Tết trên công trường mới
Người thợ xây dựng hay truyền miệng câu nói “Khi rừng xanh ta đến, khi ngói đỏ lại đi”, cái nghiệp kiếm sống thường gắn bó vào máu thịt của mỗi con người. Tiếng máy, tiếng người rộn ràng khắp công trường vẫn còn in đậm như mới ngày hôm qua, vậy mà hôm nay anh em lại phải chia tay nhau để nhận nhiệm vụ mới. Phía trước là một vùng đất mới, một công trường mới…
Chia tay công trình thủy điện Sơn La, đội ngũ cán bộ công nhân được tiếp tục được điều tới Thủy điện Lai Châu, Huội Quảng, Đồng Nai 5… Công trình càng ở xa đồng nghĩa với việc thời gian về thăm gia đình càng ít, những chuyến xe đi đêm là phương thức hữu hiệu để anh em có thể tiết kiệm thời gian đi lại, dành thời gian cho gia đình nhiều hơn.
Sự thiếu thốn tình cảm làm cho anh em nhiều khi nản chí, nhiều lúc muốn bỏ về xuôi làm bất cứ công việc gì cũng được miễn là kiếm sống nuôi gia đình. Nhiều khi con ốm hoặc gia đình có công việc không về được mà lòng như lửa đốt. Từ đầu dây bên kia cất lên giọng nói nhỏ nhẹ “Anh ơi, hôm nào anh được nghỉ?…” thật sự chẳng biết trả lời ra sao. Hứa ngày mai, ngày kia… rồi lại thất hứa vì công việc đột xuất…
Thời gian cứ trôi đi vùn vụt, công việc cứ cuốn hút theo dòng chảy của thời gian. Để dảm bảo tiến độ thi công, nhiều khi lịch trực ca cứ xoay tròn: hai ca 3, hai ca 2, hai ca 1. Với lịch trực như trên, nếu trừ ngày nghỉ thì trung bình anh em nào cũng sẽ phải thức làm việc 100 đêm trong tổng số 365 ngày đêm. Trong màn đêm sương răng dày đặc, công trường vẫn hối hả làm việc, một chút nghỉ ngơi chợp mắt quả thực là hiếm hoi.
Kỹ sư Nguyễn quang Sáng và Lê Đình Tâm là những người có nhiều năm gắn bó với công trường, thuộc lòng lịch nghỉ “Làm việc 2 tháng được nghỉ về với gia đình 4 ngày thì một năm 365 ngày làm việc tại công trường thì được nghỉ về với gia đình gần 30 ngày, không kể ngày lễ tết”.
Tết trên công trường mới
Theo tiến độ công trường thủy điện Lai Châu dự kiến bắt đầu thi công bê tông đầm lăn ngày 20/2/2013. Để đảm bảo, Ban điều hành Thủy điện Lai Châu đã cắt cử 3 kỹ sư ở lại trực Tết theo dõi công tác chuẩn bị thi công bê tông đầm lăn RCC, giám sát công tác thi công khoan phun chống thấm và gia cố, công tác đổ bê tông CVC… Công trường ngày Tết vẫn còn khoảng 1000 cán bộ, công nhân ở lại thi công.
Video đang HOT
Năm nay lại giống nhiều năm khác, kỹ sư Nguyễn Hữu Dụng, quê Ứng Hòa – Hà Nội ở lại đón Tết tại công trường. Anh Dụng tâm sự: “Anh đưa cả gia đình lên công trường ăn Tết, một là để gia đình được đoàn tụ sum vầy, hai là để cho các cháu biết nơi bố công tác, để người vợ thấu hiểu, cảm thông và chia sẻ, đó là một món quà, một niềm vui rất lớn của anh”.
