Tết qua mà bánh chưng chưa hết, làm món siêu rẻ, siêu dễ này đảm bảo ăn bao nhiêu vẫn không ngán
Củ cải muối chua ngọt chính là “chân ái” giúp bánh chưng, giò chả còn lại sau Tết có thể tiêu thụ được hết
Trên diễn đàn về ẩm thực, anh Lâm Hoàng đã chia sẻ với mọi người 1 món ăn kèm chống ngán để giải quyết nốt bánh chưng và giò sau tết. Đó chính là món củ cải muối chua ngọt. Củ cải đang mùa thu hoạch, vừa trắng, to ngọt và đậm nước làm món này đảm bảo ăn bao nhiêu bánh chưng, giò chả cũng không thấy ngán.
Nguyên liệu: Củ cải trắng: 500 gram; bắp cải tím: 1/4 cây, giấm trắng: 250 gram, đường: 50 gram, muối tinh: 1 thìa cà phê, gừng
Cách làm:
- Củ cải trắng gọt vỏ, thái lát mỏng, rửa sạch, để ráo nước.
- Bắp cải tím thái nhỏ, rửa sạch để ráo
- Dấm trắng, đường, muối tinh theo tỉ lệ trên.
Nước: 250 ml đun sôi để nguội.
Video đang HOT
Sử dụng nước sôi để pha hỗn hợp gia vị trên, khi ngâm sẽ tránh được váng mốc. Độ mặn ngọt tùy khẩu vị mỗi người có thể tăng giảm thêm.
- Gừng 1 vài lát đập dập vào hỗn hợp nước tạo mùi thơm.
Cho tất cả nguyên liệu củ cải, gừng, bắp cải vào hỗn hợp nước vừa pha chế, sau 1 ngày là sử dụng được.
Lưu ý:
- Muốn củ cải thơm ngon hơn mọi người sử dụng thêm 1 chút nước mơ ngâm cùng.
- Muốn nhanh chua thì ngâm củ cải vào nước gia vị khi nước còn hơi âm ấm. Chỉ sau nửa ngày là ăn được.
- Muốn có vị cay có thể cho thêm ớt ngâm cùng.
Để cho món củ cải ngâm chua ngọt lôi cuốn hơn thì các bạn nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
Mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng cần phải có những gì?
Mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng gồm có cỗ mặn cúng gia tiên và cỗ chay cúng Phật.
Rằm tháng Giêng (Tết Nguyên tiêu) là ngày rằm đầu tiên trong năm mới. Ngày lễ này được người Việt quan niệm rằng, mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng luôn cần chuẩn bị tươm tất và thịnh soạn, để cầu mong một năm bình an, suôn sẻ và thuận hoà, sung túc. Cũng chính vì thế mà đời xưa đã có câu: "Giỗ Tết cả năm không bằng rằm tháng Giêng".
Mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng gồm có cỗ mặn cúng gia tiên và cỗ chay cúng Phật.
Với cỗ chay cúng Phật, gia chủ cần chuẩn bị hoa quả xôi chè, rau xào chay, canh rau củ hoặc canh nấm, các món đậu. Không chỉ vậy, lễ vật cúng rằm tháng Giêng còn gồm hương, hoa, đèn nến. Một điều gia chủ nên lưu tâm, đó là màu sắc của các món ăn trên mâm cỗ chay còn tượng trưng cho ngũ hành: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Cúng cỗ chay vào ngày rằm tháng Giêng cũng là cách tìm về sự bình yên, thanh tịnh trong tâm hồn con người.
Với mâm cỗ mặn cúng gia tiên, gia chủ cần chuẩn bị hương, hoa tươi, vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, một số món ăn mặn đặc trưng. Mâm cỗ này sẽ gồm 4 bát và 6 đĩa. Các món ăn truyền thống trong mâm cơm cúng rằm tháng Giêng gồm:
1 bát canh măng ninh xương heo
1 bát canh bóng
1 bát miến
1 bát canh mọc
1 đĩa thịt gà luộc
1 đĩa giò hoặc nem
1 đĩa nem thính hoặc giò xào
1 đĩa hành muối
1 đĩa bánh chưng
1 bát nước chấm
Mỗi món ăn trong mâm cơm cúng rằm tháng Giêng đều tượng trưng cho ước mong của người Việt ta thời xưa. Bánh chưng thể hiện cho sự sinh sôi, nảy nở; dưa hành thuộc về Dương, thịt lợn đã chế biến thuộc về Âm, đảm bảo sự hài hòa và cân bằng về Âm và Dương. Các mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng không nhất thiết phải là mâm cao cỗ đầy, bày vẽ mà tuỳ vào tình hình kinh tế của mỗi gia chủ mà chuẩn bị sao cho phù hợp, quan trọng thành tâm là được.
Giúp nàng lấy lại dáng thon sau Tết với món ức gà sốt cà chua ăn nhiều không lo béo Ức gà sốt cà chua là món ăn rẻ tiền dễ làm, giúp bạn gái giảm cân hiệu quả sau tuần lễ Tết bội thực thịt thà, cá mú. Có thể các chị em được biết rằng thịt ức gà chính là trợ thủ đắc lực trong cuộc chiến giảm cân của mỗi người. Thịt gà chứa nhiều chất đạm, khá ngon và...