùa tuyển sinh sẽ bị thay.

Thuận lợi hay khó khăn khi hiệu trưởng đại học ngày càng trẻ?

Trong những năm gần đây, đội ngũ lãnh đạo, đặc biệt là hiệu trưởng, tại các trường ĐH công lập cũng như tư thục đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Xu hướng này đang tác động đến chất lượng giáo dục ĐH ra sao?

Thuận lợi hay khó khăn khi hiệu trưởng đại học ngày càng trẻ? - Hình 1

Trao quyết định cho PGS-TS Nguyễn Thanh Hiệp (phải)

Nhiều hiệu trưởng chưa đến 40 t.uổi

Ngày 1.3 vừa qua, Hội đồng trường Trường ĐH Hoa Sen đã bổ nhiệm PGS-TS Võ Thị Ngọc Thúy làm quyền hiệu trưởng khi chỉ mới 37 t.uổi. Trước khi về lãnh đạo trường này, bà Thúy là Phó giám đốc Sở Du lịch TP.HCM, sau khi trải qua thời gian làm Phó viện trưởng Viện Đào tạo quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM).

Mới đây, vào ngày 8.3, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch giao nhiệm vụ phó hiệu trưởng phụ trách trường này cho PGS-TS Nguyễn Thanh Hiệp sau khi PGS-TS Ngô Minh Xuân, hiệu trưởng trước đó, nhận vai trò Chủ tịch hội đồng trường. PGS-TS Nguyễn Thanh Hiệp nắm giữ vai trò này khi vừa mới 45 t.uổi, độ t.uổi khá trẻ trong đội ngũ lãnh đạo các trường ĐH công lập. Năm 2015, bác sĩ Hiệp cũng là một trong những gương mặt trẻ nhất được phong học hàm PGS ngành y khoa.

Một năm trước, tháng 3.2020, Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM có hiệu trưởng mới là TS Phan Hồng Hải, sinh năm 1976. Trước đó, khi được bổ nhiệm phó hiệu trưởng, ông Hải chỉ mới 34 t.uổi.

Năm 2019, PGS-TS Từ Diệp Công Thành, từng là PGS trẻ nhất Việt Nam khi được phong lúc mới 32 t.uổi, cũng được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường ĐH Bạc Liêu khi 41 t.uổi.

7 năm trước, vào năm 2014 đã manh nha đà trẻ hóa nhân sự hiệu trưởng với việc Hội đồng quản trị Trường ĐH FPT bổ nhiệm tiến sĩ Đàm Quang Minh làm hiệu trưởng khi mới 35 t.uổi.

Thuận lợi hay khó khăn khi hiệu trưởng đại học ngày càng trẻ? - Hình 2

PGS-TS Võ Thị Ngọc Thúy

Gần 8 năm trước, dư luận cũng từng xôn xao khi tiến sĩ Nguyễn Văn Phúc trở thành Hiệu trưởng Trường ĐH Mở TP.HCM khi chỉ mới 39 t.uổi. Hiện nay, ông Phúc là Thứ trưởng Bộ GD-ĐT.

Không chỉ chức danh hiệu trưởng, mà Phó hiệu trưởng nhiều trường ĐH, nhất là ĐH tư thục cũng đang có nhiều người ở độ t.uổi rất trẻ. TS Đỗ Hữu Nguyên Lộc được bổ nhiệm làm Phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM năm 2019 khi mới 34 t.uổi. TS Nguyễn Quốc Anh được bổ nhiệm làm Phó hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ TP.HCM năm 2016 khi 34 t.uổi.

Một thử nghiệm mới?

GS Trương Nguyện Thành (ĐH Utah, Mỹ) cho biết ở Mỹ, hiệu trưởng ĐH ít khi có độ t.uổi thấp hơn 50 t.uổi. Lý do là để đảm nhận vị trí này, hiệu trưởng phải trải qua sự đồng ý của các trưởng khoa, những GS khá có tên t.uổi trong giới trí thức. Buổi lấy phiếu đồng thuận này gọi là "Confidence Vote". Những người có độ t.uổi khá trẻ thì sẽ chưa hội đủ được nhiều điều kiện về năng lực để có thể thuyết phục các trưởng khoa. Khi chưa đủ bản lĩnh, nhân sự ứng tuyển sẽ khó nhận được sự đồng thuận để được làm hiệu trưởng.

