Teo tóp bữa ăn học trò

Theo dõi VGT trên

Mỗi ngày có hàng triệu học sinh bán trú ăn trưa tại trường. Và mỗi ngày cũng xuất hiện chừng đó nỗi lo của phụ huynh khi chất lượng bữa ăn mỗi nơi một kiểu, “hậu trường” bữa ăn hiếm được công khai.

Tại nhiều trường mầm non, tiểu học, điều phụ huynh lo ngại nhất chính là việc bữa ăn thực tế không giống với thực đơn trường công khai. Có phụ huynh ngỡ ngàng phát hiện phần ăn xế của con được ghi “mì thịt bằm” nhưng trên thực tế là… một chén mì ăn liền mà không hề thấy bóng dáng của thịt. Hay những món ăn được đặt tên rất mỹ miều là canh ngũ sắc thật ra chỉ là một chén xúp lõng bõng nước.

Thực đơn canh thịt, thực tế canh rau

Những kiểu thực đơn một đằng bữa ăn một nẻo không phải hiếm. Chị Phượng, phụ huynh có con học một trường mầm non tư thục ở Thủ Đức với mức tiền ăn đóng cho nhà trường 35.000 đồng/ngày (chưa kể sữa), cho biết: “Những lần trường tổ chức cho phụ huynh tham quan bữa ăn của trẻ thì thực đơn rất tươm tất, có cả hình thức buffet cho các bé chọn món.

Nhưng vừa rồi tôi có công việc phải ghé đón con buổi trưa mới thấy bữa ăn của con khác hoàn toàn với thực đơn. Thay vì canh bí đỏ thịt bằm như bảng thực đơn công khai thì là canh bầu và không có thịt, nước trong veo như nước luộc. Tôi hỏi các cô thì được trả lời là thực đơn thay đổi đột xuất, mai sẽ ăn bù lại”. Chị Ngọc, phụ huynh có con học lớp 8 một trường THCS ở Q.Gò Vấp, than: “Con tôi nói bữa ăn ở trường rất hiếm khi giống với bảng thực đơn niêm yết, món rau và đồ tráng miệng thỉnh thoảng lại biến mất”.

Teo tóp bữa ăn học trò - Hình 1

Học sinh Trường mầm non Sơn Ca 11, quận Phú Nhuận tự lấy thức ăn theo nhu cầu của mình (thay vì được cô giáo chia) – Ảnh: H.HG.

“Đơn vị cung cấp thức ăn dọn bàn ăn cho các cháu ngay ngoài sân, gần chỗ đậu xe hơi của trường đầy khói bụi”- Chị Loan, một phu huynh của trường cho biết.

Trưởng phòng GD-ĐT một quận vùng ven TP.HCM kể có lần đi thực tế ở một trường tiểu học, cán bộ phòng GD-ĐT đã phát hiện bữa ăn của học sinh bị “xà xẻo” quá nhiều. Với mức thu 20.000 đồng/ngày (năm học trước – PV) dành cho bữa trưa và bữa xế, mà bữa trưa mỗi phần cơm chỉ có một trứng vịt, hai lát thịt mỏng và nhỏ như ngón tay út, canh bầu chỉ thấy nước trong và hai, ba lát bầu mỏng, bữa xế mỗi học sinh được một chiếc bánh mì ngọt giá 3.000 đồng.

Nhà cung cấp bữa ăn giải thích: trong tuần có bữa này bữa kia, bữa ít bữa nhiều. Nhưng đó là một lần bắt gặp, còn những lần khác có bù vào hay không thì… chỉ có nhà trường mới biết. Vị trưởng phòng này còn kể: có trường đặt bữa ăn công nghiệp mà chấp nhận cả việc chuyên chở bằng xe máy, thức ăn, chén, đĩa… được cột lại một cách tạm bợ, chở đi ngoài đường và hứng bao nhiêu khói, bụi rất mất vệ sinh.

Video đang HOT

Đồng giá, khác chất lượng

So sánh giữa bữa ăn của các trường là không thể tránh khỏi đối với mỗi phụ huynh có con đang học bán trú hay nội trú. Chúng tôi tham khảo giờ ăn trưa ở hai trường phổ thông tư thục nhiều cấp học tại hai quận Tân Bình và Bình Thạnh, TP.HCM. Cả hai trường này đều có mức thu tiền ăn cho học sinh nội trú là 100.000 đồng/ngày (bao gồm bữa sáng, trưa và tối, trong đó bữa trưa và tối dao động 35.000-40.000 đồng/bữa).

