Thạc sỹ Quản lý Công – Chương trình lý tưởng cho lãnh đạo trẻ
Chương trình Thạc sỹ Quản lý Công do ĐH Kinh tế, ĐH Quốc gia Hà Nội liên kết với ĐH Uppsala, Thụy Điển nhằm đào tạo bồi dưỡng đội ngũ lãnh đạo trẻ cho khu vực công. Chương trình thiết kế hiện đại, với đội ngũ giảng viên giỏi, đối tác quốc tế uy tín và chất lượng.
Khóa 6 của chương trình sẽ khai giảng vào tháng 4/2012 với ngôn ngữ giảng dạy song ngữ Anh/Việt, phù hợp với ứng viên tốt nghiệp đại học tất cả các ngành nghề, có từ 2 đến 3 năm kinh nghiệm.
Chương trình Thạc sỹ Quản lý Công góp phần giải bài toán chất lượng nguồn nhân lực Chương trình đã tuyển sinh được 5 khóa, trong đó có 2 khóa được đặt hàng đào tạo cán bộ Nhà nước bởi Ban Tổ chức Trung Ương Đảng và Ủy ban Dân tộc. Chương trình đáp ứng tốt yêu cầu trong việc bồi dưỡng và đào tạo cán bộ quản lý nhà nước. Học viên tốt nghiệp hài lòng và giới thiệu chương trình cho các bạn bè đồng nghiệp; đội ngũ giảng viên Thụy Điển và Việt Nam giàu kinh nghiệm và phương pháp sư phạm là điểm nổi trội của Chương trình. Chương trình đào tạo Thạc sỹ quản lý Công góp phần giải bài toán chất lượng nguồn nhân lực để nhân lực không còn là “điểm nghẽn của tăng trưởng đối với Việt Nam” như lời Cựu bộ trưởng Trương Đình Tuyển đã chia sẻ trong buổi nói chuyện chuyên đề với học viên Chương trình.
Chương trình đào tạo được thiết kế trong 15 tháng, phù hợp với ứng viên tốt nghiệp đại học tất cả các chuyên ngành và có từ 2 đến 3 năm kinh nghiệm. Mỗi học phần sẽ được giảng dạy bởi các giảng viên đến từ Thụy Điển (2 chuyến công tác/môn học), kết hợp cùng đội ngũ giảng viên và trợ giảng Việt Nam rất có kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực quản lý công. Quá trình được giảng dạy song ngữ Anh/Việt và chú trọng rất nhiều vào thảo luận nhóm, tình huống và các bài tập nhóm liên hệ giải quyết các vấn đề thực tiễn của Việt Nam. Thời gian học được tổ chức vào thứ 7 và chủ nhật, cho phép học viên vừa học vừa làm và các học viên ngoại tỉnh có thể theo học (địa điểm học tại Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội – 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy). Chi tiết chương trình tham khảo tại www.cite.edu.vn.
Sự hài lòng của học viên khẳng định chất lượng của chương trình
Học hành chăm chỉ, tích cực đọc sách, tích cực thảo luận, chia sẻ cởi mở, phát triển quan điểm cá nhân, tích cực tham gia mạng lưới học viên và cựu học viên… là những điểm dễ nhận thấy từ học viên theo học chương trình. Sự hài lòng của học viên bước đầu khẳng định sự thành công của Chương trình. Sau đây là một số chia sẻ của các cựu học viên:
Anh Đặng Minh Đạo (Viện Nghiên cứu lập pháp, thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội) cho biết: “Với những kiến thức hàn lâm và kỹ năng nghiên cứu khoa học tôi học được từ chương trình Thạc sĩ Quản lý Công, tôi tin tưởng sẽ giúp ích rất nhiều trong công việc nghiên cứu của mình ở Viện, và áp dụng được vào thực tế, giải quyết tốt những vấn đề phát sinh trong công tác quản lý của mình”.
Nội dung đào tạo của Chương trình cung cấp cho học viên những kiến thức mới nhất về quản lý công trên thế giới cũng như trang bị các kỹ năng lãnh đạo, quản lý giúp học viên có thể trở thành những nhà quản lý giỏi” – anh Nguyễn Văn Nhi – Công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam.
“Có thể kể ra rất nhiều ứng dụng sau khóa học như: Kiến thức, kinh nghiệm về thủ tục hành chính cộng với kiến thức khoa học hành chính đã học giúp công việc kiểm tra nhanh, chính xác; phát hiện ra sai sót về trình tự thủ tục, thẩm quyền trong công tác quản lý công – quản lý hành chính; tạo ra nền nếp mới, hiệu quả trong công việc, cải thiện tinh thần làm việc, nâng cao ý thức tiết kiệm, nhiệt tình, hăng say trong công việc của nhân viên” – Vũ Công Huy, Phó chánh thanh tra, UBND huyện Mê Linh, Hà Nội.