Cũng theo GS Trương Nguyện Thành, việc bổ nhiệm hiệu trưởng ở Việt Nam gần như không phải trải qua điều này. Tuy nhiên, với văn hóa Á Đông, một hiệu trưởng có độ t.uổi trẻ ở Việt Nam cũng gặp phải những rào cản không nhỏ. Vị trí đứng đầu nhà trường quan trọng nhất là quản lý nhân sự, phải tương tác với con người. Mà con người thì có nhiều tính cách khác nhau. Trẻ quá thì khó làm việc với những người lớn t.uổi hơn. Với văn hóa Á Đông, người quá trẻ dễ nhận lại những lời nhận xét như "con nít miệng còn hôi sữa mà ra lệnh!" của các GS, TS lớn t.uổi trong trường, những người trí thức có thể học lực về chuyên môn cao hơn hiệu trưởng rất nhiều.

"Người trẻ còn năng động, còn động lực chứng minh khả năng và chưa quen thuộc với một lối mòn quản lý nào đó. Khả năng thích nghi với môi trường mới của người trẻ cao hơn. Nhưng họ cũng có bất lợi về quản lý. Tôi cho rằng xu hướng bổ nhiệm hiệu trưởng có độ t.uổi khá trẻ như hiện nay có thể xem là một sự thử nghiệm. Trong thời gian trước đó, nhiều trường ĐH tư thục có xu hướng sử dụng hiệu trưởng ĐH công lập về hưu để làm hiệu trưởng. Thử nghiệm này có thể chưa làm cho các chủ sở hữu các trường ĐH tư thục thỏa mãn nên họ chuyển sang một thử nghiệm khác. Cho đến lúc này, vẫn chưa thể khẳng định được là thử nghiệm mới này có thành công hay không. Chúng ta vẫn phải chờ thời gian mới có thể trả lời", GS Trương Nguyện Thành chia sẻ.

Thuận lợi hay khó khăn khi hiệu trưởng đại học ngày càng trẻ? - Hình 3

Tiến sĩ Đàm Quang Minh (phải) - ẢNH: Đ.N

TS Vũ Thế Dũng, sáng lập và điều hành Thinking School, cho biết khi ông còn làm việc tại Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, công việc rất thuận lợi theo văn hóa trong trường. Đó là mặc dù người đứng đầu trường, đứng đầu khoa lớn t.uổi nhưng vẫn luôn sử dụng người trẻ t.uổi hơn làm cấp phó. TS Vũ Thế Dũng là phó khoa khi 32 t.uổi và làm phó hiệu trưởng khi mới 39 t.uổi.

Tuy nhiên, theo TS Vũ Thế Dũng, những hiệu trưởng, phó hiệu trưởng được dư luận cho là trẻ t.uổi hiện nay thật ra không phải trẻ nữa. Trong môi trường doanh nghiệp, độ t.uổi này đã làm việc mười mấy năm và đã nắm giữ vị trí CEO là rất bình thường. Người làm trong môi trường học thuật còn phải học thạc sĩ, TS nên thời gian có kéo dài hơn ít năm. Nhưng đó là độ t.uổi đẹp, đã có kinh nghiệm về kiến thức, quản lý chứ không phải là quá trẻ. Đó là độ t.uổi phù hợp để nắm giữ chức vụ lãnh đạo một trường ĐH.

"Nhưng ở độ t.uổi này nắm vị trí lãnh đạo một trường ĐH sẽ gặp một số khó khăn. Các trường ĐH tại Việt Nam có tính thứ bậc rất rõ ràng. Những hiệu trưởng này có thể là PGS, TS nhưng vẫn còn những "người thầy" của họ ở trong trường. Cái khó là làm sao để lãnh đạo các thầy của mình. Ở doanh nghiệp có tính thị trường cao hơn và người trẻ sẽ chứng minh bằng năng lực. Đây là trở ngại lớn nhất mà một hiệu trưởng có t.uổi đời không quá lớn muốn thành công phải vượt qua được", TS Vũ Thế Dũng nhận định.

Người trong cuộc: Độ t.uổi không nói lên tất cả !

Nói về độ t.uổi của mình khi nắm giữ chức vụ hiệu trưởng, PGS-TS Võ Thị Ngọc Thúy chia sẻ: "Độ t.uổi không nói lên tất cả năng lực, kỹ năng quản trị và khả năng đóng góp của mỗi người. Khi trẻ, khả năng tìm tòi, cầu thị học hỏi tốt hơn, chưa bằng lòng với những gì mình có. Đó là lợi thế. Tôi không phải đang ở độ cao nào quá lớn, không tự tạo ra các "màng chắn" cho mình. Tôi cho rằng thế mạnh của mình là quyết liệt, dám làm, năng lượng và khiêm tốn để có thể tiếp thu, giúp tôi không áp đặt. Tôi có 14 năm làm giáo dục, nghiên cứu khoa học. Với những am hiểu của mình, tôi nghĩ đủ đưa ra những quyết định tạo sự đồng thuận, tự tin trong thuyết phục mọi người. Độ t.uổi trẻ cũng là lợi thế để các hiệu trưởng dám chấp nhận thử thách".

