Thà ăn một miếng nghé non…
“Thà ăn một miếng nghé non/Còn hơn ăn cả một con trâu già”, ăn thịt nghé mà cũng thành thơ được thì cũng đủ biết món này ngon đến cỡ nào…
Dĩ nhiên, nghé non thì phải ngon hơn trâu già. Nhưng với dân sành ăn, trâu nghé gì miễn biết cách chế biến đều ngon cả. Người ta hay nói, con trâu là đầu cơ nghiệp, là tài sản quý của người nông dân. Bởi vậy, đâu ai nỡ thịt trâu để bán để ăn, chỉ khi nào trâu già chết đi, gia chủ mới dám “hóa kiếp”, khi ấy cả làng mới có cơ hội được ăn thịt trâu. Hiếm hoi là vậy, nhưng thịt trâu lại hiếm khi “được lòng” người, thường mang tiếng là dai, bởi khi được mang đi giết mổ vào thời ấy, con trâu thường đã già. Thế nên mới hiểu câu “thà ăn một miếng nghé non…” là vậy!
Dần dần, thịt trâu đi vào các thực đơn của các nhà hàng và được chế biến thành đủ món ngon. Về góc độ dinh dưỡng, cả thịt bò, thịt trâu đều có giá trị dinh dưỡng như nhau. Tuy nhiên, về mặt sức khỏe thịt trâu lại tốt hơn thịt bò vì thịt trâu có ưu điểm ít mỡ hơn thịt bò. Theo Đông y, thịt trâu có vị ngọt, tính hơi hàn, không độc, danh y Tuệ Tĩnh và Hải Thượng Lãn Ông đều viết thịt trâu bổ thận, bổ gân cốt. Không biết có phải vậy không mà thấy quý ông có vẻ hảo món này hơn quý bà, vào quán lúc nào cũng thấy đông nườm nượp!
Lại nói chuyện ẩm thực thịt trâu, có lần được mời dự khai trương một khách sạn lớn có tiếng ở Nha Trang, nhiều thực khách trầm trồ bởi mâm cỗ toàn những món ngon. Ăn tới món thứ 3, bỗng chị bạn ngồi bên cầm menu lên xem rồi kêu nhỏ “thôi chết rồi toàn món chế biến từ thịt trâu, hồi nào giờ tớ bị dị ứng món này…”. Lúc ấy, cả bàn mới nhớ… quên để ý cái menu, xem lại mới thấy nào là chả trâu, trâu xào lá lốt, trâu hầm đu đủ, trâu nấu cà ri… Giật mình thảng thốt vậy thôi chứ ai nấy đều phải công nhận là ngon, ăn thịt trâu mà cứ tưởng đang ăn thịt bò, miếng nào cho vào mồm đều mềm, thơm, thấm. Nghe đâu vị chủ tập đoàn này là người khoái ẩm thực thịt trâu nên sẵn sàng đi lùng những con trâu ngon nhất xứ Nghệ mang vào Nha Trang, lại còn thuê hẳn một đội ngũ bếp hùng hậu chuyên về thịt trâu để làm những món độc đáo chiêu đãi khách. Thú thật hôm ấy nghe chị bạn nói ăn nhiều thịt trâu mát quá cũng không tốt, mà lỡ rồi nên cũng chậc lưỡi thôi kệ mấy khi được ăn, về nhà cứ nơm nớp lo bụng dạ thế nào, vậy mà chẳng thấy gì ngoài việc đánh một giấc êm ru tới sáng!
Video đang HOT
Giờ thì một số nhà hàng đã đưa trâu lên hàng đặc sản. Trên mạng xã hội cũng bắt đầu “pi-a” cho món trâu gác bếp của vùng Tây Bắc. Món này trước đây được người dân tộc vùng này xem như một thứ lương thực dự trữ để mang theo lên nương rẫy. Món này khi chế biến được chuẩn bị kỹ, gia vị lấy từ rừng như hạt tiêu rừng, thảo quả, các loại lá thơm. Thịt kẹp bằng phên làm từ tre mai, sấy bằng than củi rừng, người ăn có thể cảm nhận được sự mộc mạc, ấm áp và đầy hương vị của nó. Có món này trên bàn nhậu là các đấng mày râu cứ túc tắc lai rai mà không sợ tốn mồi, vì thưởng thức thịt trâu khô phải nhai thật kỹ, xé thành từng sợi nhỏ, càng nhâm nhi càng thấy ngon.
Người miền Trung thì lại khoái món trâu nướng. Ông bà ta có câu: “Nhất nướng, nhì chiên, tam xào, tứ nấu”, món trâu nướng tảng đơn giản, dễ làm, quan trọng là phải chọn được thớ thịt tươi, mềm. Sau khi ướp gia vị, chỉ việc đặt lên lò than, khi thịt vừa chín tới thì ăn kèm với lá lốt, chấm muối ớt thật cay. Không thích ăn món khô thì có thể làm món trâu nhúng mẻ. Trời lành lạnh, có một nồi nước mẻ chua chua, ăn tới đâu nhúng thịt tới đó, cảm giác từng miếng thịt cứ tan chảy trong miệng. Món này vào nhà hàng thì khỏi nói, họ xắt thịt bằng máy nên miếng thịt mỏng như lá lúa, đều tăm tắp, nhúng vào nồi mẻ đã thấy vừa chín tới, mềm và ngon không thể tả!
