Tencent trở thành mục tiêu thứ 2 sau Alibaba, vốn hóa thị trường ngay lập tức bốc hơi 62 tỷ USD
Sau Ant Group của Alibaba, do tỷ phú Jack Ma sáng lập, Trung Quốc tiếp tục nhắm vào Tencent, nhằm chống lại sự bành trướng không kiểm soát của các gã khổng lồ công nghệ.
Theo báo cáo của Bloomberg, giá cổ phiếu của Tencent đã sụt giảm ngày thứ hai liên tiếp, khiến cho gã khổng lồ internet của Trung Quốc đánh mất 62 tỷ USD. Mà theo như một công ty môi giới cho biết, là đã xóa sạch phần lớn giá trị của mảng kinh doanh fintech.
Cổ phiếu của Tencent đã giảm hơn 4% vào thứ hai, sau khi đã giảm 4,4% vào thứ 6 tuần trước. Các nhà quản lý của Trung Quốc đang coi Tencent là mục tiêu tiếp theo để tăng cường giám sát, sau mục tiêu đầu tiên là Ant Group của Jack Ma. Giống như Ant, Tencent có thể được yêu cầu thành lập một công ty tài chính hoạt động độc lập.
Video đang HOT
Mảng kinh doanh fintech của Tencent được định giá từ 105 đến 120 tỷ USD, theo ước tính của các nhà phân tích. Trong đó, mảng kinh doanh thanh toán trực tuyến chiếm khoảng 70 đến 80 tỷ USD. Còn lại là tín dụng, quản lý tài sản và bảo hiểm, chiếm 35 đến 40 tỷ USD.
Sau Ant Group của Alibaba, do tỷ phú Jack Ma sáng lập, Trung Quốc tiếp tục nhắm vào Tencent, nhằm chống lại sự bành trướng không kiểm soát của các gã khổng lồ công nghệ. Trung Quốc muốn mở rộng việc giám sát fintech, loại bỏ độc quyền và ngăn chặn mở rộng nguồn vốn không được kiểm soát.
Với những quy định này, tham vọng phát triển dịch vụ thanh toán WeChat Pay của Tencent sẽ hoàn toàn bị sụp đổ. Các nhà quản lý Trung Quốc sẽ buộc các dịch vụ thanh toán phải thông qua một công ty tài chính chứ không phải một công ty công nghệ, bám sát khung pháp lý về quản lý ngân hàng.
Nhiều ông lớn công nghệ Trung Quốc bị phạt
Cục Quản lý Thị trường của Trung Quốc đã phạt một số gã khổng lồ công nghệ của nước này bao gồm Tencent, Baidu và ByteDance vì các vụ mua lại và đầu tư trong quá khứ.
Vào hôm thứ sáu, Cục Quản lý Thị Trường Trung Quốc thông báo về việc ông Mã Hóa Đằng, CEO của Tencent, bị phạt 500,000 nhân dân tệ (77,000 USD) vì khoản đầu tư vào ứng dụng giáo dục trực tuyến Yuanfudao trong năm 2018. Baidu cũng đã từng bị phạt khi cố mua lại nhà sản xuất thiết bị điện tử Ainemo vào năm 2014.
Tencent, Baidu cùng với Alibaba đã chịu chung số phận đối diện các án phạt từ Cục Quản lý Thị Trường Trung Quốc trước những nỗ lực của Bắc Kinh trong việc kiểm soát ngành công nghiệp tỷ đôla này. Vào năm 2020, cơ quan này đã ban hành án phạt với Alibaba vì những lý do tương tự.
"Thông điệp được đưa ra rất rõ ràng rằng việc có sự chấp thuận của chính quyền trong những thương vụ mua lại và sáp nhập giữa các công ty là một điều bắt buộc", Ye Han, cộng tác viên công ty luật Merits & Tree có trụ sở tại Bắc Kinh, chuyên về chống độc quyền và mua bán, sáp nhập (M&A), cho biết.
"Mặc dù chúng tôi chưa từng ghi nhận trường hợp các công ty bị tan rã hoặc sáp nhập không suôn sẻ, nhưng những vụ việc này có thể xảy ra ở hậu trường", Ye Han bổ sung.
Những gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc đang vấp phải những động thái cứng rắn của Chính phủ Trung Quốc trong việc phòng chống độc quyền.
Didi Mobility, một đơn vị thuộc gã khổng lồ Didi Chuxing và công ty SoftBank đã bị phạt 500,000 nhân dân tệ, vốn là mức phạt cao nhất, vì đã bí mật thiết lập một liên doanh khi chưa có sự cho phép của chính phủ Trung Quốc. ByteDance và đối tác của họ là công ty Shanghai Dongfang Newspaper cũng bị phạt số tiền tương tự trong một vụ hợp tác nhằm tạo ra liên doanh về video bản quyền vào năm 2019.
Những công ty công nghệ như Tencent trước đây đã thực hiện các thương vụ mua bán và sáp nhập quy mô lớn thông qua cái gọi là mô hình sở hữu đặc biệt (VIE), hoạt động dựa trên các cơ sở pháp lý không rõ ràng. Những đạo luật chống độc quyền mới, kèm theo các khoản tiền phạt do cơ quan quản lý đưa ra, là một tín hiệu cho thấy mô hình VIE đã rơi vào tầm ngắm của chính quyền.
Khả năng bành trướng hệ sinh thái nội địa của Tencent thông qua M&A có thể bị suy yếu đáng kể do sự giám sát ngày một gắt gao của chính phủ. Có thể số tiền phạt 500,000 nhân dân tệ không quá đáng kể đối với Tencent, nhưng đây là lời cảnh báo rằng chính quyền Bắc Kinh sẽ xử lý triệt để các vấn liên quan đến phòng chống độc quyền, theo chia sẻ từ 2 nhà phân tích Vey-Sern Ling và Tiffany Tam.
Alibaba thờ ơ nhìn TikTok và Tencent gây chiến? Trong khi TikTok và Tencent liên tục có những động thái nhằm dẫn phát cuộc chiến pháp lý chống độc quyền, Alibaba lại bất ngờ công bố báo cáo tài chính mới. Sau những thăng trầm của năm 2020 và hàng loạt biến động do Ant Group mang lại, Alibaba sẽ đi về đâu khi những tín hiệu đầu tiên trong cuộc chiến...