TS Đàm Quang Minh, người từng được dư luận gán cho danh hiệu "Hiệu trưởng ĐH trẻ nhất Việt Nam", cho biết: "Khi lần đầu tiên được bổ nhiệm hiệu trưởng, tôi lo lắng vì rất nhiều thứ tôi chưa biết, còn cần phải học hỏi, nỗ lực nhiều hơn. Tuy nhiên, tôi có lợi thế khá lớn là gần như hoạt động lâu dài trong lĩnh vực ĐH tư thục. Tôi đi lên từ giảng viên, quản lý các khoa, phòng ban cả chục năm rồi được bổ nhiệm lãnh đạo trường ĐH nên đã quen thuộc công việc, đặc thù của lĩnh vực tư thục. Một hiệu trưởng ở lĩnh vực công sang lĩnh vực tư sẽ có nhiều bỡ ngỡ, khó khăn hơn vì vốn dĩ hiệu trưởng trường ĐH tư thục rất đặc thù, phải lo lắng rất nhiều công việc liên quan cả thương hiệu, tuyển sinh...", TS Minh chia sẻ.

Cũng theo TS Đàm Quang Minh, việc trẻ hóa hiệu trưởng, phó hiệu trưởng ở Việt Nam hiện nay là xu hướng và cũng tương tự như ở các nước.

"Mặc dù hiệu trưởng còn trẻ t.uổi sẽ có những vất vả, khó khăn cũng như thiếu kinh nghiệm ở một số công việc, nhưng xu hướng trẻ hóa nhân sự hiệu trưởng như hiện tại mang tính tích cực và tốt nhiều hơn", TS Đàm Quang Minh nhận định.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Xuất hiện tin giả bão số 4 đã vào miền Trung, Trung tâm khí tượng cảnh báo khẩn
20:11:35 18/09/2024
Bão số 4 đổ bộ vào Quảng Bình - Quảng Trị chiều nay, mưa rất lớn ở 4 tỉnh
12:30:34 19/09/2024
Tin bão số 4 khẩn cấp: Gió giật cấp 10, cách Đà Nẵng hơn 200km
06:28:53 19/09/2024
Bão số 4 có thể gây mưa lớn từ Quảng Trị đến Đà Nẵng, như năm 2020
17:15:31 18/09/2024
Bão số 4 áp sát miền Trung, sắp đổ bộ Quảng Bình - Quảng Trị
08:32:54 19/09/2024
Lo sợ lở núi trong đêm, Quảng Trị di dời khẩn cấp hơn 80 hộ dân
22:55:43 19/09/2024
Vụ tàu hàng chìm trên biển Quảng Nam: 8 thuyền viên gặp nạn vào bờ an toàn
22:49:05 18/09/2024
Khoảnh khắc cảnh sát ứng cứu 8 thuyền viên bị chìm tàu giữa biển
06:43:55 19/09/2024

Tin đang nóng

Tôi buột miệng nói mức lương 40 triệu/tháng, bạn gái cười nói bằng cô ấy, nghe xong tôi lặng lẽ chia tay
10:27:23 20/09/2024
Chồng cũ khuyên tôi sang tên nhà cho con trước khi tái hôn, bạn trai tôi liền đáp trả một câu khiến anh ấy xấu hổ bỏ về
10:22:48 20/09/2024
Lương Mỹ Kỳ bật khóc giữa đêm: "Không biết phải sống vì gì nữa"
15:17:14 20/09/2024
Hành động gây phẫn nộ của mẹ Jang Geun Suk khi con trai bị ung thư
10:17:37 20/09/2024
Loạt phát ngôn khiến Huỳnh Hiểu Minh hoá "tổng tài bá đạo", sốt nhất vẫn là câu nói với Angelababy
10:25:50 20/09/2024
Tài tử "Người thừa kế" từng sốc khi biết chỉ còn sống được 6 tháng
10:31:55 20/09/2024
Mẹ tôi đưa 500 triệu t.iền dưỡng già cho chị dâu, khi bà đòi lại, chị đưa ra 4 cuốn sổ khám bệnh khiến mẹ ngất xỉu
10:18:24 20/09/2024
Bác dâu đưa 2 triệu/tháng để con gái ở nhờ nhưng lại muốn mẹ tôi phải mua sơn hào hải vị phục vụ "công chúa" nhà mình
09:56:27 20/09/2024

Tin mới nhất

Quảng Bình: Mưa lớn sau bão số 4, ngập nặng ở thượng nguồn sông Gianh

15:45:45 20/09/2024
Hàng chục hộ dân ở huyện miền núi Tuyên Hóa (Quảng Bình) bị ngập sâu do mực nước thượng nguồn sông Gianh dâng cao, phải sơ tán đến nơi an toàn.