Phần ăn trưa ở Trường Đ (Bình Thạnh) được dọn chung với tiêu chuẩn mỗi bàn một thố cơm, hai đĩa đậu côve, cà rốt xào bò, một đĩa cá kho (sáu miếng), một đĩa gà rán (sáu miếng), một thố canh thịt bằm nấu bầu, tráng miệng bằng chè. Riêng cơm và canh không giới hạn. Ăn hết, học sinh tự múc thêm cơm và canh.

Ngược lại, tại Trường H (Tân Bình), bữa trưa của mỗi học sinh được dọn ra khay đựng thức ăn bằng nhựa, trong đó có một phần cơm, một khúc cá chiên, một phần canh rau và tráng miệng bằng hai trái chôm chôm. Cơm và thức ăn đều được định lượng sẵn trên khay khá nguội vì bảo mẫu đã dọn sẵn từ trước giờ ăn khoảng 30 phút. Một học sinh ở đây cho biết: “Hôm nào đói em ăn hết phần ăn của mình, còn hôm nào nắng nóng, mệt mỏi thường bỏ dở hoặc ráng vài muỗng cho qua bữa”. Một số học sinh khác tỏ ra không hào hứng khi ăn cơm ở trường, nhưng cũng không phản bác vì “đã học nội trú thì phải chịu thôi”.

Trong khi đó, những trường áp dụng hình thức suất ăn công nghiệp, phụ huynh và học sinh càng kêu trời. Chị Loan, một phụ huynh có con học trường tư thục quốc tế, thuộc một hệ thống trường quốc tế khá đông học sinh tại TP.HCM, kể: “Một hôm đến trường vào buổi trưa, tôi giật mình khi thấy thực đơn niêm yết: cơm trắng, chả cá xốt cà, đậu côve xào thịt bò, canh cải thịt bằm nhưng xem kỹ thì mỗi phần ăn chỉ có hai miếng chả cá nhỏ, đậu côve xào không có thịt bò, có canh cải nhưng không có thịt bằm…”.

Theo ông Nguyễn Đặng Hương, hiệu trưởng Trường THCS Bàn Cờ (quận 3), một trường có hơn 400 chỗ học bán trú, tổ chức bữa ăn công nghiệp giải quyết được rất nhiều vấn đề của những trường không có bếp ăn, vừa tiết kiệm được thời gian vừa giảm được nhân sự cho nhà trường. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm đó, nhiều phụ huynh lo lắng về chất lượng bữa ăn công nghiệp khi thức ăn được nấu từ rất sớm, khoảng thời gian vận chuyển khá lâu dễ gây ra nguy cơ ôi, thiu thức ăn. Và điều phụ huynh lo nhất là tỉ lệ “hoa hồng” từ các nhà cung cấp suất ăn đang ngày này qua ngày khác “ăn” vào bữa ăn của học sinh.

Ăn theo định tính Theo một bác sĩ ở Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM, đối với bữa trưa ở trường, học sinh cần 30-35% nhu cầu calo trong ngày, bữa xế cần 10-15% nhu cầu calo trong ngày. Cũng theo bác sĩ này, hiện ở bậc mầm non các trường có hẳn một bộ phận chuyên trách về nuôi dưỡng (được chỉ đạo thông suốt từ sở GD-ĐT xuống phòng GD-ĐT rồi xuống các trường) nên khẩu phần ăn của các cháu được tính toán rất kỹ lưỡng. Nhưng từ bậc tiểu học đến THCS, THPT, hiện các trường mới tổ chức bữa ăn theo định tính: tức là bữa ăn có chất bột đường là cơm, phở… có chất đạm là thịt, cá có chất khoáng, vitamin là rau, củ… chứ chưa tính toán một cách cụ thể học sinh cần bao nhiêu calo, bao nhiêu protein… trong bữa ăn ở trường. Hiện nay các trường tiểu học, THCS, THPT thiết kế bữa ăn cho học sinh chủ yếu dựa vào mức tiền ăn mà phụ huynh đóng cho trường chứ chưa chú ý đến nhu cầu dinh dưỡng của các em.

Theo tuổi trẻ

Gánh nặng từ mô hình bán trú "ba trong một"

Học, ăn, ngủ cùng một chỗ là "mô hình" bán trú dễ thấy tại nhiều trường ở TPHCM hiện nay. Thiếu cơ sở vật chất, mức thu quá lạc hậu, thiếu nhân sự... hoạt động bán trú trở thành gánh nặng với các trường.

Những vấn đề này được đề cập tại hội thảo "Mô hình tổ chức bán trú - Thực trạng và giải pháp" do Sở GD-ĐT TPHCM và báo Giáo dục TPHCM tổ chức chiều 21/8.

