Thả cửa đầu vào: Tự làm khó mình
Thời gian qua, bên cạnh nhiều trường làm tốt công tác bảo đảm chất lượng, vẫn có một số đơn vị buông lỏng kiểm soát đầu vào để chạy theo số lượng và chỉ tiêu khiến dư luận e ngại.
Nhiều chuyên gia tuyển sinh cảnh báo, nếu các trường không tỉnh táo trong tuyển sinh, họ sẽ tự làm khó mình.
Sinh viên ĐHQG TPHCM học trong phòng thí nghiệm. Ảnh minh họa
Tự chủ đồng nghĩa với dễ dãi?
Hai năm trở lại đây, nhất là khi Luật GDĐH sửa đổi có hiệu lực, việc tự chủ trong tuyển sinh của các trường ngày càng thoáng hơn, công tác tuyển sinhđược mở rộng hơn (tăng phương thức xét tuyển) đã gián tiếp gia tăng cơ hội trúng tuyển cho thí sinh.
Mùa tuyển sinh 2019 và 2020 nhiều trường đã không ngần ngại đẩy mạnh chỉ tiêu xét tuyển theo phương thức xét học bạ THPT lên tới 30 – 40%, thậm chí trong năm 2020 (ảnh hưởng của dịch Covid-19), đề án tuyển sinh của nhiều trường thông báo với Bộ GD&ĐT đã đẩy chỉ tiêu xét điểm phương thức học bạ ở mức 70% tổng chỉ tiêu. Điều đáng nói, yêu cầu điểm bảo đảm tối thiểu theo phương thức trên được nhiều trường đưa ra khá thấp, từ 6,0 – 6,5 là đủ điều kiện xét tuyển.
Nhìn lại mùa tuyển sinh năm 2018 và 2019, chúng ta có thể thấy, vì mục tiêu tuyển đủ chỉ tiêu, không ít trường gần như buông lỏng điểm xét đầu vào khi chỉ cần điểm thi trung bình mỗi môn 3,5 điểm có thể đi học đại học.
Đánh giá về vấn đề trên, TS Lê Trường Tùng – Chủ tịch Hội đồng ĐH FPT cho rằng: Khi tự chủ trong tuyển sinh, các trường có thể chọn phương án chất lượng hoặc số lượng. Nếu chọn chất lượng, trường đó sẽ ấn định mức điểm nhận hồ sơ cao ngay từ đầu nhằm sàng lọc nguồn tuyển, và tất nhiên sẽ phải đối mặt với việc có thể tuyển không đủ chỉ tiêu.
Tuy nhiên, khi chọn chất lượng, trường có thể gặp khó khăn ban đầu nhưng khi định hình được uy tín trong xã hội trường sẽ có học sinh tìm đến. Còn nếu trường chọn số lượng, chất lượng không bảo đảm, sớm muộn xã hội cũng phát hiện. Lúc đó, việc tuyển sinh càng khó.
“Việc các trường hạ thấp đầu vào sẽ xảy ra 4 khả năng: Đầu vào thấp đầu ra sẽ thấp; Đầu vào thấp, sau quá trình học, sinh viên không thể ra được trường; Đầu vào thấp vì ngành học không cần đầu vào cao; Đầu vào thấp, trường dạy tốt thì nhân lực đầu ra tốt.
Nếu khả năng 1 xảy ra, xã hội sẽ phải gánh chịu, còn ở giả thiết thứ 2 tất yếu sẽ là sự lãng phí cho cả gia đình và xã hội. Nếu khả năng thứ 4 xảy ra, trường đó phải là một trường có đội ngũ và chất lượng đào tạo rất tốt. Còn thực tế, phần đông các trường (cả công và tư) vẫn đang chạy theo số lượng, tìm cách tuyển đủ chỉ tiêu như kế hoạch. Điều này dẫn đến một số trường hạ điểm chuẩn, thậm chí xuống rất thấp để tuyển cho đủ, hệ lụy là tự làm khó mình” – TS Tùng nói.
Ngày hội việc làm của SV Trường ĐH Lạc Hồng (Đồng Nai). Ảnh minh họa
Video đang HOT
Cái giá phải trả
Nhắn tin đến từng học sinh mời chào nhập học, gửi giấy trúng tuyển hàng loạt sau khi xét học bạ THPT là cách tuyển sinh của một số trường đại học ngoài công lập đang áp dụng. Thậm chí, năm nay nhiều trường còn áp dụng giải pháp khuyến mãi như tặng điểm, tặng tiền, laptop cho thí sinh nộp tiền học phí và xác nhận nhập học sớm.