'Rốn lũ' Tân Hóa ngập tới 2m, hàng trăm hộ dân lên nhà phao tránh trú

14:26:33 20/09/2024
Mưa liên tục những ngày qua kèm theo lượng nước lớn từ thượng nguồn đổ về khiến hàng trăm ngôi nhà của người dân xã Tân Hóa, huyện Minh Hóa, Quảng Bình ngập sâu từ 0,5-2m.

Đưa cần cẩu cỡ lớn vớt nhịp cầu Phong Châu dưới sông Hồng

14:23:52 20/09/2024
Lực lượng chức năng đang đẩy nhanh tiến độ trục vớt và tìm kiếm n.ạn n.hân mất tích sau vụ sập cầu Phong Châu (tỉnh Phú Thọ).

Cô giáo ở Thanh Hóa bị cành cây trong sân trường đè trúng đã qua cơn nguy kịch

14:01:35 20/09/2024
Giám đốc Trung tâm giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên huyện Hà Trung, ông Mai Việt Dũng thông tin: Đến trưa nay (20-9) cô giáo Th đã được chuyển ra Bệnh viện Việt Đức Hà Nội điều trị và cô đã qua cơn nguy kịch.

Hà Tĩnh có mưa lớn, di dời nhiều người dân đến nơi an toàn

12:29:47 20/09/2024
Chính quyền địa phương các cấp đã huy động tổ chức đoàn thể khắc phục trước mắt thiệt hại do thiên tai gây ra để ổn định đời sống người dân. Hiện tại, diễn biến mưa lớn thất thường gây ngập lụt cục bộ ở nhiều địa phương.

Quảng Bình: Cảnh báo người dân không đi qua ngầm tràn ngập sâu, nước chảy xiết

12:22:57 20/09/2024
UBND tỉnh Quảng Bình yêu cầu các lực lượng chức năng, địa phương tuyên truyền để người dân tuyệt đối không đi qua các ngầm tràn này.

Nỗ lực 'hồi sinh' vùng trồng đào Nhật Tân sau bão lũ

12:21:05 20/09/2024
Vậy mà mưa bão vừa qua làm nhiều gốc đào ngập úng, thối rễ đã được gia đình ông nhổ đi, phơi khô để đốt bỏ, còn một số cây đang được chăm sóc với mong muốn được cây nào hay cây đó, giảm bớt thiệt hại.

Cây rừng gãy đổ làm mẹ con thương vong tại Lâm Đồng

12:14:56 20/09/2024
Trên đường đi làm vườn, 3 người trong gia đình tại huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng, đi cùng xe máy, bất ngờ bị cây rừng ngã đổ đè trúng làm 2 mẹ con thương vong.

Quảng Nam: Mưa lớn gây thiệt hại tại huyện miền núi Nam Trà My

20:39:19 19/09/2024
Tuyến đường ĐH5 đi Trà Vân bị sạt 2 điểm (tại khu vực làng ông Sinh và làng ông Bích) sạt taluy dương đất đá tràn xuống đường, hiện chỉ lưu thông bằng xe máy, xe ô tô chưa lưu thông được.

Cháy lớn tại xưởng in giấy ở Hà Nội

20:34:17 19/09/2024
Chiều 19/9, một xưởng in giấy ở Hà Nội có diện tích hàng trăm mét vuông bất ngờ bốc cháy ngùn ngụt, khiến nhiều người dân hốt hoảng.

Nỗ lực ổn định đời sống người dân, phục hồi sản xuất, kinh doanh sau bão lũ

20:07:33 19/09/2024
Thông tin từ Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cao Bằng, đến 16 giờ ngày 19/9, Ban Cứu trợ tỉnh tiếp nhận hơn 134 tỷ đồng từ các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân ủng hộ nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai.

Bão số 4 tác động rất rộng, tuyệt đối không xem nhẹ gió cấp 8

12:41:34 19/09/2024
Bão số 4 kết hợp gió mùa Tây Nam mạnh nằm trong dải hội tụ nhiệt đới nên tác động rất rộng, bao gồm cả miền Trung, Tây Nguyên và Nam Bộ.