Bán trú "ba trong một"

Hiện nay TPHCM có 82% trường ở các bậc học tổ chức bán trú, hơn 548.000 học sinh (HS) ăn trưa tại trường. Tuy nhiên, ngoài trường mầm non được xây dựng là có cơ sở bán trú còn các bậc học còn lại đều phải tận dụng, cải tạo cơ sở có sẵn có để phục bán trú cho HS.

Một "mô hình" dễ thấy tại các trường là không có nhà ăn, phòng ngủ, HS phải ăn ở hành lang hoặc những khu vực được nhà trường cải tạo tạm bợ, bữa ăn chia thành 2 ca, thậm chí có nơi HS ăn, ngủ ở ngay trong lớp học.

Gánh nặng từ mô hình bán trú ba trong một - Hình 1

Ăn - ngủ trong lớp học - "mô hình bán trú" thiếu vệ sinh nhưng rất dễ thấy ở TPHCM.

BS Nguyễn Tài Dũng - Phó trưởng phòng Công tác HSSV, Sở GD-ĐT TPHCM cho hay, chỉ một số ít trường học mới xây có cơ sở bán trú, còn lại hầu hết các trường không có kết cấu để HS ăn ngủ tại trường. Có trường các em ăn trong lớp rồi lại xếp bàn học lại để ngủ rất khó đảm bảo được vấn đề vệ sinh.

"Sở Y tế từng có yêu cầu chỗ ngủ ở trường học phải tách chỗ ăn, chỗ học để phòng chống dịch bệnh nhưng chúng tôi phải phản đối vì nếu vậy thì ít trường nào đáp ứng nổi", BS Dũng nói.

Ông Lê Ngọc Điệp - Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học Sở GD-ĐT TPHCM đánh giá, tỉ lệ HS bán trú những năm gần đây đang giảm đi do số HS tăng, trường học không đáp ứng được.

Gánh nặng từ mô hình bán trú ba trong một - Hình 2

Hàng lang được nhiều trường tận dụng làm "nhà ăn".

Thiếu cơ sở vật chất, chưa có mô hình cụ thể nên các trường đều phải "tự bơi" đưa ra mô hình bán trú của mình, trong khi đây không phải là chuyên môn của lãnh đạo nhà trường. Nhiều hiệu trưởng phải tự đi chợ tìm thực phẩm an toàn, giá rẻ rồi lại phải lo sợ liệu có chuyện gì xảy ra với học trò không.

Theo ông Điệp, cần nhìn nhận bán trú không chỉ mỗi việc "ăn" mà còn là vấn đề sức khỏe của hơn nửa triệu HS. Khi chưa đủ điều kiện xây dựng cơ sở thì các trường cần khắc phục mô hình hiện tại như bố trí phòng ốc sao cho hợp lý nhất, quan tâm đến các yếu tố như ăn ngủ trong lớp thì vệ sinh lớp học như thế nào, giặt giũ ra sao...

Thiếu đủ thứ

Nhiều ý kiến bày tỏ, mức phí thu bán trú 30.000 đồng/HS/tháng áp dụng tại TPHCM cách đây 12 năm đã quá lạc hậu, không còn phù hợp với mức sống hiện nay. Mức thu này các trường phải chi phí cho công tác bán trú vừa chi trả tiền lương cho bảo mẫu, cấp dưỡng dẫn đến nhiều trường mất khả năng chi. Lương của bão mẫu, cấp dưỡng hiện nay rất thấp, chỉ khoảng 1,5 trệu đồng nên không muốn gắn bó lâu dài với công việc, các trường khó tuyển dụng dẫn đến việc thiếu nhân sự.

Gánh nặng từ mô hình bán trú ba trong một - Hình 3

Rất ít trường học có phòng ăn uống độc lập thế này. Trong ảnh: Học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi (Q.4) trong giờ ăn.

TS Ninh Văn Bình - Trưởng phòng giáo dục quận Phú Nhuận cho hay đa số bảo mẫu, cấp dưỡng - người phục vụ chính cho công tác bán trú - được các trường hợp đồng theo thời vụ 9 tháng/năm, thu nhập thấp nhưng công việc quá tải vì phải quản lý nhiều HS. Chưa kể, hầu hết đội ngũ này đều chưa qua lớp đào tạo về chuyên môn, trong khi tình hình dịch bệnh ngày càng phức tạp là một điều cần chú ý.

