Tesla khiến cả giới phân tích ngỡ ngàng khi báo lãi 8 quý liên tiếp, lợi nhuận tăng gấp 10 lần sau 1 năm
Tesla mới đây đã công bố lợi nhuận quý II cao hơn dự kiến, được thúc đẩy bởi nhu cầu đối với ô tô điện khi hãng cho biết hoạt động giao hàng trong năm nay có thể vượt qua mức dự báo tăng trưởng dài hạn tới 50%.
Tesla cho biết, EPS của hãng đã tăng lên 1,45 USD/cổ phiếu, cao hơn 97% so với ước tính của các nhà phân tích. Kết quả này đánh dấu báo lãi quý thứ 8 liên tiếp của công ty xe điện có trụ sở tại Palo Alto. Hiện tại, Tesla có khoảng 80.000 nhân sự.
Lợi nhuận từ hoạt động tăng nhờ doanh số của Model Y và Model 3 khởi sắc, trong khi đó phân khúc cao cấp hơn là Model X và Model lại có tỷ suất lợi nhuận âm khi Tesla tăng sản lượng. Điều này giúp hãng ghi nhận lợi nhuận từ hoạt động bán ô tô – chưa bao gồm chứng nhận không phát thải, là 25,8%, tăng từ mức 22% trong quý trước và 18,7% cùng kỳ năm ngoái.
Ngoài ra, doanh thu quý II của hãng gần như tăng gấp đôi lên 11,96 tỷ USD, vượt ước tính 11,36 tỷ USD của giới phân tích. Lợi nhuận từ hoạt động bán chứng nhận không phát thải là 354 triệu USD, giảm từ mức 518 triệu USD ở 3 tháng đầu năm.
Dòng tiền tự do của Tesla tăng lên 619 triệu USD, cao hơn mức giảm 318,1 triệu USD mà các nhà phân tích ước tính, nhờ giao 201.250 xe trên toàn thế giới trong quý vừa qua.
Video đang HOT
Tesla đã giao tổng cộng 201.250 xe và sản xuất tổng cộng 206.421 xe. Doanh thu trong quý II của mảng kinh doanh năng lượng là 801 triệu USD, bao gồm quang điện mặt trời và hệ thống lưu trữ năng lượng cho gia đình, doanh nghiệp và tiện ích, tăng hơn 60% so với quý trước.
Nhà phân tích Ben Kallo đến từ Robert W. Baird nhận định: “Tôi không cho rằng có ai dự đoán về kết quả kinh doanh vượt xa ước tính này, nhưng mốc vốn hóa 600 tỷ USD sẽ cần mức tăng mạnh mẽ hơn của cổ phiếu. Điều này giúp họ trở thành một trong những nhà sản xuất ô tô tốt nhất xét về góc độ lợi nhuận.”
Dù Tesla vẫn là nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới tính theo vốn hoá, nhưng cổ phiếu của hãng giảm 6,8% trong năm nay ngay cả khi S&P 500 đạt mức cao mới. Cổ phiếu các công ty cùng ngành hoạt động lâu năm hơn, như General Motors và Ford Motor, đã hồi phục khi họ đang tích cực đẩy mạnh hoạt động tại thị trường xe điện vốn còn non trẻ.
Cuộc cạnh tranh giữa các hãng xe càng trở nên nóng hơn trong bối cảnh chuỗi cung ứng gặp nhiều thách thức do tình trạng thiếu chất bán dẫn trên toàn cầu và giá hàng hóa tăng cao. Nhà đầu tư cũng cân nhắc về những khó khăn của Tesla ở thị trường Trung Quốc và các cuộc điều tra của Mỹ về một số vụ tai nạn đã làm dấy lên mối lo ngại về vấn đề an toàn.
Theo Dan Ives – nhà phân tích của Wedbush, câu chuyện tăng trưởng tại Trung Quốc dường như sẽ ổn định trong nửa cuối năm, khi nhà đầu tư đang chờ đợi bình luận của Elon Musk về tình trạng thiếu chip, công nghệ pin, hoạt động giao Model Y và tác động của Bitcoin.”
Hồi tháng 2, Tesla cho biết đã đầu tư 1,5 tỷ USD tiền mặt để mua Bitcoin và sẽ chấp nhận đồng tiền này làm phương thức thanh toán khi mua xe. Thông báo này đã đẩy giá Bitcoin lên cao kỷ lục. Tuy nhiên, không lâu sau đó, Elon Musk lại dừng chấp nhận Bitcoin để mua xe do lo ngại về tác động môi trường. Tesla cho biết đã mất 23 triệu USD do khoản đầu tư vào Bitcoin ở quý II.