Đó là vào nhà hàng, còn ở nhà thì thịt trâu xào cần hay xào rau muống là món đơn giản nhất, bà nội trợ nào cũng có thể làm được. Nhưng ra chợ bây giờ, khối người còn không phân biệt được, nhiều khi hỏi mua thịt bò người bán lại đưa thịt trâu, hỏi thịt trâu lại đưa thịt bò, oái ăm là thế! Các cụ ngày xưa nói “trâu co – bò nở” cũng là có ý phân biệt giữa 2 loại thịt này. Cô nào về làm dâu mua nhầm thịt, đến bữa nấu cứ thấy thịt ngót đi thì đích thị là thịt trâu!
Thưởng thức tô mì gà tần thơm nức mũi trong tiết trời se lạnh
Không chỉ bổ dưỡng, món mì gà tần còn mang hương vị độc đáo, thơm ngon không lẫn vào đâu được. Mì gà tần là một món ăn đêm quen thuộc của giới trẻ Hà thành, trong khi đó với khách du lịch lại là một trải nghiệm ẩm thực đầy thú vị khi đến thủ đô. Không chỉ mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng, mì gà tần thu hút bởi chính hương vị thơm ngon của nó.
Ban đầu, gà tần vốn dĩ là món ăn dùng để tẩm bổ cho người ốm, dưỡng bệnh. Nhưng theo thời gian, bằng sự sáng tạo không giới hạn của các thợ làm bếp, mì tôm được cho thêm vào để biến món gà tần vượt khỏi phạm vi bồi bổ, trở thành một trong những lựa chọn ăn chơi hoặc cũng có thể là để ăn no của mọi người.
Chẳng ai ngờ rằng hai thành phần tưởng chừng như không mấy liên quan lại có thể kết hợp tạo ra sự hấp dẫn như vậy.
Mì gà tần là món ăn quen thuộc với giới trẻ thủ đô
Nồi nước dùng là thành quả của một quá trình ninh nấu công phu thịt gà với các vị thuốc bắc đi kèm bao gồm rau ngải, kỳ tử, đẳng quy, táo tàu, hạt sen... Vị ngọt của thịt gà sẽ hòa quyện và làm dịu đi cái đắng nhẹ của các vị thuốc bắc. Ở chiều ngược lại mùi hương thoang thoảng của tổ hợp các thành phần kể trên ngấm dần vào những miếng thịt mềm ngọt, rồi lan tỏa cả một góc hàng ăn.
Phần còn lại là mì tôm, thứ vốn dĩ đã rất quen thuộc với mọi người. Khi phục vụ, mì thường sẽ không được trụng qua để tránh bị nhũn mà sẽ cho trực tiếp vào tô, cùng với gà và rau ngải cứu, giá đỗ, cuối cùng mới rưới nước dùng đang sôi lên cùng.
Thưởng thức tô mì gà tần thơm nức mũi trong tiết trời se lạnh
Nhìn từng tô mì gà tần thoăn thoắt được hoàn thiện bên nồi nước dùng mang sắc nâu sậm, bốc khói nghi ngút tỏa hương thơm lừng, dù không đói nhưng người đi đường bỗng chốc cũng muốn dừng lại gọi ngay một phần để thưởng thức.
Linh hồn của món ăn chủ yếu nằm ở nước dùng đậm vị dậy mùi thuốc bắc và ngải cứu, được nêm nếm khéo léo để có vị thanh mát, ăn cùng mì và ít giá đỗ để bớt phần ngấy. Chỉ đơn giản bấy nhiêu thôi mà món ăn đã trở thành lựa chọn yêu thích của nhiều bạn trẻ và người yêu ẩm thực.
Tuy không bắt mắt nhưng hương vị thơm ngon của mì gà tần rất đáng để thử một lần
Dù không đẹp mắt bởi màu nước dùng khá tối và không phải ai cũng dễ dàng làm quen với mùi thuốc bắc, nhưng một khi đã vượt qua những e ngại ban đầu và thử thưởng thức, đảm bảo sẽ rất ít người có thể buông đũa khi tô mì chưa cạn.
Chỉ bỏ nước lạnh vào hầm xương là chưa đủ: Thêm cái này vào nước trong veo, ngon ngọt không lo béo Với công thức hầm xương dưới đây bạn sẽ có một món ăn thơm ngon, nước trong veo không bị đục ăn hoài không ngán. Sơ chế xương trước khi hầm Dù là xương gì trước khi hầm thì bạn cũng nên đem rửa sạch. Không cần ngâm nước hay rửa qua muối, giấm bởi sẽ khiến hương vị và chất dinh dưỡng...