Bà Vũ Thị Thơ - hiệu trưởng Trường tiểu học Lương Thế Vinh (Q. Gò Vấp) không ngại ngần nói rằng, bán trú đang là một gánh nặng với trường học. Đây là nhu cầu của phụ huynh nhưng phí lại do nhà nước đặt ra, năm này qua năm khác không thay đổi, đã quá lạc hậu trong khi mọi trách nhiệm đều đổ hết về nhà trường.

"Kinh phí không đủ mà thu thêm của phụ huynh thì cả đội ngũ quản lý cứ phải nơm nớp lo sợ. Như vậy thì hỏi làm sao nâng cao được chất lượng?", bà Thơ trăn trở.

BS Nguyễn Tài Dũng cho rằng cần phải tăng phí để các trường có điều kiện nâng cao chất lượng bán trú. Hoặc cần xem bán trú là một dịch vụ do nhu cầu của phụ huynh, cho phép chi phí bán trú do nhà trường và phụ huynh thỏa thuận. Có như thế mới đảm bảo được điều kiện an toàn trường học cũng như lương bổng cho đội ngũ làm việc.

Hoài Nam

Theo dân trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Nhan sắc thật của Lâm Tâm Như khiến 70 triệu người sốc nặngNhan sắc thật của Lâm Tâm Như khiến 70 triệu người sốc nặng
06:23:47 22/02/2025
Vì sao "Nữ tu bóng tối" của Song Hye Kyo nhận cà chua thối?Vì sao "Nữ tu bóng tối" của Song Hye Kyo nhận cà chua thối?
06:25:29 22/02/2025
Náo loạn khắp Weibo: "Tiểu tam" chối đây đẩy chuyện hẹn hò Hoàng Cảnh Du, "chính thất" lên tiếng dằn mặt!Náo loạn khắp Weibo: "Tiểu tam" chối đây đẩy chuyện hẹn hò Hoàng Cảnh Du, "chính thất" lên tiếng dằn mặt!
06:33:46 22/02/2025
Ngay khi biết chồng được thăng chức tăng lương, tôi làm một bữa thịnh soạn ăn mừng, nào ngờ anh tức giận hất đổ mâm cơmNgay khi biết chồng được thăng chức tăng lương, tôi làm một bữa thịnh soạn ăn mừng, nào ngờ anh tức giận hất đổ mâm cơm
06:57:53 22/02/2025
Những đạo diễn thành công ngay phim đầu tayNhững đạo diễn thành công ngay phim đầu tay
06:24:28 22/02/2025
Sao nam Vbiz đang bị truy lùng chỉ vì 1 phát ngôn: Hot tới mức dính tin hẹn hò đồng giới lẫn yêu Hoa hậu!Sao nam Vbiz đang bị truy lùng chỉ vì 1 phát ngôn: Hot tới mức dính tin hẹn hò đồng giới lẫn yêu Hoa hậu!
08:09:58 22/02/2025
Sao Việt 22/2: Thanh Hằng rủ chồng mỗi tuần tới một nhà hàng, Ý Nhi đẹp rạng rỡSao Việt 22/2: Thanh Hằng rủ chồng mỗi tuần tới một nhà hàng, Ý Nhi đẹp rạng rỡ
08:20:40 22/02/2025
Xe khách va chạm ô tô đầu kéo, 6 người tử vongXe khách va chạm ô tô đầu kéo, 6 người tử vong
08:19:02 22/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Chuyện tình "mưa dầm thấm lâu" của anh chàng khiếm thị với nữ ca sĩ hơn 14 tuổi

Chuyện tình "mưa dầm thấm lâu" của anh chàng khiếm thị với nữ ca sĩ hơn 14 tuổi

Tv show

10:50:43 22/02/2025
Lá thư tỏ tình với đàn chị hơn 14 tuổi dù chỉ ít dòng nhưng anh chàng đã phải mất mấy tiếng đồng hồ để ngồi soạn, chọn từng câu từng chữ...
Ba thế hệ diễn viên đóng vai Hoàng Dung hội ngộ

Ba thế hệ diễn viên đóng vai Hoàng Dung hội ngộ

Hậu trường phim

10:48:08 22/02/2025
Bộ truyện Anh hùng xạ điêu của nhà văn Kim Dung từng được chuyển thể lên màn ảnh nhiều lần và không ít lần gây ấn tượng tốt với khán giả.
Vụ tai nạn 6 người chết ở Sơn La: Khởi tố vụ án

Vụ tai nạn 6 người chết ở Sơn La: Khởi tố vụ án

Pháp luật

10:44:40 22/02/2025
Công an tỉnh Sơn La đã khởi tố vụ án hình sự, giữ người trong trường hợp khẩn cấp với tài xế xe khách gây ra vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng trên quốc lộ 6, khiến 6 người chết, 8 người bị thương.
Loại vi khuẩn gây ung thư dễ dàng lây trong cả gia đình