Video đang HOT
Niềm vui của các tân Thạc sỹ Quản lý Công trong lễ tốt nghiệp.
“Khóa học có tính ứng dụng cao trong thực tiễn, nhiều môn học rất hay, chất lượng tạo cho mỗi học viên có cách nhìn nhận vấn đề một cách thấu đáo từ ý tưởng đến hành động. Đây là phương pháp học gắn lý thuyết với thực tiễn. Chất lượng dịch vụ chăm sóc học viên chuyên nghiệp xứng đáng với học phí bỏ ra. Học viên theo học lĩnh hội được kiến thức để chuẩn bị tốt cho tương lai và công việc trong những năm trong thời kỳ hội nhập” – anh Lý Bình Minh, Phó giám đốc Sở – Chi cục Quản lý thị trường Lào Cai.
“Chương trình cung cấp cho tôi nhiều công cụ tri thức để giải quyết công việc, cùng với sự nhiệt tình của các giáo sư Thụy Điển và sự dẫn dắt của những chuyên gia có hàng chục năm kinh nghiệm trong nghiên cứu lĩnh vực công ở Việt Nam đã giúp tôi trưởng thành nhanh chóng” – chị Bùi Thị Hồng Phương, Phó Trưởng phòng Cải cách Hành chính và Đào tạo – Sở Nội vụ Quảng Trị.
“Chương trình giúp các công chức có thêm những bước tiến dài trên con đường chinh phục đỉnh cao tri thức và đóng góp cho sự phát triển chung của đất nước” – anh Bùi Thái Quang – phó chánh văn phòng Tổng cục Hải quan.
“Là một cựu học viên của chương trình, tôi luôn sẵn sàng đóng góp cho chương trình để chất lượng và hiệu quả của chương trình ngày càng cao. Hiểu được giá trị và trải qua quá trình học trong chương trình, tôi đánh giá cao và vì thế luôn chia sẻ với đồng nghiệp và bạn bè để giới thiệu họ tìm hiểu về chương trình” – Dương Thị Nga, VUSTA
“Tôi rất yêu quý chương trình vì tôi thấy chương trình rất bổ ích cho lãnh đạo khu vực công. Tôi luôn giới thiệu cho bạn bè và người thân về Trung tâm và về Chương trình hấp dẫn này” – Phạm An Toàn, Cục Cơ sở Vật chất, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Những kiến thức hàn lâm mang phong cách của những “ông đồ” Bắc Âu sẽ trở nên gần gũi hơn khi đưa các tình huống thực tế ở Việt Nam vào làm bài tập tình huống cho những bài học. Là học viên khóa 1 của chương trình này, anh Lê Bá Anh, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm và Thuỷ sản – Bộ NN&PTNT khá thích thú với cách đào tạo của các giáo sư đến từ Thụy Điển. Những bài học về làm việc nhóm, cách xây dựng tổ chức và lập kế hoạch để quản trị sự đổi thay đã giúp anh rất nhiều trong việc quản lý của mình.
Chất lượng là ưu tiên số một trong phát triển các chương trình quốc tế
Bên cạnh thạc sỹ Quản lý Công, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội liên tục khai giảng các khóa thạc sỹ bao gồm MBA liên kết với Đại học Benedictine, Mỹ (học song ngữ Anh/Việt vào thứ 7 và chủ nhật) dành cho doanh nhân và cán bộ doanh nghiệp. MBA liên kết với Đại học Troy, Mỹ (học 100% bằng tiếng Anh vào buổi tối trong tuần) dành cho cá nhân có năng lực vượt trội về tiếng Anh. Khóa 3 MBA Benedictine khai giảng vào T3/2012 và Khóa 4 MBA Troy khai giảng vào T4/2012. Chi tiết tham khảo tại www.cite.edu.vn. Theo PGS.TS. Lê Quân, Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Giáo dục Quốc tế của trường, các chương trình liên kết quốc tế của Nhà trường đều được xây dựng nhằm đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau:
Thứ nhất, trường luôn chọn các đối tác liên kết quốc tế uy tín, có kiểm định tốt và có kinh nghiệm trong hợp tác đào tạo quốc tế: Đại học Uppsala – Thụy Điển (Top 73 thế giới), Đại học Troy (Top 100 trường công lập của Mỹ, kiểm định AACSB), Đại học Benedictine (thành lập năm 1887 và được tổ chức US News và World Report xếp hạng là trường ĐH hàng đầu tại khu vực Trung và Bắc Mỹ về khả năng hấp dẫn sinh viên quốc tế), Đại học Paris 12, Học viện Thương mại Paris (ISC Paris)…
Thứ hai, các chương trình liên kết quốc tế của trường được xây dựng và triển khai đúng theo nhu cầu các công việc mà học viên đang đảm nhận và sẽ đảm nhận trong tương lai. Giáo trình chuẩn, giảng viên chuẩn, học thật, thi thật, thảo luận thật, chia sẻ thực tiễn, học viên là trung tâm,… là những tiêu chí cơ bản để Trường xây dựng và phát triển các chương trình liên kết quốc tế.
