Thạc sĩ giáo dục chia sẻ cách học tiếng Anh theo kiểu ‘con nhà nghèo’
Nếu bạn muốn học tiếng Anh nhưng không có nhiều tiền hoặc sống xa thành phố, khó tiếp cận các trung tâm tiếng Anh thì những bí quyết sau đây sẽ cực kỳ hữu ích.
Chị Trần Uyên Nguyên là một thạc sĩ giáo dục, hiện đang làm việc tại Trường Willow Oak Montessori School (Pittsboro, North Carolina, Hoa Kỳ). Không đi học ở trung tâm tiếng Anh từ nhỏ vì hiếu động, không chịu ngồi một chỗ và chán học lý thuyết, nhờ vậy chị Nguyên đã tiết kiệm được kha khá chi phí và thời gian bằng phương pháp tự học hiệu quả.
“Mình học 3.000 từ đầu tiên bằng cách học thuộc lòng cuốn Streamline English 1, 2. Học phải đọc thành tiếng và mỗi ngày trả bài cho ba mình nghe để ông sửa phát âm. Nhờ cách học này, mình vào thẳng lớp Chuyên Anh cấp 3 mà không học trung tâm một ngày nào cả. Bên cạnh đó, mình cũng có nền tảng phát âm chuẩn, rất dễ tự học tiếp. Mình thích đọc sách, học từ mới từ đó cũng rất nhiều”, chị Nguyên chia sẻ.
Sang cấp 3, chị Uyên Nguyên vào học lớp Chuyên Anh, trường THPT Lý Tự Trọng (Cần Thơ). Khoảng thời gian này, bài tập rất nhiều, nhưng theo chị, việc làm bài tập chủ yếu giúp ích trong các cuộc thi học sinh giỏi, và chỉ khi “cày” luyện thi thì vốn từ mới tăng lên chút ít.
Năm lớp 11, chị ôn luyện 2 tháng để thi TOEIC “cho biết”, đạt 860. Vào năm nhất đại học, chị Nguyên học viết học thuật với cô giáo Mai Hiển. Đây là cô giáo chị Nguyên rất thích vì cô chỉnh sửa cách suy nghĩ cho rõ ràng mạch lạc chứ ít sửa ngữ pháp. Hết 4 năm đại học chị Nguyên thi TOEFL ibt được 110, tương đương với IELTS 8.0.
Vậy, điều quan trọng nhất khi học tiếng Anh là gì?
Từ kinh nghiệm của bản thân, chị Nguyên cho rằng điều quan trọng nhất chị học được đó là để phát triển trình độ tiếng Anh, đơn giản là tăng vốn từ và cấu trúc. Từ thì chị chia làm 2 loại là từ chủ động và bị động. Từ bị động là từ mình nhìn hoặc nghe thấy thì hiểu được. Từ chủ động là những từ có thể sử dụng thuần thục để nói hoặc viết.
Để lên vốn từ bị động thì phải nghe nhiều đọc nhiều và chịu khó lật từ điển chậm hơn. Để chuyển từ từ bị động sang chủ động thì phải đem những từ vựng đó ra sử dụng, trong cả nói và viết.
Video đang HOT
“Ra phố Tây bắt chuyện với “Tây”, viết nhật ký, chém gió facebook hay làm Vlog tiếng Anh là cách hay để đem vốn từ đó sử dụng.
Lượng từ vựng chủ động thường khoảng 1/3 hay tổng lượng từ vựng của mỗi người. Ví dụ IELTS band 9.0 thì mình nghĩ tương đương với nghe và hiểu 50.000 từ bị động và nói thoải mái 10.000 từ và viết 15.000 từ. Đây là tương đương với lượng từ của học sinh cấp 2 bản xứ. Sau khi lên được vốn từ rồi thì thi gì cũng dễ”, chị Nguyên nói.
Quá trình dạy tiểu học ở Mỹ, chị Nguyên cũng nhận thấy việc học từ tốt nhất là học từ ngữ cảnh, tức là đọc sách, báo rồi học từ mới từ đó. Khi học sinh học đọc sách ở trường thì sẽ phải đọc truyện hoặc sách khoa học thành tiếng với giáo viên để quen với việc đọc cho chuẩn, nhận dạng phonics (tức là ghép chữ cái với vần vào âm) và nghe giáo viên giải thích từ khó.
Khi đọc sách xong thì check comprehension (là kiểm tra tỷ lệ hiểu) bằng cách trao đổi với giáo viên về những điều học được từ quyển sách hoặc cảm nhận về sách. Sau đó thì vẽ tranh, hoặc làm thơ, hoặc viết luận về chủ đề của sách. Sách thì được thiết kế để những từ quan trọng được lặp đi lặp lại cho học trò thấy nhiều lần trong nhiều ngữ cảnh. Sau đó học trò sẽ được tạo điều kiện để sử dụng từ mới để nói/viết.