Loại vi khuẩn gây ung thư dễ dàng lây trong cả gia đình

Sức khỏe

10:41:55 22/02/2025
Bác sĩ kết luận bé H. bị viêm dạ dày - loét hành tá tràng, HP dương tính. Ngay lập tức, trẻ được yêu cầu nhập viện nội trú và điều trị theo phác đồ. Bác sĩ tư vấn cả gia đình của bé H. nên làm test vi khuẩn HP để có kế hoạch điều trị ph...
Kỳ lạ 1km đường có... 23 biển báo cấm đỗ xe

Kỳ lạ 1km đường có... 23 biển báo cấm đỗ xe

Tin nổi bật

10:38:20 22/02/2025
Thời gian gần đây, cơ quan chức năng lắp đặt các biển báo giao thông trên quốc lộ 27, đoạn đi qua xã Lạc Lâm, huyện Đơn Dương, Lâm Đồng. Đáng chú ý, trên 1km đường trước UBND xã Lạc Lâm có đến 23 biển báo cấm đỗ xe ngày chẵn.
Messi dập tắt hoài nghi lớn nhất đời cầu thủ

Messi dập tắt hoài nghi lớn nhất đời cầu thủ

Sao thể thao

10:35:15 22/02/2025
Liệu một cầu thủ bị coi chân yếu tay mềm như Lionel Messi có thể làm nên chuyện trong một đêm lạnh giá đến phi nhân tính ở Kansas City không? Tất nhiên là có.
Thực đơn 3 món ngày cuối tuần hao cơm phải biết: Có món vừa giúp tăng sức đề kháng lại hỗ trợ chống ung thư

Thực đơn 3 món ngày cuối tuần hao cơm phải biết: Có món vừa giúp tăng sức đề kháng lại hỗ trợ chống ung thư

Ẩm thực

10:29:18 22/02/2025
Hãy cùng khám phá và chuẩn bị cho bữa cơm cuối tuần thêm phần ngon miệng, dinh dưỡng và tràn ngập tiếng cười trong bài viết này nhé!
Người đàn ông tay không bắt sống "quái thú" dài 6m ẩn nấp trong nhà vệ sinh

Người đàn ông tay không bắt sống "quái thú" dài 6m ẩn nấp trong nhà vệ sinh

Lạ vui

10:27:50 22/02/2025
Một con trăn dài 6m được một nhân viên dọn dẹp khu chung cư phát hiện khi thò đuôi qua lỗ nhỏ trong nhà vệ sinh. Người này đã nhanh chóng báo tin cho lực lượng chức năng tới xử lý.
Bậc thầy phong thủy hé lộ: Cuối tháng 2, 3 con giáp trúng "mánh lớn", công danh bùng nổ, tiền về túi ào ào

Bậc thầy phong thủy hé lộ: Cuối tháng 2, 3 con giáp trúng "mánh lớn", công danh bùng nổ, tiền về túi ào ào

Trắc nghiệm

10:24:24 22/02/2025
Những con giáp này hứa hẹn sẽ vượng tài vượng lộc , đón vận may bùng nổ, tài lộc thi nhau gõ cửa vào cuối tháng.3 năm tới, 3 con giáp này bội thu may mắn: Gặt hái được nhiều thành quả to lớn trong sự nghiệ
Clip vượt mức đáng yêu thu về 5 triệu view: "Nghiệp vụ sư phạm quá đỉnh"

Clip vượt mức đáng yêu thu về 5 triệu view: "Nghiệp vụ sư phạm quá đỉnh"

Netizen

10:22:15 22/02/2025
Nhiều bố mẹ cứ thắc mắc không biết sao ở lớp con ngoan thế, lúc nào cũng ăn hết suất, dễ thương, nghe lời mà về nhà cứ như biến thành người khác
Nai lưng dọn dẹp nhưng nhà tắm vẫn hôi rình, sau khi phát hiện "thủ phạm" tôi ngớ người

Nai lưng dọn dẹp nhưng nhà tắm vẫn hôi rình, sau khi phát hiện "thủ phạm" tôi ngớ người

Sáng tạo

09:58:38 22/02/2025
Chắc hẳn không ít người gặp tình huống nhà vệ sinh nhìn thì sạch sẽ, gọn gàng, thậm chí vừa kỳ cọ lau xong mà vẫn cứ phảng phất mùi hôi khó chịu