Tesla dự báo hoạt động giao hàng sẽ tăng trưởng 50% “trong nhiều năm”. Tuy nhiên, hãng cho biết thêm rằng “trong một vài năm nữa, chúng tôi có thể sẽ tăng trưởng nhanh hơn và đó là điều chúng tôi mong đợi trong năm 2021″. Nhà sản xuất ô tô tiết lộ họ đang chuẩn bị sản xuất mẫu crossover của Model tại 2 nhà máy mới ở Austin (Texas) và Berlin vào cuối năm nay.
Hơn nữa, Tesla đã lùi ngày bán của Semi Truck sang năm sau. Hoạt động sản xuất Cybertruck sẽ diễn ra sau Model Y ở Austin, nhưng Tesla không đưa ra thêm thông tin chi tiết.
Tesla mất hết lợi nhuận từ Bitcoin nếu giá về dưới 30.000 USD
Việc giá Bitcoin giảm mạnh khiến khoản đầu tư của Tesla gần như bốc hơi.
Vào ngày 21/7, Bitcoin có lúc giảm xuống còn 29.600 USD/đồng. Đối với Elon Musk và các nhà đầu tư của Tesla, đó là một lời cảnh báo. Giá trị Bitcoin giảm mạnh đã khiến lợi nhuận của khoản đầu tư 1,5 tỷ USD vào loại tiền mã hóa này của Tesla biến mất.
Theo ước tính của Fortune , Tesla đã mua 46.000 Bitcoin từ đầu năm đến tháng 2, với giá trị trung bình khoảng 32.600 USD. Trong quý I, Tesla đã bán 10% lượng Bitcoin, tương đương 4.600 đồng.
Thương vụ Bitcoin khiến Tesla gặt hái nhiều lợi nhuận trong quý I.
Công ty này đã bán được ở mức giá 59.100 USD/đồng, gần mức cao nhất mọi thời đại của Bitcoin. Thương vụ giúp tập đoàn kiếm được 272 triệu USD và mang lại 101 triệu USD lợi nhuận trước thuế trong quý I.
Vào cuối quý I, Tesla vẫn nắm giữ 41.400 Bitcoin, tương đương với 1,33 tỷ USD. Ngày 14/4, khi Bitcoin đạt đỉnh 64.800 USD, giá trị của khoản đầu tư tăng lên 2,68 tỷ USD. Tesla đang ghi nhận khoản lãi trên giấy tờ là 1,35 tỷ USD từ Bitcoin. Cộng thêm khoản lợi nhuận 101 triệu USD trong quý 1, tổng lợi nhuận trên giấy tờ của Tesla 1,451 tỷ USD.
Tuy nhiên, khoản lãi phụ thuộc vào sự tăng giảm của Bitcoin, và khi giá giảm xuống 28.900 USD vào tháng 6 thì số tiền lãi đã hoàn toàn biến mất.
Vào ngày 20/7, khoản lợi nhuận này một lần nữa về con số 0. Ở mức 29.600 USD/đồng, số Bitcoin Tesla đang giữ đã hạ xuống thấp hơn ban đầu. Nếu Tesla bán chúng ngay hôm nay, công ty sẽ hòa vốn trên khoản đầu tư 1,5 tỷ USD.
Nếu Bitcoin giảm xuống còn 25.000 USD/đồng, Tesla sẽ bị lỗ 300 triệu USD. Trong trường hợp đồng tiền mã hóa giảm xuống còn 20.000 USD, khoản lỗ sẽ tăng lên 500 triệu USD, bằng với tất cả lợi nhuận mà Tesla kiếm được trong quý I.
Khi giá Bitcoin xuống thấp, việc vào Bitcoin của Tesla không còn là quyết định đúng đắn.
Vào tháng 4, khi Bitcoin tăng giá mạnh, việc đầu tư tiền mã hóa giống như một động thái của người có tầm nhìn. Tuy nhiên, Tesla đang phải đối mặt với nguy cơ mất trắng lợi nhuận vào quý I hay thậm chí chịu lỗ.
Tesla có thể trấn an nhà đầu tư nếu họ công bố lợi nhuận kinh doanh trong quý II và những quý tới. Nếu không thể có lợi nhuận tốt từ việc bán xe, những nhà đầu tư của công ty này sẽ phải đặt dấu hỏi về quyết định đầu tư Bitcoin với những đợt giảm giá như vừa qua.
Mỹ lùi lại phía sau châu Âu và Trung Quốc về sản xuất xe điện Các chính sách tập trung vào việc chuyển đổi sang các phương tiện không phát thải đã thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ xe điện ở châu Âu và Trung Quốc. Các chính sách có thể thúc đẩy tăng sản lượng, đầu tư và mua xe điện ở Mỹ đã được lùi lại hoặc loại bỏ dần Theo CNBC, một nghiên cứu mới...