“Đối với học sinh học tiếng Anh như ngôn ngữ thứ 2 có thể học theo cách này kết hợp với vài tài liệu về ngữ pháp, mẫu câu giao tiếp thì có thể học tiếng Anh tự nhiên hơn. Một vài tài liệu hay về ngữ pháp và mẫu câu hay là quyến Understanding and Using English Grammar của Betty Azar và bộ Streamline English (quyển 3,4 nhiều mẫu câu hay). Học thuộc lòng quyển 1,2 là đủ cấu trúc và từ giao tiếp “chém gió”.
Phát âm thì có thể dùng bộ sách kinh điển Ship or Sheep hoặc thời thượng hơn như ELSA Speaking Apps để chỉnh. Thực tập thì lên facebook chém gió hoặc làm Vlog. Nếu làm được như vậy, không nhất thiết phải đi học trung tâm hay có thầy cô giáo bản xứ thì IELTS mới đạt 8.0″, giáo viên này gợi ý.
Nếu không đủ kiên nhẫn hoặc thiếu kỹ năng tự học thì có thể tìm gia sư. Nên tìm gia sư năng động, kỷ luật ngồi kèm theo đúng cách này chừng vài năm thì “đảm bảo giỏi”.
Chị Nguyên cũng cho biết thêm, giai đoạn đầu nếu không có bố mẹ chỉnh phát âm hoặc có thể dùng các app phát âm như ELSA Speaking Apps.
“Nếu bạn nào học trường hoặc trung tâm thấy hợp và tiến bộ thì có thể chọn phương án này. Học càng nhiều càng tốt và có bạn cùng học sẽ dễ hơn. Tuy nhiên, nếu học sinh vùng sâu, vùng xa không đi học được thì có thể học theo lộ trình trên. Mỗi người phù hợp với một phương pháp và cách học khác nhau, không có phương pháp nào là tuyệt đối và tối ưu nhất cả”, chị Nguyên nói.
Nam sinh lớp 11 đạt điểm SAT top 1% thế giới, bật mí cách học tiếng Anh khác biệt
Dù mới thử sức với SAT lần đầu tiên nhưng Thân Vũ Minh Nghĩa đã đạt được thành tích 'khủng'.
Theo đơn vị tổ chức cuộc thi SAT - College Board, 1560/1600 SAT là số điểm mà chỉ gần 1% học sinh trên toàn thế giới đạt được. Tuy nhiên mới đây, em Thân Vũ Minh Nghĩa - học sinh lớp 11A1 của trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội) đã chinh phục thành công điểm số ấn tượng này chỉ sau 6 tháng ôn luyện. Hai năm trước đó, khi mới lớp 9, Nghĩa cũng từng thi IELTS và đạt mốc 8.0.
Với kỳ thi SAT, đây là điểm số mà Nghĩa có thể dự đoán được. Dù với phần Đọc, Nghĩa bị mất điểm, tuy nhiên với các phần thi còn lại như Viết và Toán, nam sinh lớp 11 khá tự tin:
"Trong 3 phần, em thấy phần Đọc khó nhất. Trong quá trình luyện thi, phần này em thường không đạt điểm tối đa, hôm đi thi, em cũng bị mất điểm. Phần Viết và Toán có thể luyện trong thời gian ngắn, vì các thầy cô hướng dẫn chi tiết dạng bài và phương pháp làm cho từng dạng. Riêng phần Đọc, kiến thức khá rộng, từ vựng học thuật ở nhiều lĩnh vực khác nhau, từ khoa học tự nhiên đến xã hội, có cả những từ vựng văn học, rất khác so với ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày", Nghĩa chia sẻ.
Ngoài khoảng thời gian tự học trước đó, Nghĩa có 6 tháng ôn luyện ở một trung tâm với 2 khóa học. Nhờ thầy cô luôn cố gắng cá nhân hóa các bài giảng theo nền tảng sẵn có của từng bạn nên Nghĩa nắm bắt khá nhanh, phương pháp và kỹ năng làm bài cũng tốt hơn rất nhiều.
"Em làm các bài tập thầy cô giao, ghi nhớ và chỉnh sửa các lỗi sai và cố gắng không mắc lại lỗi cũ. Ngoài sách của trung tâm, em cũng làm thêm đề thi SAT của những năm trước. Sau 6 tháng, em đăng ký thi", nam sinh 17 tuổi chia sẻ.