Quan điểm hạ điểm chuẩn tuyển sinh để hướng tới mục tiêu tuyển đủ kế hoạch năm đã khiến không ít trường phải “ôm hận”. Bài học của các trường ĐH: Phạm Văn Đồng, Đông Á, Xây dựng miền Tây, Xây dựng miền Trung trong mùa tuyển sinh năm 2017, 2018 là một ví dụ. Hệ lụy của việc thả cửa đầu vào đại học mà các trường phải đối diện là tỉ lệ sinh viên rơi rụng cao trong quá trình học tập, gây lãng phí lớn cho xã hội; nguồn nhân lực không đáp ứng yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp…
Theo TS Hoàng Văn Phúc – Hiệu trưởng Trường CĐ Bách khoa TPHCM (BKC), việc mà đơn vị phải đối mặt đầu tiên khi có điểm sàn thấp chính là chất lượng nguồn tuyển thấp. Nguồn tuyển thấp chắc chắn áp lực trong đào tạo của đơn vị sẽ rất lớn.
“Sinh viên học xong ra trường mà không có việc làm rõ ràng đó là một thất bại của đơn vị. Càng nhiều sinh viên ra trường không tìm được việc làm vì năng lực và kỹ năng nghề nghiệp yếu thì uy tín và thương hiệu đơn vị sẽ ngày một thụt lùi theo thời gian. Vì vậy, ở BKC chúng tôi xác lập rất rõ điều gì cần làm trong quá trình đào tạo cho sinh viên.
Sinh viên ngay từ năm nhất, ngoài việc học tập trong môi trường doanh nghiệp, trui rèn các kỹ năng thực tế của nghề từ người thầy là thợ cả, các em còn được đào tạo bổ sung nhiều mảng kiến thức xã hội. Mục tiêu chính của sinh viên sau ra trường là việc làm, tuyển sinh và đào tạo để rồi ra trường các em không có việc làm, rõ ràng trách nhiệm thuộc về chúng ta – những người thầy” – TS Phúc nói.
Theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Điện – Hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen, các trường muốn phát triển bền vững phải tập trung chất lượng. Chạy theo số lượng có thể giải quyết khó khăn tạm thời nhưng gặp vấn đề lớn trong tương lai. Phát triển trường đại học là việc lâu dài. Vì vậy, một trường có thể tuyển sinh không đạt chỉ tiêu trong 1 – 2 năm nhưng hướng đi học thuật, chất lượng vẫn được bảo đảm và duy trì đó chính là nền tảng tốt để tạo đà cho các năm tiếp theo.
Còn nếu vì số lượng để đánh đổi chất lượng không sớm thì muộn cũng sẽ mất đi thương hiệu. Mà quan trọng hơn là cam kết của nhà trường với xã hội về chất lượng nguồn nhân lực sau đào tạo. Mất đi cam kết này là mất hết” – PGS.TS Nguyễn Ngọc Điện nói.
Hàng loạt đại học lấy điểm sàn 14-15
Phần lớn ngành ở Đại học Văn hoá TP HCM, Công nghệ Sài Gòn, Thủ Dầu Một, Đồng Tháp lấy điểm sàn 15, các ngành Đại học Xây dựng Miền Tây lấy sàn 14.
Ngày 14/9, Đại học Văn hoá TP HCM công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) xét điểm thi tốt nghiệp THPT hầu hết ngành ở mức 15 điểm. Cao nhất là ngành Du lịch, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành với 17 điểm.
Đại học Văn hoá năm nay có 750 chỉ tiêu với 8 ngành với 3 phương thức tuyển sinh: xét điểm thi tốt nghiệp THPT, xét điểm học bạ, xét điểm thi năng lực từ Đại học Quốc gia TP HCM và các trường khác.
Trong đó, với phương thức xét học bạ THPT, điểm chuẩn cao nhất của trường ở ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (chuyên ngành Quản trị lữ hành) 25 điểm; kế đó là Du lịch 23,5 và Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (chuyên ngành Hướng dẫn du lịch) 23 điểm.
Đại học Công nghệ Sài Gòn lấy điểm sàn phương thức điểm thi tốt nghiệp THPT từ 15 trở lên ở 7 ngành: Thiết kế công nghiệp, Quản trị kinh doanh, Công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử, Công nghệ kỹ thuật Điện điện tử, Công nghệ kỹ thuật Điện tử viễn thông, Công nghệ thực phẩm và Kỹ thuật xây dựng. Ngành lấy điểm sàn cao nhất là Công nghệ thông tin với mức 16.