Thứ ba, các chương trình liên kết quốc tế có sự khác biệt rất cơ bản là người học là trung tâm. Với mỗi khóa học, học viên được đánh giá và lựa chọn giảng viên, được đưa ra các tình huống thảo luận, được tranh luận và bảo vệ quan điểm của mình, học hỏi lẫn nhau và phát triển các quan hệ trong và sau quá trình học tập. Với các chương trình này, học viên sẽ phải cân nhắc rất kỹ trước khi quyết định theo học, cũng như kỳ vọng rất nhiều vào việc chương trình học phải mang lại cho họ giá trị tương ứng với số tiền họ chi trả.
Theo dân trí
Vấn đề "nóng" của Việt Nam được sinh viên đưa tới hội nghị HYLI
Giao thông, môi trường, kinh tế, năng lượng bền vững... là những chủ đề mà 4 sinh viên Việt Nam sẽ đưa tới Diễn đàn Sáng kiến Tai năng Lãnh đạo trẻ Hitachi (HYLI) lần thứ 11 dự kiến diễn ra tại Hà Nội từ ngày 9-13/1/2012.
Diễn đàn Sáng kiến Tai năng Lãnh đạo trẻ Hitachi lần thứ 11 có 7 nước tham gia là Nhật Bản, Malaysia, Indonesia, Singapore, Philippines, Thái Lan và Việt Nam với chủ đề "Giai đoạn mới cho châu Á - quan điểm của châu Á về quản trị phát triển bền vững và hội nhập kinh tế". Đây sẽ là nơi gặp gỡ, hội tụ các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia và bình luận gia hàng đầu để cùng thảo luận và chia sẻ ý kiến về các xu hướng đang tác động tới châu Á. Các bài diễn thuyết tập trung vào các chủ đề như Năng lượng và môi trường; Hợp tác và hội nhập kinh tế.
4 sinh viên xuất sắc được lựa chọn trong tổng số 10 trường đại học lớn của Việt Nam tham gia diễn đàn này là Hoang Minh Thông - khoa Quan hê quôc tê, ĐH Khoa hoc Xa hôi va Nhân văn TPHCM; Nguyên Trương Song Pha - khoa Quan tri kinh doanh, ĐH Ngoai thương TPHCM; Nguyên Ngoc Quynh - khoa tiêng Anh, Hoc viên Ngoai giao; Đao Lê Trang Anh - khoa đao tao nâng cao, Tai chinh doanh nghiêp, ĐH Kinh tê Quôc dân.
4 sinh viên xuất sắc của Việt Nam dự Diễn đàn Sáng kiến Tai năng Lãnh đạo trẻ Hitachi (HYLI) lần thứ 11. Từ trái qua: Nguyên Trương Song Pha, Nguyễn Ngọc Quỳnh, Đao Lê Trang Anh và Hoàng Minh Thông.
"Tắt máy khi dừng xe ở ngã tư có đèn báo hiệu"
Quan tâm tới vấn đề giao thông đang nóng nhất của 2 thành phố lớn Hà Nội và TPHCM, Nguyên Ngoc Quynh mang đến hội nghị chủ đề Giao thông bền vững. Quỳnh cho biết: "Đây là một vấn đề cấp thiết, nhức nhối đối với tất cả mọi người. Bởi giao thông bền vững là vấn đề quan trọng mang tầm toàn cầu chứ không chỉ gói gọn trong diễn đàn này. Vì thế trong quá trình nghiên cứu, em hiểu được thế nào là giao thông bền vững, làm thế nào chúng ta có thể thực hiện các biện pháp tăng cường giao thông bền vững đối với Việt Nam nói riêng và khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói chung".
"Ý thức người tham gia giao thông vô cùng quan trọng. Do vậy, chúng ta nên khích lệ giao thông xanh. Đó là khuyến khích người tham gia giao thông tắt máy khi dừng xe ở ngã tư có đèn báo hiệu. Cách này có thể giảm được lượng khí thải ra môi trường, góp phần giao thông bền vững" - Quỳnh đưa giải pháp .