Theo Nghĩa, tiếng Anh học thuật tốt và kiến thức nền phong phú là lợi thế. Trước khi luyện thi, thí sinh nên có quá trình chuẩn bị dài hạn. Tuy nhiên, nếu thời gian không còn nhiều, việc luyện dạng bài và kĩ thuật làm bài cũng rất quan trọng. Để đạt điểm cao, Nghĩa cho rằng sự kiên nhẫn, nỗ lực bền bỉ trong quá trình học tập và sự bình tĩnh trong phòng thi đóng vai trò quyết định.
Không coi học tiếng Anh là công việc mà là nhu cầu
Khác với nhiều bạn trẻ khác muốn đạt điểm SAT thật cao để làm đẹp hồ sơ du học, Nghĩa cho biết em không dự định học đại học ở nước ngoài. Chứng chỉ SAT chỉ để năm tới em bổ sung hồ sơ xét tuyển vào một số trường trong nước.
Nghĩa học tiếng Anh từ rất nhỏ. Cấp 1, em chủ yếu học giao tiếp. Lên cấp 2, em nhận thấy cách mình học tiếng Anh không giống các bạn. Trong khi các bạn chăm chỉ làm bài tập ngữ pháp, học từ mới, học cấu trúc câu thì em sử dụng luôn tiếng Anh như một phương tiện học tập, dù cho lúc đầu em chưa hoàn toàn hiểu hết các tài liệu bằng tiếng Anh.
"Em tự nhận thấy mình có tính tò mò, muốn tìm hiểu, khám phá các lĩnh vực khác nhau. Trước một vấn đề không thể tự lý giải, em luôn bị thôi thúc đi tìm câu trả lời. Internet dẫn dắt em tới các vấn đề về tâm lý, về xã hội, về đạo Khổng, về triết học phương Đông, về các nền văn minh trong quá khứ... Sau khi tò mò về nhiều chuyện theo cách như vậy, em được tiếp cận với nhiều lĩnh vực khác nhau bằng ngôn ngữ Anh. Có thể điều đó giúp em có kiến thức nền đủ rộng và vốn từ vựng học thuật để làm các bài thi tiếng Anh quốc tế.
Ngoài ra, em cũng thích được trao đổi với các bạn về những gì em đọc được bằng tiếng Anh. Em rất cảm ơn những người bạn cấp 2 ở trường Cầu Giấy đã tiếp chuyện em khi em chỉ giao tiếp với các bạn bằng ngôn ngữ này. Khi lên cấp 3, em học ban A nên các bạn tập trung học Toán - Lý - Hóa nhiều hơn, em không có nhiều cơ hội để giao tiếp. Em kết bạn với vài bạn nước ngoài trên mạng xã hội để giao lưu bằng Tiếng Anh", Nghĩa chia sẻ.
Em Nghĩa và bà ngoại.
Chị Vũ Thị Phương Thảo, mẹ em Minh Nghĩa cho biết, gia đình rất vui khi nghe con khoe kết quả. Nhưng điều chị thấy mừng hơn là chứng kiến quá trình con đặt mục tiêu và lập kế hoạch để đạt được mong muốn của con.
"Con thích tiếng Anh từ rất nhỏ và được giáo viên đánh giá là có năng khiếu. Thứ bảy, chủ nhật hàng tuần, trong suốt 5 năm tiểu học, bố mẹ đưa con đến Trung tâm tiếng Anh học giao tiếp. Sau khi thấy con sử dụng tiếng Anh lưu loát, mẹ khuyến khích con sử dụng ngôn ngữ này để tìm hiểu các vấn đề con quan tâm. Dần dần, con coi tiếng Anh là công cụ ngôn ngữ để tra cứu thông tin, giao tiếp và giải trí.
Chúng mình không đặt nặng thành tích mà cùng thống nhất nguyên tắc tôn trọng và giúp con phát huy thế mạnh riêng. Các con sẽ quyết định học những gì con muốn, theo cách con thấy thoải mái. Tuy nhiên, mình định hướng và đồng hành với con để cùng đạt mục tiêu dài hạn", chị Thảo chia sẻ.
Anh ngữ TalkFirst chia sẻ bí quyết học tiếng Anh giao tiếp hiệu quả cho người mới bắt đầu Tìm hiểu ngay bí quyết học tiếng Anh giao tiếp giúp bạn nâng cao ngữ pháp, từ vựng và các kỹ năng tiếng Anh dành riêng cho người mới bắt đầu, được TalkFirst nghiên cứu qua quá trình đào tạo hàng chục ngàn học viên. 1. Luyện nghe tiếng Anh thường xuyên theo qua video, podcast Ưu điểm của luyện nghe qua video...