Với phương thức sử dụng điểm thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP HCM, trường này lấy điểm sàn 600 (thang điểm 1.200) cho 8 ngành trên.
Năm nay, trường có 2.200 chỉ tiêu với 4 phương thức xét tuyển: xét điểm học bạ THPT với 5 học kỳ (trừ học kỳ II lớp 12), xét điểm học bạ 12 theo tổ hợp môn, xét điểm thi tốt nghiệp THPT và xét điểm đánh giá năng lực.
Trước đó, tại TP HCM, các trường Đại học Nguyễn Tất Thành, Quốc tế Hồng Bàng cũng lấy điểm sàn 15 cho hầu hết ngành đào tạo (trừ các ngành khối khoa học sức khoẻ và đào tạo giáo viên).
Tại Bình Dương, Đại học Thủ Dầu Một công bố điểm sàn theo phương thức xét tuyển điểm thi tốt nghiệp THPT cho 47 ngành, trong đó phần lớn ở mức 15.
Điểm sàn cao nhất ở ngành Quản trị kinh doanh với 16; tiếp đó là các ngành Kế toán, Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Trung Quốc, Công nghệ thông tin, Luật ở mức 15,5. Riêng 4 ngành sư phạm sẽ theo ngưỡng đảm bảo chất lượng của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Năm nay, Đại học Thủ Dầu Một có 4.200 chỉ tiêu ở 47 ngành với 4 phương thức tuyển sinh: xét học bạ, xét điểm thi tốt nghiệp THPT, tuyển thẳng và xét điểm thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP HCM.
Phương thức xét học bạ có hai cách: điểm trung bình 3 học kỳ (học kỳ I, II lớp 11 và học kỳ I lớp 12) theo tổ hợp; điểm trung bình năm lớp 12 theo tổ hợp môn.
Với phương thức này, điểm chuẩn công bố hồi tháng 8 cao nhất ở các ngành sư phạm 24; tiếp đó Quản trị kinh doanh 22, Ngôn ngữ Trung Quốc 20, Luật và Kế toán 19. Tất cả ngành còn lại lấy điểm chuẩn 18.
Với phương thức xét điểm thi đánh giá năng lực, điểm sàn xét tuyển cao nhất là 800 ở 3 ngành: Giáo dục mầm non, Sư phạm Ngữ văn, Sư phạm Lịch sử; tiếp đó là Giáo dục tiểu học 700. Các ngành còn lại phần lớn lấy sàn 500 điểm, một số ngành 550-600.
Ở Tây Nam Bộ, Đại học Xây dựng Miền Tây (Vĩnh Long) lấy điểm sàn theo phương thức xét điểm thi THPT là 14, điểm xét học bạ là 18 cho 7 ngành đào tạo. Trường năm nay có 700 chỉ tiêu, trong đó ngành Kỹ thuật xây dựng 300 chỉ tiêu, ngành Kiến trúc 100.
Trường Đại học Đồng Tháp công bố ngưỡng xét tuyển đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non theo kết quả thi tốt nghiệp THPT hai hôm trước.
Với 574 chỉ tiêu cho các ngành sư phạm và 84 cao đẳng sư phạm, trường nhận hồ sơ theo ngưỡng đảm bảo chất lượng do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Chỉ tiêu cụ thể từng ngành như sau:
Với 13 ngành ngoài sư phạm, ngành có điểm sàn cao nhất là Ngôn ngữ Trung Quốc 17, tiếp đó là Kế toán 16, các ngành còn lại lấy điểm sàn 15.
Năm nay, Đại học Đồng Tháp sử dụng 4 phương án xét tuyển: xét điểm thi tốt nghiệp THPT 70% chỉ tiêu, xét học bạ 20% chỉ tiêu, còn lại xét tuyển thẳng và xét điểm thi đánh giá năng lực.
Dùng chiêu trò bẩn cạnh tranh, trường đại học đang làm tuyển sinh 'xấu xí' Mùa tuyển sinh đại học năm nay có nhiều hành vi xấu xí, chiêu trò cạnh tranh không lành mạnh của một số trường đại học. Thư nặc danh bêu xấu trường đại học gửi cho thí sinh trước mùa tuyển sinh ở Đà Nẵng - Ảnh: Đ.C. Không ít người làm giáo dục thẳng thắn nói đây là trò bẩn, không nên...