Có thể bạn quan tâm

Tất tần tật về Jinhsi - nhân vật 5 sao tiếp theo trong Wuthering Waves, có đáng để game thủ bỏ t.iền?

Mọt game

15:59:46 20/09/2024
Ngay khi mới ra mắt, Wuthering Waves đã thể hiện rõ bản chất là một tựa game gacha của mình khi mang tới hai banner với những nhân vật 5 sao cực kỳ mạnh mẽ như Jiyan và Yinlin.

3 con giáp t.rúng s.ố độc đắc đúng 300 tỷ vào ngày 20/9/2024, t.iền bạc 'nhiều như lá sung', sự nghiệp tăng tiến

Trắc nghiệm

15:50:36 20/09/2024
3 con giáp t.iền bạc nhiều như lá sung , sự nghiệp tăng tiến, hưởng trọn vinh hoa phú quý.Đây là khoảng thời điểm tài lộc của người t.uổi Dần sẽ tăng lên nhanh chóng.

'Đại án' Xuyên Việt Oil: Gây thất thoát 1.463 tỉ, tài khoản chỉ còn hơn 4 tỉ

Pháp luật

15:48:58 20/09/2024
Chuỗi sai phạm của bà Mai Thị Hồng Hạnh, Giám đốc kiêm Chủ tịch Xuyên Việt Oil, gây thất thoát ngân sách hơn 1.463 tỉ đồng

"Cạn lời" quần áo ủng hộ từ thiện: Áo ren 2 dây, quần tất lưới, thậm chí có cả... váy cô dâu

Netizen

15:37:25 20/09/2024
Những ngày gần đây, cùng với những món đồ cứu trợ thiết thực được chuyển đến tay bà con vùng lũ thì MXH cũng xôn xao về hình ảnh những bộ trang phục khó hiểu được gửi đi cứu trợ.

Điểm chung của các "em gái BLACKPINK": Nhạc dở nhưng có 1 điểm "cứu cánh"

Nhạc quốc tế

15:29:34 20/09/2024
Dù không debut dưới trướng 1 công ty, nhưng cả hai nhóm đều có gốc gác từ đế chế giải trí YG, được công chúng gọi với danh xưng em gái BLACKPINK .

Mỹ nhân Tân Cương "đơ" nhất Cbiz bất ngờ diễn đỉnh tới ngỡ ngàng ở phim mới: Đạo diễn bắt đóng bằng đạt thì thôi

Phim châu á

15:21:44 20/09/2024
Nổi tiếng diễn dở, thế nhưng mỹ nhân Hoa ngữ này lại thể hiện quá tốt ở phim điện ảnh mới khiến khán giả ngạc nhiên.

Cám: Cú "lật ngược" cổ tích đầy mạo hiểm!

Phim việt

15:12:00 20/09/2024
Cám không chỉ giữ được tinh thần của truyện cổ tích mà còn mang đến một trải nghiệm điện ảnh đầy bất ngờ và thú vị cho người xem.

Dàn mỹ nhân châu Á "gây sốt" khi khoe dáng gợi cảm tại Ý

Phong cách sao

15:05:22 20/09/2024
Momo và Baifern Pimchanok thu hút ánh nhìn khi xuất hiện tại Tuần lễ thời trang Milan. Quỳnh Anh Shyn cùng bạn trai Nam Phùng cũng được mời đến sự kiện này.

Sao Việt 20/9: Bình An tiết lộ sự thật sau 2 năm kết hôn với Á hậu Phương Nga

Sao việt

15:00:41 20/09/2024
Sao Việt 20/9: 2 năm, mọi thứ đổi thay quá nhiều rồi , diễn viên Bình An tiết lộ cuộc sống hôn nhân với Á hậu Phương Nga sau 2 năm kết hôn.

Con gái của "Vua bãi rác" Võ Hoài Nam vừa chạm ngõ màn ảnh đã gây "sốt"

Hậu trường phim

14:56:52 20/09/2024
Trong dự án của đạo diễn Bùi Tiến Huy, phát sóng cuối tháng 8, Hoài Anh hóa thân Trang, cô gái thông minh, cá tính mới tốt nghiệp đại học.

Duy Mạnh ra mắt ca khúc mới động viên đồng bào vượt qua mùa bão lũ

Nhạc việt

14:51:09 20/09/2024
Ca sĩ Duy Mạnh đã chính thức ra mắt ca khúc Sát cánh bên nhau , như lời kêu gọi tinh thần đoàn kết dân tộc trong thời khắc khó khăn này.