Đối với kỹ sư trẻ Phạm Lê Giang, lần đầu tiên ăn tết xa, cảm thấy nhớ nhà lắm, nhớ bố mẹ, anh em, bạn bè đi chúc Tết đầu năm. Giang quê Nghệ An, chia tay vùng đất Xứ Thanh đến với công trường trong niềm vui được trải nghiệm ở một công trường lớn. Đây cũng là lần đầu tiên Giang được tiếp cận với các công nghệ mới thi công bê tông đầm lăn RCC, công nghệ thi công khoan phun chống thấm và gia cố… Giang cho biết: “Những ngày đầu tiên đặt chân đến công trường mọi thứ đối với em đều ngỡ ngàng đến lạ. Trên giảng đường đại học, mọi lý thuyết đều được thầy cô trang bị cho nhưng khi bắt tay vào việc thì cái gì cũng thấy lúng túng. Từ việc thi công đất đá đến thi công bê tông, khoan phun… công đoạn nào cũng phải mang sách ra đọc lại. Nhiều khi đọc rồi mà vẫn chẳng giải quyết được việc lại phải nhờ các bậc đàn anh đi trước chỉ bảo cho”.
“Đúng là từ lý thuyết đến thực tiễn là cả một quá trình phải học hỏi và trau dồi kiến thức tích lũy kinh nghiệm. Ngày càng nhiều công nghệ mới được đưa vào ứng dụng mà giáo trình ở trường thì không thể thay đổi kịp, khi đó mới thấy sự học hỏi lẫn nhau quý giá biết nhường nào”, Giang nói.
Chia sẻ với những khó khăn chung của công trường và nhân dân địa phương trong dịp tết Nguyên Đán 2012, Đoàn thanh niên Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Đoàn thanh niên Tổng công ty Sông Đà đã tổ chức thăm và tặng quà cho thanh niên công nhân có hoàn cảnh khó khăn đang thi công tại công trường thủy điện Lai Châu.
Đoàn thanh niên Tổng công ty Sông Đà và Đoàn thanh niên Tập đoàn Điện lực tặng quà cho bà con nghèo xã Nậm Nhùn Mường Tè Lai Châu
Đoàn cũng đã tặng chăn, quần áo ấm, đồ dùng học tập cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại Xã Nậm Nhùn, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Những món quà tuy nhỏ nhưng đã làm tăng sự gắn kết giữa người dân địa phương với công nhân thủy điện.
Theo 24h
Những người đón Tết ở thủy điện Sơn La
Toàn cảnh công trình thủy điện Sơn La
Trong tiếng máy rộn ràng khắp chốn, mùa xuân này trên thủy điện Sơn La, niềm vui như được nhân lên...
Tuy đã hoàn thành, song Thủy điện Sơn La vẫn còn nhiều công tác hoàn thiện để bàn giao. Tết đến, dòng người vẫn hối hả làm việc theo dòng chảy của thời gian. Chỉ có công việc mới làm vơi đi được nỗi nhớ nhà, vơi đi được nỗi buồn canh cánh trong khoảnh khắc giao thừa.
Vượt qua nỗi nhớ
Tốt nghiệp Đại học mỏ địa chất với tấm bằng ưu, ông Nguyễn Kim Tới khăn gói trên vai, chia tay cha già mẹ yếu, chia tay xứ đồi cọ quanh co có cánh đồng thơm mát... để đến với Sông Đà. Thời gian thấm thoắt trôi, với hơn 50 năm tuổi đời, hơn 20 năm tuổi nghề, đã trải qua bao công trình thủy điện như Hòa Bình, Yaly, Nậm Chiến, giờ ông lại đến với công trình thủy điện Sơn La.
Trong vai trò Phó tổng giám đốc Tổng công ty Sông Đà, giám đốc Ban điều hành dự án thủy điện Sơn La, biết bao mùa xuân đón Tết xa nhà, ông Tới hiểu hơn ai hết những con người đi làm thủy điện. Để có thể vừa đoàn tụ gia đình vừa hoàn thành công việc cấp trên giao cho, nhiều năm ông phải đưa cả vợ và con lên công trường ăn Tết. Thấu hiểu nỗi vất vả của người vợ một mình ở nhà chăm sóc các con, ông luôn động viên an ủi vợ mình bằng cả tấm lòng chân thành, thỉnh thoảng lại gửi về cho bà những món quà nho nhỏ để khích lệ động viên tinh thần.
Bây giờ các con ông đã lớn và thành đạt, cũng là lúc vợ ông có nhiều thời gian hơn để lên thăm chồng. Khi thì mang theo con gà, khi thì mang theo một chút quà miền xuôi lên đãi anh em trên cơ quan. Ai chứng kiến cảnh này, mới thấy quý giá biết nhường nào khoảnh khắc gia đình hội ngộ tại công trường khi Tết đến xuân về.