Đồng quan điểm với Quỳnh, Hoang Minh Thông mang đến hội nghị HYLI chủ đề "Năng lượng và giao thông bền vững". Phân tích về vấn đề giao thông bền vững, theo Thông, bản chất giao thông là sự di chuyển giữa con người với con người chứ không phải các phương tiện. Ở Việt Nam mình xây đường cho phương tiện đi mà không chú trọng tính cách làm sao họ đến nơi một cách gần nhất. Về vấn đề giao thông phải thực sự mạnh tay. Ví dụ khi làm dự án về quy hoạch về lâu dài thì ở Việt Nam việc giải tỏa đền bù rất đau đầu. Nên theo em tập trung làm tốt công tác đó sẽ giải quyết phần nào vấn đề.
Về vấn đề năng lượng bền vững, Thông cho rằng: "Trong bối cảnh phát triển kinh tế hiện nay, vấn đề làm sao tìm được nguồn năng lượng thay thế trong bối cảnh phát triển rất nhanh ở Việt Nam là rất nan giải. Ở Việt Nam trong 10 năm gần đây phát triển mạnh thủy điện và một ít về nhiệt điện. Nhưng khi phát triển thủy điện kéo theo một số hậu quả môi trường và an sinh xã hội. Vậy ở Việt Nam cơ hội nào để tìm kiếm năng lượng thay thế, đây là vấn đề em đưa ra thảo luận tại hội nghị".
Cộng đồng phát triển bền vững mang tính an ninh
Quan tâm tới vấn đề kinh tế, Đao Lê Trang Anh mang đến hội nghị chủ đề: "Cộng đồng phát triển bền vững, mang tính an ninh" và chủ đề "Về quản lý rủi ro thiên tai, an ninh lương thực". Đó là những vấn đề bức thiết. Châu Á vốn là lục địa có dân cư lớn và hứng chịu rủi ro thiên tai lớn nhất thế giới. Chính vì lẽ đó nên em rất quan tâm và nghiên cứu đưa ra giải pháp cải thiện vấn đề hiện tại để phát triển bền vững hơn" - Trang Anh cho biết.
Theo Trang Anh, đô thị hóa chỉ một số bộ phận có cuộc sống tốt hơn nhưng còn rất nhiều người nghèo đói, trẻ em suy dinh dưỡng. Đó là tác động qua lại với nhau như an ninh, môi trường, kinh tế, chính trị. Vấn đề tham nhũng hiện tại tưởng chừng không liên quan đến thảm họa và an ninh lương thực nhưng thực ra có tác động lẫn nhau. Nếu có giải pháp đồng bộ dài hạn sẽ giải quyết triệt để hơn. Đề tài của em có mối liên hệ nhất định, nó sẽ mang lại nền tảng nào đó cho sự phát triển đất nước.
Còn sinh viên Nguyên Trương Song Pha mang đến hội nghị chủ đề: "Hoạch định kinh tế". Pha cho biết: "Hội nghị HYLI là cơ hội tốt để em tìm hiểu sâu hơn về thế giới đặc biệt là châu Á với sự hội nhập phát triển của nước mình với các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương".
Được biết, khi lựa chọn những sinh viên xuất sắc tham dự diễn đàn hội nghị lần này, các sinh viên trải qua một quy trình tuyển chọn khắt khe dựa trên thành tích học tập, tham gia vào các hoạt động ngoại khóa, các thành tích đạt được và kiến thức về các vấn đề khu vực hiện nay.
4 sinh viên xuất sắc trên đều có những bề dày thành tích học tập và hoạt động xã hội. Tâm sự về các hoạt động xã hội, Nguyễn Trường Song Pha tâm sự: "Chính các hoạt động xã hội để mình biết thêm được nhiều nơi, học được những giá trị và quan trọng hơn sau khi tham gia các hoạt động xã hội mình có suy nghĩ chín chắn và có động lực tốt cho các hoạt động sau này".
Nguyễn Ngọc Quỳnh cho hay: "Qua các hoạt động giúp đỡ trẻ em của các tổ chức phi chính phủ, em cảm thấy mình may mắn hơn các trẻ em khác vì có cơ hội tiếp cận với nguồn thông tin, được gia đình bảo vệ, được đến trường hàng ngày. Chính điều đó khơi dậy mong muốn và sự quyết tâm động lực để em giúp đỡ người khác. Khi mà em đưa được những điều đó vào trong thực tế thì nó mang lại ý nghĩa rất lớn đối với cuộc sống của em".
Theo DT
4 SV xuất sắc tham dự "Diễn đàn sáng kiến tài năng lãnh đạo trẻ 2011" Ngày 24/10, Hitachi Asia Ltd. công bô danh sách cac diễn giả chinh thưc cho Diễn đàn Sáng kiến Tai năng Lãnh đạo trẻ Hitachi lần thứ 11 ( HYLI). Theo đó, Việt Nam có 4 sinh viên xuất sắc vinh dự được tham gia diễn đàn này. Diễn đàn Sáng kiến Tai năng Lãnh đạo trẻ Hitachi 2011 sẽ được tổ chức...