Những người có thâm niên ăn Tết công trường lâu dần thành quen nhưng những ai lần đầu tiên ăn Tết xa nhà mới thấy hết cái cảm giác nhớ nhà da diết. Cô công nhân Lôi Thị Vui (Sông Đà 5), người dân tộc Nùng, chia tay vùng đất Quảng Yên - Cao Bằng đến với nắng gió công trường từ những ngày đầu năm 2008. Khi mới đến, cái gì Vui cũng thấy bỡ ngỡ, được sự chỉ bảo của các anh, các chị đi trước, cô đã hòa nhập được với cuộc sống nơi đây. Vui tâm sự: "Ở lại trực Tết trên công trường, em thấy nhớ nhà lắm. Từ nhỏ, chưa năm nào em ăn Tết xa nhà. Tự dưng em thấy nhớ bố mẹ, nhớ các em, nhớ bếp than hồng, nhớ nồi bánh chưng, nhớ cây nêu ngày tết, nhớ đêm giao thừa cùng bạn bè đi hái lộc, xông nhà... Nhưng Tết này em phải tạm gác niềm vui đó lại để cùng anh em ở lại công trường hoàn thành tốt công việc xản xuất kinh doanh được giao".
Góp sức trẻ cho mùa xuân công trường
Như thường lệ, các đơn vị trên công trường đều tổ chức đón Tết cho cán bộ công nhân viên ở lại thi công. Buổi tối trên công trường, nghe đài báo tả không khí Tết trên khắp mọi miền tổ quốc, lòng ai cũng sao xuyến bồi hồi chuẩn bị đón một năm mới.
Đêm giao thừa, tất cả mọi người ngồi quanh mâm cỗ tất niên. Tết có rượu sâmpanh, có bánh chưng xanh, thịt mỡ, dưa hành... và những tiếng cười giòn giã... Khi đồng hồ đã điểm 0h00, lãnh đạo cơ quan chúc Tết, mừng tuổi cho mọi người, mong muốn một năm mới thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả cao hơn năm trước. Rồi tất cả nhấc ly rượu mừng, cùng chúc nhau sức khỏe, hạnh phúc...
Mùng 1 Tết nhưng ngoài công trường đã rộn ràng tiếng máy, tiếng người. Trong bộ quần áo công nhân còn bám dính đầy xỉ hàn, anh công nhân Quan Văn An, dân tộc Tày (Công ty CP Sông Đà 7) tâm sự: "Tết mà ngồi ở nhà thì thấy nhớ nhà lắm, chúng em chỉ muốn ra công trường làm việc để vừa lấy may trong năm mới, vừa vơi đi nỗi nhớ nhà". Cách đó không xa anh Trương Văn Dũng (Công ty CP Sông Đà 6.4) nói xen vào: "Lao động là vinh quang mà, phải lao động thì mới thấy niềm vui". Và chúng tôi bắt gặp không ít những người có tinh thần hăng say lao động như thế tại nơi đây. Họ là những con người nguyện đem sức trẻ của mình để xây dựng quê hương đất nước.
Trên công trường thủy điện Sơn La, những công nhân đến từ khắp mọi miền quê, hội tụ nhiều dân tộc anh em như Kinh, Thái, Tày, Nùng, Mường... Mỗi người có một nỗi nhớ riêng, một phong tục văn hóa riêng. Ai cũng muốn về đoàn tụ gia đình trong ngày Tết. Nhưng vẫn có những người âm thầm ở lại trực Tết công trường. Họ đã biết hy sinh những cái tôi của mình để cùng hướng về một đích "tất cả vì dòng điện ngày mai của tổ quốc".
Theo 24h
Đầu năm, "cái bang" xuất chiêu Đầu năm, mọi người nô nức đi du xuân, đích đến là những ngôi chùa để cầu cho quốc thái dân an, gia đình êm đẹp, làm ăn thuận buồm xuôi gió trong năm mới. Nắm bắt được nhu cầu đó, đội quân ăn xin rầm rộ kéo về cổng các ngôi chùa, các điểm vui chơi để "tác nghiệp". "Cái bang" bao...